Đánh giá các phương thức cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT Lương Tài

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 77 - 98)

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.1.2Đánh giá các phương thức cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT Lương Tài

Lương Tài

2.1.2.1 Đánh giá của cá nhân đối với các phương thức cho vay cá nhân tại NHNo&PTNT Lương Tài

a) Mức vốn vay mong muốn và thực tế

Cá nhân khi vay vốn đã tính toán số tiền hợp lý với kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Nếu mức vốn đó không được NHNo&PTNT đáp ứng đủ họ sẽ phải đứng trước sự lựa chọn, hoặc là thu hẹp sản xuất kinh doanh, hoặc tìm kiếm một nguồn vốn khác. Thực tế NHNo&PTNT đã đáp ứng nhu

cầu vay của các cá nhân là không như nhau ở các nhóm cá nhân.

Bảng số liệu dưới đây thể hiện giá trị khoản vay và thời hạn vay vốn mong muốn và thưc tế của cá nhân, cụ thể:

Giá trị khoản vay: Giá trị khoản vay theo mong muốn của các cá nhân bao giờ cũng lớn hơn thực tế, với cá nhân sản xuất nông nghiệp, giá trị vay mong muốn là 42,480 triệu đồng, trong khi thực tế chỉ có 35,4 triệu đồng, giá trị chênh lệch là 7,080 triệu đồng; đối với cá nhân tiểu thủ công nghiệp, giá trị vay mong muốn là 77,438 triệu đồng và thực tế là 61,950 triệu đồng, chênh lệch 15,488 triệu đồng; đối với cá nhân thương mại dịch vụ, giá trị vay mong muốn là 107,528 triệu và thực tế là 79,650 triệu, chênh lệch là 27,878 triệu đồng.

Bảng 4.8. Giá trị khoản vay và thời hạn vay vốn mong muốn và thực tế của cá nhân

Diễn giải ĐVT Mong

muốn Thực tế

Chênh lệch Giá trị khoản vay

1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp 1000 đồng 42,480 35,400 7,080 2. Cá nhân Tiểu thủ công nghiệp 1000 đồng 77,438 61,950 15,488 3. Cá nhân thương mại dịch vụ 1000 đồng 107,528 79,650 27,878

Thời hạn vay vốn

1. Cá nhân sản xuất nông nghiệp tháng 12 9 3

2. Cá nhân Tiểu thủ công nghiệp tháng 36 32 4

3. Cá nhân thương mại dịch vụ tháng 24 18 6

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Thời hạn vay vốn: Thời hạn vay vốn mà cá nhân sản xuất mong muốn là 12 tháng, tuy nhiên thực tế thì thời hạn này là 10 tháng; thời hạn vay vốn mà cá nhân tiểu thủ công nghiệp mong muốn là 36 tháng nhưng thực tế chỉ có 30 tháng và thời hạn mà cá nhân thương mại dịch vụ mong muốn là 24 tháng, nhưng thực tế chỉ có 20 tháng. Như vậy, thời hạn vay vốn của các cá nhân mong muốn luôn cao hơn so với thời hạn thực tế, chênh lệch cao nhất là 6

tháng với cá nhân tiểu thủ công nghiệp và thấp nhất là 2 tháng với cá nhân sản xuất nông nghiệp.

b) Thời hạn vay vốn mong muốn và thực tế

Trong doanh nghiệp thời hạn sử dụng vốn vay dài hay ngắn phụ thuộc chặt chẽ vào chu kỳ sản xuất của sản phẩm, vào dòng thu nhập của doanh nghiệp, với cá nhân nông dân cũng vậy, nếu là sản xuất nông nghiệp, sản phẩm còn phụ thuộc rất lớn vào môi trường tự nhiên và những yếu tố bất định khác.

