0
Tải bản đầy đủ (.doc) (115 trang)

Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức cho vay cá nhân

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 98 -98 )

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phương thức cho vay cá nhân

2.2.1. Năng lực của cán bộ ngân hàng

Tổng số nhân sự toàn chi nhánh NHNo&PTNT huyện Lương Tài là 31 người. Trong đó:

- Số cán bộ theo từng nghiệp vụ

+ Phòng Kế hoạch KD : 9 người + Kế toán - Ngân quỹ : 8 người + Phòng giao dịch Kênh Vàng : 7 người + Phòng tổ chức nhân sự : 2 người + Phòng Kiểm soát nội bộ : 2 người

- Số cán bộ theo trình độ chuyên môn

+ Cử nhân : 28 người

+ Cao đẳng : 1 người

+ Trung cấp : 2 người

Lực lượng cán bộ làm công tác tín dụng hiện tại còn thấp (chiếm 30- 35%) và không đồng đều về nghiệp vụ, dẫn đến quá tải đối với cán bộ tín dụng (bình quân một cán bộ tín dụng phụ trách hơn 200 cá nhân), thời gian xử lý thủ tục giấy tờ cho khách hàng là chủ yếu, có ít thời gian để chăm sóc khách hàng. Chất lượng thẩm định chưa cao, nhiều dự án mang tính hình thức chưa khẳng định được hiệu quả thực sự của dự án đầu tư. Cá biệt chỉ nhìn vào cơ ngơi, thực tế tài sản thế chấp để cho vay. Do đó khi khách hàng không trả được nợ khả năng xử lý tài sản thế chấp rất khó. Còn nhiều cá nhân có nhu cầu vay vốn nhưng chưa được điều tra, thẩm định kịp thời để cho vay.

Ngoài ra, cán bộ tín dụng còn chịu áp lực doanh số, vừa phải chịu áp lực đôn đốc thu nợ đến hạn, quá hạn... điều kiện làm việc rất khó khăn, nắng mưa đều ở trên đường đi cơ sở.

Bên cạnh đó, trình độ nghiệp vụ của nhân viên tác nghiệp còn hạn chế, làm việc chủ yếu theo cảm tính, chưa hết trách nhiệm, thể hiện ở việc thẩm định dự án sơ sài, chiếu lệ… Không quan tâm đến việc áp dụng phương thức cho vay phù hợp, nhất là những món vay nhỏ của cá nhân sản xuất, những món vay dưới 100 triệu thường áp dụng phương thức cho vay từng lần.

2.2.2. Đặc điểm của cá nhân

Cá nhân thường hạch toán, kế toán sản xuất kinh doanh thực hiện sơ sài, không kế hoạch hoá đầy đủ chính xác được các luồng tiền vào ra phục vụ cho phương án sản xuất.

Trình độ phổ cập kiến thức kinh tế còn thấp và khách hàng cũng không có quyền chọn lựa ngân hàng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, nơi chỉ có rất ít ngân hàng thương mại hoạt động. Vì lý do thiếu vốn, khách hàng thường chấp nhận những phương thức vay vốn do ngân hàng đề xuất.

Kiến thức về kinh tế thị trường còn hạn chế, các kiến thức về khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm trong chăn nuôi sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế, dẫn đến một số cá nhân sử dụng vốn vay không có hiệu quả. Khi thua lỗ mất vốn không còn nguồn trả nợ. Một số cá nhân còn có hành vi lừa đảo Ngân hàng bằng mọi cách vay được tiền Ngân hàng sau đó bỏ trốn hoặc cố tình đe doạ hành hung khi Ngân hàng tham gia xử lý tài sản thế chấp thu hồi vốn.

Chất lượng các dự án vay vốn còn kém mang tính hình thức, nhiều khách hàng vay vốn không tự xây dựng được dự án và phương án sản xuất kinh doanh mà phải nhờ vào sự trợ giúp của cán bộ tín dụng. Có khi phương án sản xuất kinh doanh không đúng với tình hình thực tế sản xuất kinh doanh của khách hàng mà chỉ "vẽ" lên mà thôi. Hơn nữa các thông tin báo cáo của cá nhân chỉ là hình thức, số liệu phản ánh không đúng sự thật, ngoài vòng kiểm soát của cơ chế hiện hành.

2.2.3. Công tác tuyên truyền về các phương thức cho vay

- Cán bộ ngân hàng trực tiếp tuyên truyền các phương thức cho vay đến với khách hàng thông qua việc thẩm định khách hàng. Theo quy định 2 ngày/tuần đi xuống cơ sở để tiếp cận khách hàng, tuyên truyền tiếp thị sản phẩm dịch vụ, đòi nợ, đôn đốc trả nợ...

