Bệnh đầu đen (Histomonosis)

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 40)

- Nguyên nhân', bệnh do đơn bào Histomonas meleagridis (H. meleagridis)

gây ra ở gà.

- Động vật cảm thụ: Trong tự nhiên bệnh đã phát ra hầu hết các loại gia cầm và hoang cầm như: gà Tây, gà ta, chim trĩ, chim công, chim câu,

chim sẻ,

chim cút, gà lôi, đà điểu, vịt, ngan... Trong đó, theo Lotfi và cs. (2012) [33]

cho biết: gà Tây và gà là loại gia cầm mẫn cảm nhất, tỷ lệ mắc, ốm, chết cao

nhất so với các loại gia cầm và hoang cầm khác.

- Đường lây nhiễm: Có hai con đường cơ bản là đường miệng và lỗ huyệt để Histomonas meleagridis thâm nhập vào cơ thể. Trong tự nhiên gà bị nhiễm

Histomonas meleagridis chủ yếu qua đường tiêu hóa.

- Cơ chế sinh bệnh: Các H. meleagridis khi vào trong cơ thể sẽ nhanh chóng bám vào niêm mạc dạ dày, ruột và di hành đến các tế bào biểu mô

ở đoạn

hồi tràng đặc biệt là manh tràng. Tại đây, chúng chui vào ký sinh trong

các tế

bào đích và sinh trưởng, phát triển rất nhanh theo nguyên tắc trực phân

và chỉ

trong thời gian rất ngắn chúng đã tăng lên với số lượng khổng lồ dẫn

đến các

meleagridis thế hệ mới gọi là thể phân lập 1. Các thể phân lập 1 nhanh chóng thâm nhập vào

các tế bào biểu mô mới và tiếp tục sinh trưởng, phát triển để tạo ra các

thể phân

lập thế hệ 2, 3. về bản chất quá trình này của bệnh do H. meleagridis

gây ra

hoàn toàn có cơ chế sinh bệnh và tác hại của bệnh giống hệt như bệnh

cầu trùng

(Lê Văn Năm, 2011) [18]. - Triệu chứng của bệnh

Gà đột nhiên ủ rũ và rúc đầu vào dưới cánh, đứng dạng rộng chân, sã cánh,

xù lông, bỏ ăn, sốt cao, đứng tụ chỗ có nắng ấm, tiêu chảy phân vàng, phân sáp

đen, phân dạng giống gạch cua, phân nước có thỏi phân sống ở giữa, phân lẫnmáu. Da mép, da vùng đầu, mào, tích nhanh chóng có màu xám xanh rồi chuyển

sang xanh đen hoặc thâm đen, nhìn thấy rõ nhất là ở gà Tây, từ đây bệnh có tên

là bệnh đầu đen (Black Head) trích Lê Văn Năm (2010) [17].

Trường hợp cấp tính: gà sốt cao chết nhanh chóng trong vòng 1 - 2 ngày, chưa có triệu chứng điển hình.

- Bệnh tích của bệnh

Bệnh tích bệnh do Histomonas tập trung chủ yếu ở cơ quan nội tạng. Manh tràng bị viêm sưng to, thành manh tràng tăng sinh dày lên gấp nếp. Sau đó trong dịch tiết có hồng cầu, bạch cầu, ký sinh trùng và chất dịch từ thức

ăn tích lại tạo thành khối màu trắng rắn chắc như kén. Đôi khi còn thấy manh tràng bị viêm loét, thủng, rò rỉ chất chứa gây viêm phúc mạc.

Tổn thương gan, gan sưng to cực đại, gấp 2 - 3 lần bình thường, mềm và nhìn thấy rất nhiều ổ viêm xuất huyết, hoại tử trên bề mặt gan. Lúc đầu trên bề mặt gan có các đốm đỏ thẫm làm cho gan lỗ chỗ như đá hoa cương, sau đó biến

thành ổ hoại tử màu trắng hoặc màu trắng xám đỏ hình hoa cúc lõm ở giữa. Chúng có hình tròn, rìa mép ổ viêm có hình răng cưa. Với kích thước rất khác nhau, khi cắt đôi ổ loét ta thấy chúng có hình nón chứa đầy chất chứa đặc quánh.

Chất chứa xung quanh ổ loét khi xét nghiệm sẽ thấy gồm các tế bào bạch cầu, đại thực bào, đơn bào và ký sinh trùng Histomonas còn sống.

* Chẩn đoán bệnh

- Với gà còn sống

Ở các cơ sở chăn nuôi, việc chẩn đoán đối với gà còn sống dựa vào các triệu chứng của bệnh (xù lông, đứng nhắm mắt, ăn ít, lười vận động, thường đứng giấu đầu dưới cánh, da vùng đầu sạm hoặc bạc màu, đi ỉa phân màu vàng,

phân dạng gạch cua...). Theo Trương Thị Tính (2016) [23] triệu chứng điển hình nhất là gà đi ỉa phân màu vàng hoặc có máu trong phân, mỏ dài, mắt hõm sâu, da vùng đầu xanh xám, tím tái.

- Với gà đã chết

Việc chẩn đoán được tiến hành qua phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh

tích kết hợp với việc lấy các cơ quan nội tạng như gan, manh tràng để tìm đơn bào H. meleagridis ký sinh.

Tiến hành mổ khám gà chết do Histomonosis,, quan sát thấy ở gan và manh

tràng bị tổn thương nặng, bệnh tích điển hình của bệnh là: gan to gấp 2 - 3 lần, bề mặt gan có những ổ hoại tử lỗ chỗ như đá hoa cương hoặc ổ hoại tử hình hoa cúc màu trắng hoặc vàng nhạt lõm và có kích thước khác nhau (Trương Thị

Tính và cs, 2015) [22], manh tràng sưng to có kén trắng hoặc vàng ngà.

* Biện pháp phòng, trị bệnh

- Phòng bệnh:

Để phòng bệnh Histomonosis, trước hết không được nuôi chung gà Tây với gà ta. Không nuôi nhiều lứa gà trong cùng một cơ sở chăn nuôi (Lê Văn Năm, 2011) [18]. Thường xuyên quét dọn, vệ sinh khu vực chăn nuôi. Chia khu

vực chăn nuôi thành nhiều ô, thực hiện nuôi luân phiên gà trên các ô, tiến hành làm sạch, khử trùng tiêu độc ô chuồng vừa nuôi, để trống chuồng một thời gian

dài giúp phòng bệnh Histomonosis có hiệu quả. Thức ăn và nước uống phải được vệ sinh sạch sẽ, thiết kế vị trí để sao cho không lây nhiễm phân vào thức ăn, nước uống của gà.

H. meleagridis có thể tồn tại 2 - 3 năm trong trứng của giun kim, gà ăn phải trứng giun kim có chứa H. meleagridis sẽ bị bệnh, do đó cần thực hiện các

biện pháp tiêu diệt mầm bệnh tồn tại ngoài môi trường.

Định kì phun thuốc khử trùng chuồng trại, cuốc xới vườn rồi rắc vôi bột để diệt trứng giun kim.

Định kỳ tẩy giun cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy. Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa, vườn ẩm.

Bệnh đầu đen được điều trị bằng một số thuốc sau:

+ Sunfamono methoxine 80% kết hợp với trimethoprime 20%: liều 1g/25kgTT/ngày, trộn cám 5 ngày liên tục.

+ Bổ gan thận cấp: liều 2g/lít nước cho uống 5 ngày liên tục. + Hạ sốt: 1g/lít nước cho uống 5 ngày liên tục.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w