Cá nhân có thể có nhiều nguồn thu nhập khác nhau, họ có thể sử dụng nó cho mục đích trả nợ NHNo&PTNT. Họ tính toán thời gian có thu nhập và quyết định thời hạn vay vốn NHNo&PTNT. Cũng giống như mức vốn vay, cán bộ ngân hàng thường hỏi han kỹ lưỡng mục đích sử dụng vốn vay và đưa ra thời hạn cho cá nhân nông dân vay. Thời hạn này thường thấp hơn thời hạn trù định và mong muốn vay của cá nhân.

Bản thân người vay và cán bộ tín dụng thường ngại phải hoàn thành những thủ tục rườm rà khi đứng trước nhu cầu vay vốn dài hạn của cá nhân nông dân. Thủ tục vay ngắn hạn có phần đơn giản hơn.

Tóm lại NHNo&PTNT Lương Tài thường không đáp ứng đủ nhu cầu về thời hạn vay vốn của cá nhân nông dân, sự thoả mãn nhu cầu thời hạn vay đối với cá nhân nông dân ở các xã khác nhau có sự khác nhau.

c) Phí suất tín dụng

Phí suất tín dụng phản ánh thực chất chi phí mà cá nhân nông dân phải chi trả để được sử dụng vốn từ ngân hàng. Bảng 4.9 tổng hợp chi phí mà cá nhân phải chi khi vay vốn NHNo&PTNT Lương Tài. Chi phí cho món vay nhỏ không có tài sản thế chấp chủ yếu là chi phí đi lại làm thủ tục và chi khác. Chi khác được sử dụng để chỉ chi phí quan hệ với cán bộ NHNo&PTNT trước khi vay vốn cũng như trong quá trình sử dụng vốn.

Bảng 4.9. Chi phí vay vốn từ NHNo&PTNT Lương Tài

Đvt: đồng

Stt Nội dung chi Vay không có tài

sản bảo đảm

Vay có tài sản bảo đảm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Lệ phí mua sổ (vay lần đầu) 5,000

2 Lệ phí giải ngân 5,000 5,000

3 Dấu xác nhận UBND 10,000 10,000

4 Chi phí, công đi lại, làm thủ

tục và nhận vốn 45,000 65,000

5 Chi Khác 120,000

6 Chi phí công chứng giấy tờ

bảo đảm 350,000

Tổng chi 65,000 550,000

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Theo bảng 4.9 ta thấy, tổng chi phí vay vốn từ Chi phí vay vốn từ NHNo&PTNT Lương Tài đối với vay không có tài sản bảo đảm là 71.000 đồng và vay có tài sản bảo đảm là 675.000 đồng. Đối với chi phí món vay không có tài sản bảo đảm thì nội dung cho bao gồm: lệ phí mua sổ 3.000 đồng, lệ phí giải ngân 3.000 đồng, dấu xác nhận UBND 10.000 đồng và chi phí đi lại là 55.000 đồng còn chi món vay có tài sản bảo đảm thì ngoài chi cho dấu xác nhận UBND, chi công đi lại còn có chi cho công chứng 60.000 đồng và chi khác 550.000 đồng.

Bảng 4.10. Phí suất tín dụng của một số món vay từ NHNo&PTNT Lương Tài của cá nhân

Mức vốn vay (đ) Thời hạn vay (tháng) Chi phí (đ) Lãi Suất (%) Tiền Lãi (đ) Phí suất tín dụng (%) 400,000 6 65,000 0.71 1,278,000 0.75 2,000,000 12 65,000 0.71 4,260,000 0.72 5,000,000 18 450,000 0.83 14,940,000 0.86 30,000,000 24 550,000 0.83 29,880,000 0.85 50,000,000 60 650,000 0.83 149,400,000 0.83

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Từ bảng trên cho thấy, món vay càng nhỏ, thời gian vay càng ngắn thì phí suất tín dụng càng cao. Món vay 400 ngàn đồng trong thời hạn 6 tháng với những chi phí trong bảng 4.17, phí suất tín dụng lên tới 4,81%/tháng, một mức rất cao, đó cũng là lí do giải thích cho thực tế nếu món vay nhỏ thời hạn ngắn cá nhân nông dân thường huy động vốn vay từ nguồn không chính thức hơn là vay từ NHNo&PTNT. Những món vay lớn, thời hạn dài phí suất tín dụng tăng so với lãi suất là không đáng kể.