- Tổ chức các cá nhân nghị khách hàng để tuyên truyền về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng. Tổ chức 1 lần/năm vào quý 1 của năm sau, tập hợp khách hàng tiềm năng.

- Phát tờ rơi tại các điểm văn hóa xã. Thường sử dụng khi có sản phẩm - dịch vụ tín dụng mới, thông qua đó để tuyên tryền, thu hút khách hàng.

- Tuyên truyền qua việc quảng bá trên các bản tin của đài phát thanh huyện và đài truyền thanh của các xã, thị trấn. Hoạt động này được tổ chức 1 lần/năm.

2.3. Định hướng- mục tiêu- giải pháp về sử dụng các phương thức chovay phù hợp với cá nhânvay phù hợp với cá nhân vay phù hợp với cá nhân

2.3.1 Định hướng của NHNo&PTNT huyện Lương Tài

- Duy trì và thực hiện định hướng kinh doanh mà ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Lương Tài đã lựa chọn: phải luôn đảm bảo tăng trưởng, phát triển bền vững như kế hoạch đã đề ra. Cơ cấu tài chính mạnh, linh hoạt đủ khả năng cung cấp vốn cho khách hàng.

- Tích cực tăng cường các hoạt động huy động vốn bằng nhiều hình thức khác nhau, đi đôi với nó là công tác tuyên truyền quảng cáo, quảng bá, khuyến mại,... nhằm huy động tối đa các nguồn vốn dư thừa trong dân cư và các tổ chức kinh tế.

- Chính sách tín dụng hiện nay và thời gian tới sẽ tập trung cho hướng bán lẻ. Hướng này đồng nghĩa với sự mở rộng hơn cơ cá nhân tiếp cận vốn cho các khách hàng nhỏ lẻ, nông dân …

- Thực hiện các hoạt động đào tạo nâng cao trình độ cán bộ công nhân viên cho toàn ngân hàng cả về nghiệp vụ, chuyên môn và tác phong tạo ra ưu thế cạnh tranh bằng “chất lượng nguồn nhân lực ”.

2.3.2 Mục tiêu cho vay cá nhân của NHNo&PTNT huyện Lương Tài đến 2020 - 2022

- Nguồn vốn tăng trưởng hàng năm tăng khoảng 18%/năm, trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư chiếm trên 50%/tổng nguồn vốn;

- Tổng dư nợ đầu tư tăng trưởng ước bình quân hàng năm tăng khoảng 17%, riêng dư nợ phục vụ nông nghiệp, nông thôn, nông dân chiếm 75%/ tổng dư nợ;

- Tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 40 - 45%/tổng dư nợ; - Dự kiến doanh số cho vay cá nhân tăng 6 % hàng năm

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO VAY CÁ NHÂN CỦA NHNO & PTNT HUYỆN LƯƠNG TÀI

3.1 Tư vấn cho cá nhân lựa chọn các phương thức vay hợp lý gắn với điều kiện sản xuất kinh doanh của cá nhân.

Các giải pháp trên chỉ đạt được kết quả tốt khi tạo ra điều kiện thích hợp với đặc thù của mỗi cá nhân. Tư vấn là công cụ để doanh nghiệp và cá nhân nhận thức đầy đủ và nhanh nhất các kiến thức cần thiết cho các quy trình vay vốn và hoàn trả tiền vay.

Nội dung tư vấn phải rất thiết thực và hiệu quả. Chi tư vấn các vấn đề liên quan đến kỹ thuật vay vốn, hoàn trả và các cách thức tính toán cụ thể. Có hai loại cần tập trung tư vấn:

a) Tư vấn lựa chọn phương thức vay vốntheo mức kinh tế và trình độ SX

Các yêu cầu vay vốn là công việc tư vấn cũng cần làm rõ. Thông qua chu chuỷên dòng tiền thu chi thực tế, việc tư vấn sẽ chỉ ra các thặng dư và thâm hụt thực tế hàng tháng. Điều đó chỉ rõ các cân bằng của khách hàng và hướng giải quyết. Tín dụng là cách giải quyết hợp lý và thông dụng, nhưng tín dụng vào lúc nào, lượng tín dụng là bao nhiêu, nên tín dụng loại nào thì tốt… là các nội dung tư vấn cần thiết cho khách hàng. Phương thức lựa chọn thích hợp cho các loại vay cần cho khách hàng biết các phương thức hiện có, các lợi ích từ việc tiếp cận và thực thi phương thức đó…

** Đối với cá nhân thuần nông ở mức kinh tế nghèo và trung bình thường ít có khả năng vay vốn cũng như vay vốn thì sử dụng kém hiệu quả. Họ cũng thường được ngân hàng xét duyệt cho vay ít và không cho phép có nhiều lựa chọn phương thức vay vốn.

