Xuất phát từ những thách thức trong chăn nuôi như: Mật độ nuôi, stress từ môi trường nuôi (stress nhiệt), nguyên nhân gây bệnh, chất lượng thức ăn, chuyển đổi khẩu phần ăn, chuyển đổi chuồng nuôi, chương trình vắc-xin, đặc biệt là trên động vật non khiến cho hệ miễn dịch và sức khỏe của vật nuôi không tốt. Đồng thời với việc luật mới quy định các lệnh cấm liên quan đến sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng, kháng sinh trong thức ăn của vật nuôi trong đó có lợn, và các chất bổ sung làm tăng giá trị dinh dưỡng và tính chất cảm quan trong thịt (Haščík và cs., 2006, 2007; Bobko và cs 2009) Hiện nay trên thế giới có nhiều nghiên cứu bổ sung những chất có nguồn gốc từ tự nhiên: Tỏi, gừng, tảo biển, yến mạch… vào trong khẩu phần của vật nuôi nhằm nâng cao hiệu suất chăn nuôi.
Theo nghiên cứu thì chế độ ăn uống bổ sung bột tảo biển thì lợn có năng suất thịt cao hơn so với những lô được bổ sung 0,5 và 3% (P <0,001).
Một nghiên cứu khác về khả năng sản sinh sữa của lợn khi bổ sung kẽm, mangan, đồng vô cơ và các và các phức hợp của chúng với các axit amin trong phức hợp hữu cơ vào trong khẩu phần ăn cho thấy: Cho ăn chế độ ăn tiêu chuẩn khi bổ sung Ka, Fe, P, Ca từ các hợp chất hữu cơ thì tăng chất lượng sữa.
Khi nghiên cứu về ảnh hưởng các mức năng lượng lên chất lượng thịt của lợn (2019) cho biết: Khi tăng 3% năng lượng so với năng lượng tiêu chuẩn giống thì tăng số lượng và chất lượng các acid amin trong thịt.
Vi sinh vật và các enzyme ngoại sinh đã được chứng minh là cải thiện khả năng tăng trưởng ở gia súc và là thành phần quan trọng trong chương trình sản xuất gia súc không có kháng sinh. Khi bổ sung các enzym và các vi khuẩn Bacillus trong khẩu phần thì khi sử dụng phụ gia thức ăn làm tăng khả năng sinh trưởng, tăng khối lượng cơ thể trên ngày và thức ăn tỷ lệ chuyển đổi. Sử dụng kháng sinh giảm đáng kể FCR (theo FloresC.A và cs, 2019).
Theo Dervan D.L.S.Bryan và cs, (2019) cho biết khi bổ sung triết xuất từ cây cải vàng cùng với các enzym lipase, protease, carbohydrase trong khẩu phần thì các khẩu phần có bổ sung triết xuất cải vàng và các enzym đều ảnh hưởng đến khả năng chuyển hóa thức ăn so với lô đối chứng 3,451 ± 112 kcal/kg so với bữa ăn không bổ sung 2,823 ± 112 kcal / kg (P<0,05).
Khi đánh giá ảnh hưởng của các mức axit amin trong khẩu phần lên tỷ lệ nuôi sống và sinh trưởng của lợn. Khi cho chăn với khẩu phẩn có bổ sung các mức axit amin (lysine tiêu hóa: 0,87%, 0,95% và 1.08%) tăng chất lượng và khối lượng.