Bảng 4.11. Đánh giá của cá nhân về các phương thức cho vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Lương Tài

Diễn giải (n=90) Từng lần HMTD DAĐT Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng kiến) Tỷ lệ (%) Số lượng (ý kiến) Tỷ lệ (%) 1. Giá trị khoản vay

Bằng nhu cầu 18 20.00 35 38.89 33 36.67

Thấp hơn nhu cầu 64 71.11 42 46.67 57 63.33

Thấp hơn nhu cầu rất

nhiều 8 8.89 13 14.44 0 0.00 2. Thời hạn vay vốn Phù hợp 71 78.89 10 11.11 23 25.56 Ngắn 12 13.33 31 34.44 51 56.67 Rất ngắn 7 7.78 49 54.44 16 17.78 3. Lãi suất Rất cao 29 32.22 47 52.22 12 13.33 Cao 22 24.44 30 33.33 41 45.56 Phù hợp 39 43.33 13 14.44 37 41.11 4. Thủ tục Rất phức tạp 22 24.44 26 28.89 71 78.89 Phù hợp 34 37.78 46 51.11 19 21.11 Đơn giản 34 37.78 18 20.00 0 0.00 5. Chi phí "không chính thống" Có 8 8.89 16 17.78 37 41.11 Không 82 91.11 74 82.22 53 58.89

(Nguồn: Số liệu điều tra, 2017)

Qua bảng 4.11 cho thấy đánh giá của cá nhân về các phương thức cho vay vốn tại Ngân hàng NN&PTNT Lương Tài thể hiện như sau:

Đối với giá trị khoản vay: Với phương thức cho vay từng lần thì tỷ lệ khoản vay thấp hơn nhu cầu là cao nhất (71,11%) và thấp nhất là thấp hơn nhu cầu rất nhiều, chiếm tỷ lệ 8,89%; tương tự đối với phương thức cho vay theo tín

dụng, tỷ lệ cao nhất là 46,67% với giá trị khoản vay thấp hơn nhu cầu và 14,44% với giá trị khoản vay thấp hơn nhu cầu rất nhiều; đối với phương thức cho vay theo dự án đầu tư thì tỷ lệ thấp hơn nhu cầu vẫn cao nhất (chiếm 63,33%) và không có cá nhân nào có giá trị khoản vay là thấp hơn nhu cầu rất nhiều.

Đối với thời hạn vay vốn: Với phương thức cho vay từng lần được đánh giá là phù hợp chiếm tỷ lệ cao nhất (78,89%), rất ngắn là thấp nhất (7,78%); ngược lại đối với phương thức HMTD, tỷ lệ đánh giá rất ngắn chiếm cao nhất (54,44%) và thấp nhất là đánh giá phù hợp chỉ chiếm tỷ lệ là 11,11%; Với phương thức cho vay theo dự án đầu tư, tỷ lệ đánh giá thời hạn vay vốn ngắn lớn nhất (56,67%), đánh giá ở mức rất ngắn chiếm thấp nhất (17,78%).

Lãi suất: Với phương thức cho vay từng lần, tỷ lệ lãi suất phù hợp được đánh giá cao nhất (43,33%) và mức lãi suất cao được đánh giá thấp nhất là 24,44%; với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì lãi suất rất cao được đánh giá ở mức cao nhất (52,22%) và thấp nhất là đánh giá lãi suất phù hợp với tỷ lệ chỉ chiếm 14,44%; với phương thức cho vay theo dự án đầu tư, lãi suất cao được đánh giá cao nhất vơi tỷ lệ là 45,56% và thấp nhất là 13,33% ở mức lãi suất rất cao.