Vấn đề đặt ra đối với đối tượng này là:

i) Mức vay hợp lý với họ là bao nhiêu để giải quyết được các vấn đề đang đặt ra của cá nhân nghèo?

ii) Nên chọn phương thức cho vay nào thì hợp lý khi người nghèo luôn muốn vay được nhiều hơn, lâu hơn, nhưng gặp rào cản về thế chấp, về trình độ SX nên họ chỉ vay theo phương thức từng lần và chỉ được vay ít với thời gian ngắn?

Một là, Đối tượng này rất cần vay vốn bởi vì vốn vay giúp họ tăng thêm thu nhập hàng năm, nhưng không có nghĩa là vốn luôn thiếu đối với họ mà tuỳ theo đặc điểm sản xuất để tìm ra mức độ thiếu bao nhiêu cho từng tháng.

Hai là, hoàn toàn có thể tư vấn cho người nghèo về việc nên vay vốn theo phương thức nào. Trong trường hợp này, người nghèo nên chọn phương

thức cho vay từng lần với thời hạn 3 tháng của ngân hàng chính sách;

ba là, nếu chấp nhận được lãi suất cao hơn, người nghèo cũng có thể vay vốn ngân hàng thương mại bình thường thì nên chọn phương thức vay hạn mức hoặc vay ngắn hạn từng lần.

** Với cá nhân ở mức kinh tế khá

Theo quan niệm thông thường, khi cho rằng người có kinh tế khá có mức thu nhập cao thường biết sử dụng tốt vốn vay và họ luôn được các ngân hàng cho vay nhiều, tin tưởng vào số tiền vay có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài ra, các ngân hàng cũng thường cho phép họ lựa chọn những món nợ có thời hạn khá dài.

Vậy thực tế các quan niệm trên có phù hợp với thực tế không?

Ông Nguyễn Văn Hưng được nghiên cứu ở trên hiện trong thực tế, cho thấy ông đã vay quá nhiều vốn so với khả năng chăn nuôi và các điều kiện chu chuyển vốn của mình. Chúng tôi cho rằng trong trường hợp này chỉ duy nhất tháng1 cần tiền vay nên đề nghị ông chọn phương thức vay từng lần cho thời hạn 1 tháng. Khi đó số tiền trả lãi sẽ tiết kiệm được gần 4 triệu đồng/năm. Như vậy, việc các cá nhân khá vay vốn thường được các ngân hàng tin cậy và thuận lợi hơn trong quá trình tư vấn số tiền và phương thức vay, nhưng

thực tế chỉ ra rằng số tiền cần vay và phương thức nên sử dụng sẽ tiết kiệm hơn nhiều và như thế cá nhân có điều kiện để sử dụng hiệu quả vốn vay.

Nhìn chung, với sự kết hợp các phương thức cho vay với các mục đích, đối tượng sử dụng vốn vay, chứng tỏ hầu hết các cá nhân vay vốn đều có khả năng tự điều hoà luồng tiền từ các nguồn thu nhập khác.

Ngoài ra cần nhận thức rõ rằng: Nếu có dự án đầu tư thì sự phân bổ dòng tiền tín dụng theo phương thức hạn mức tín dụng vào dự án đầu tư hợp lý hơn theo phương thức cho vay từng lần. Ở phương thức cho vay theo hạn mức sẽ phù hợp, tránh hiện tượng lúc “thừa tiền” lúc thì “thiếu tiền” cho hoạt động sản xuất kinh doanh như ở phương thức cho vay từng lần.

Tuy nhiên nếu cá nhân có trình độ kinh doanh khá thì sẽ tự điều tiết nguồn vốn, vẫn đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường. Nhưng dù sao việc vay theo phương thức không phù hợp sẽ hàm chứa sự bất ổn và cả mầm mống rủi ro trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