Thủ tục: Đối với phương thức cho vay từng lần, tỷ lệ đánh giá thủ tục phù hợp và đơn giản là bằng nhau (37,78%); với phương thức cho vay theo hạn mức tín dụng thì thủ tục phù hợp được đánh giá cao nhất, chiếm tỷ lệ 51,11% và thấp nhất là 20% đánh giá thủ tục đơn giản; với phương thức vay theo dự án đầu tư, tỷ lệ được đánh giá là thủ tục rất phức tạp là cao nhất (chiếm 78,89%), không có cá nhân nào đánh giá là thủ tục đơn giản đối vơi phương thức này.

Chi phí không chính thống: Đối với phương thức cho vay từng lần thì tỷ lệ đánh giá không có chi phí này chiếm 91,11%, tỷ lệ đánh giá “có” chỉ

chiếm 8,89%; tương tự với phương thức cho vay theo HMTD, tỷ lệ đánh giá “không” chiếm 82,82%, tỷ lệ đánh giá “có” là 17,78%; phương thức cho vay theo dự án đầu tư thì tỷ lệ đánh giá “không” (58,89%) cũng chiếm cao hơn tỷ lệ đánh giá “có”, tuy nhiên con số này lại thấp hơn nhiều so với tỷ lệ đánh giá “không” ở phương thức cho vay từng lần và HMTD. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.2.1 Đánh giá của cán bộ ngân hàng NHNo&PTNT Lương Tài đối với việc áp dụng các phương thức cho vay cá nhân

a) Xác định dòng tiền của cá nhân

* Nhóm cá nhân sản xuất nông nghiệp

Nhóm cá nhân sản xuất nông nghiệp được hiểu ở đây là các cá nhân nông dân thuần túy chỉ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp là trồng trọt, chăn nuôi và thủy sản. Vốn vay của nhóm cá nhân này chủ yếu được dùng để đầu tư cho vật tư, con giống phục vụ trồng trọt, chăn nuôi.

Đối với sản phẩm trồng trọt, ngô và lúa là 2 cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp ở Lương Tài. Với bình quân 6 sào đất canh tác, các cá nhân ở đây thường cấy lúa theo 2 vụ, chiêm và mùa. Lúa chiêm bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6, vụ mùa từ tháng 7 đến tháng 10. Vụ đông từ tháng 9 đến tháng 12, các cá nhân nông dân trồng cây màu, chủ yếu là cây ngô là chính. Bên cạnh đó, cũng có nhiều cá nhân đã trồng cây ngô cả các vụ trái mùa để có hiệu quả kinh tế cao hơn. Do tính đặc thù của mùa vụ nên nhu cầu về vốn để mua vật tư, phân, đạm, lân, thóc giống và đầu vụ thường cao hơn các tháng trong năm.

Xuất phát từ vốn đầu tư thấp, các cá nhân ở Lương Tài mặc dù chỉ tập trung vào hoạt động nông nghiệp nhưng năng suất các loại cây trồng và vật nuôi không cao hơn so với mức bình quân trên toàn địa bàn huyện. Việc tận

dụng tối đa lao động gia đình đã giúp các cá nhân nông dân tiết kiệm được các chi phí thuê ngoài trong trồng trọt như cấy, gặt, vận chuyển, điều đó góp phần làm giảm chi phí đầu tư trên một diện tích canh tác.

Với mức thu nhập này thì chi phí sinh hoạt cho một gia đình 4-5 nhân khẩu là khá thấp và không có tích lũy.

Qua nghiên cứu cho thấy do tính chất đặc trưng của mùa vụ nên mức đáp ứng nhu cầu chi tiền của cá nhân trong từng vụ có khác nhau. Trong một năm, cá nhân cấy 2 vụ lúa và trồng 2 vụ ngô. Lúa vụ xuân bắt đầu từ tháng 2 đến tháng 6, vụ mùa từ tháng 7 đến tháng 10. Ngô vụ đông bắt đầu từ tháng 10 năm trước đến tháng 1 năm sau, ngô vụ xuân từ tháng 2 đến tháng 6.

Do đặc điểm như vậy nên nhu cầu về vốn để mua vật tư phân, đạm, lân, kali, thóc giống, ngô giống vào thời điểm đầu vụ thường cao hơn các tháng khác trong năm.

Bảng 4.12 cho thấy dòng tiền mặt của cá nhân dao động khá mạnh giữa các tháng theo lịch sản xuất của cá nhân.

Có thể thấy phần lớn thu nhập của cá nhân rơi vào tháng 1, tháng 4, tháng 6, tháng 7, tháng 8, tháng 11 và tháng 12 là các tháng mà cá nhân đem bán sản phẩm từ lúa và chăn nuôi. Trong khi đó lượng tiền thiếu hụt là vào thời điểm có chi phí cao là tháng 2, tháng 3 và tháng 5 trong vụ chiêm, thời điểm này cá nhân cần tiền mua thóc giống , phân bón thuốc trừ sâu cho sự tăng trưởng phát triển của cây lúa là rất lớn. Chi phí cho vụ mùa thường tập trung vào tháng 8, tháng 9. Nhất là vào các tháng 2, tháng 3 mức chi tiêu cho cá nhân thường tăng lên đáng kể do cận vào dịp Tết nguyên đán hoặc vào tháng 8, tháng 9 vào dịp khai giảng năm học mới của học sinh nên khả năng phải vay vốn ngân hàng là rất cao nếu như cá nhân không có các khoản thu

nhập ngoài. Đây cũng chính là thời điểm mà sự hỗ trợ của ngân hàng là cần thiết nhất đối với nhóm cá nhân này.

Bên cạnh hoạt động trồng trọt các cá nhân ở đây cũng chăn nuôi thêm. Tuy nhiên, hoạt động chăn nuôi của nhóm cá nhân thuần nông này nhỏ lẻ, manh mún, chủ yếu là chăn nuôi gà. Qua điều tra thực tế chúng tôi thấy rằng một năm trung bình một cá nhân nuôi 3 lứa gà, mối lứa từ 20 đến 50 con gà. Quy mô chăn nuôi của cá nhân nhỏ lẻ như vậy là do cá nhân nuôi để tận dụng thức ăn là rau bèo, cơm thừa; cá nhân nuôi chủ yếu phục vụ nhu cầu gia đình.

Bảng 4.12. Thu – Chi bình quân/ tháng của nhóm cá nhân sản xuất nông nghiệp Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Làm đất - 1,224 - - - 504 - - - 432 - - Giống - 144 - - 468 - - - - 144 - 468 Phân bón, thuốc sâu - 816 816 504 - - 432 936 - 384 384 - Thủy lợi phí - - - 288 288 2,880 - 288 288 2,880 - - Thuê vận chuyển - - - 324 - - - 324 - - Thu hoạch, bán 6,214 - - - - 10,15 2 6,214 - - - 10,15 2 - Giống 629 - - - 696 - - - 814 - - - Thức ăn và thú y 780 960 1,080 1,140 780 960 1,080 1,140 780 960 1,080 1,140 Bán - - - 6,823 - - - 6,823 - - - 6,826 Dòng tiền vào 6,214 - - 6,823 - 10,15 2 6,214 6,823 - - 10,15 2 6,826 Dòng tiền ra 1,409 3,144 1,896 1,932 2,232 2,076 1,51 2 2,364 1,882 2,532 1,464 1,608 Dòng tiền thuần 4,805 (3,144) (1,896) 4,891 (2,232) 8,076 4,702 4,459 (1,882) (2,532) 8,688 5,21 8

Theo bảng 4.12, cá nhân sản xuất nông nghiệp đều phải chi tiền thức ăn và thú y của tất cả các tháng trong năm, chi nhiều nhất là ở tháng 4, tháng 8 và tháng 12, ngoài ra, các cá nhân còn phải chi tiền để làm đất, mua giống, phân bón, thuốc trừ sâu, thức ăn và thú y, thuê vận chuyển, trồng thủy lợi phí, tuy nhiên tất cả các tháng trong năm đều không phải chi tiền thuê cấy, thuê

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 77 - 98)