b) Tư vấn ghi chép thu chi trong cá nhân vay vốn

Cá nhân vốn là chuyên gia giỏi trong các công việc đồng áng, nhưng thường không chú ý đến cách tính toán thu chi khoa học. Công tác tư vấn cần hướng dẫn các ghi chép, tính toán đơn giản các khoản thu - chi và sự xuất hiện của chúng theo dòng thời gian (hàng tháng hoặc hàng tuần). Thu chi của cá nhân rất dễ dàng được tách thành 2 loại: cho sản xuất và cho đời sống. Các khoản thu và chi cho sản xuất liên quan đến các mua ngoài về đầu vào cho sản xuất, các khoản thuê mướn ngoài, các khoản liên quan đến bán và cho thuê, các khoản đóng góp và nộp phí dịch vụ, đi làm thuê, các dịch vụ mà cá nhân cung cấp… Các khoản thu và chi liên quan đến đời sống như thu ngoài sản xuất (lương, trợ cấp, biếu tặng…), chi cho ăn uống, đi lại, y tế, giáo dục… Cái khó khăn nhất ở đây là “tính chất tương đối” trong trí nhớ của cá nhân. Các tư vấn cần hướng cá nhân tới ghi chép thường xuyên sau này để có những kết quả chính xác hơn.

Các giải pháp trên chỉ đạt được kết quả tốt khi tạo ra điều kiện thích hợp với đặc thù của cá nhân. Tư vấn là công cụ để cá nhân nhận thức đầy đủ và nhanh nhất các kiến thức cần thiết cho các quy trình vay vốn và hoàn trả tiền vay.

Nội dung tư vấn phải rất thiết thực và hiệu quả. Chỉ tư vấn các vấn đề liên quan đến kỹ thuật vay vốn, hoàn trả và các cách thức tính toán cụ thể. Có hai loại cần tập trung tư vấn.

3.2 Mở rộng các phương thức cho vay theo dự án và hạn mức tín dụng đến với cá nhân sản xuất kinh doanh tại NHNo&PTNT huyện Lương Tài

Trong thực tế, việc vay vốn ngân hàng thương mại của các cá nhân chưa hoàn toàn được quan niệm như một cơ cá nhân tăng vốn cũng như việc cho vay của ngân hàng chưa thấy đầy đủ tính chất kinh doanh. Trong điều kiện đã xuất hiện các phương thức cho vay hợp lý, tiến bộ và đã được áp dụng khá phổ biến thì cần xem cá nhân như đối tượng quan trọng để thực hiện các phương thức đó.

Cá nhân trước hết cần mạnh dạn xoá bỏ việc vay vốn như một “đặc ân” của ngân hàng thương mại. Các thủ tục xét duyệt cũng như quan niệm cũ vẫn đang làm cho cá nhân thấy vay ngân hàng có những cản trở và ái ngại mỗi khi tiếp xúc vay vốn. Chính đó là điều cơ bản để cá nhân muốn làm thủ tục một lần và cố được vay thật nhiều vốn (thậm chí chấp nhận với cả những chi phí không cần thiết). Đó là yếu tố gây lãng phí rõ ràng như các phân tích đã chỉ ra ở trên.

Để thực hiện giải pháp này cần có sự cố gắng của các bên trong thực hiện đồng bộ đối với chủ trương mở rộng tín dụng nông nghiệp, nông thôn.

Về phía NHNo&PTNT huyện Lương Tài cần chủ động tư vấn cho cá nhân vay vốn bằng các phương thức tiến bộ như vay HMTD, vay dự an… Các phương thức này vừa bảo đảm khả năng tăng vòng quay của vốn tín dụng đồng thời có thể tạo điều kiện để nhiều người có thể vay vốn. Đây là công cụ

quan trọng trong phát triển doanh số vay nông nghiệp, nông thôn, góp phần mở rộng ảnh hưởng tín dụng của ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cần cải cách mạnh mẽ lề lối của cán bộ tín dụng là xoá bỏ tư tưởng ngại khó, ngại thay đổi các thủ tục và theo dõi thu nợ. Trong tư vấn cần hướng dẫn cho nông dân thấy lợi ích của các phương thức vay thích hợp để tránh những lợi ích cao cho ngân hàng mà thiệt hại cho đối tượng sử dụng vốn. Đây có thể là mâu thuẫn giữa một bên là ngân hàng muốn khách hàng vay nhiều, vay lâu dài (để “bán được nhiều hàng”) với nhu cầu phát triển tín dụng cho nhiều đối tượng được vay.

Trong bối cảnh cá nhân nhập kinh tế quốc tế, NHNo&PTNT huyện Lương Tài cần mạnh dạn và chủ động nắm bắt các xu hướng mới của thế giới để nhanh chóng tạo ra được các dịch vụ thích hợp cho nông dân. Điều đó không chỉ góp phần đẩy mạnh cá nhân nhập mà thực sự đem lại những thay đổi đáng kể về quan niệm lỗi thời, lạc hậu, bảo thủ trong tín dụng hiện nay.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ CÁC PHƯƠNG THỨC CHO VAY CÁ NHÂN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN LƯƠNG TÀI TỈNH BẮC NINH (Trang 98 -98 )

×