Nghiên cứu về tảo ở Việt nam từ trước tới nay là rất ít, có thể nói các nghiên cứu chỉ dừng lại ở thống kê trên người và kiểm định kết quả của thế giới.
Ảnh hưởng có ích từ chiết xuất thảo dược hay hoạt chất trong dinh dưỡng động vật có thể có như tăng tính ngon miệng và mức ăn, cải thiện sự phóng thích enzyme tiêu hóa nội sinh, kích hoạt đáp ứng miễn dịch và chống khuẩn, chống virus và chống oxy hóa (FAO, 2008).
Khi xác định mức bổ sung beta-glucan (là hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β- glycoside, được tìm thấy trong thành phần vách tế bào của yến mạch, lúa mì, rong biển, nấm men) thích hợp trong khẩu phần thức ăn (TA) lên năng suất và chất lượng.
Theo Trần Anh Tuyên và cs, (2019) cho thấy việc sử dụng 0,3% chế phẩm probiotics trong khẩu phần ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tăng trọng, hệ số chuyển hóa thức ăn, phòng bệnh của lợn thí nghiệm và năng suất thân thịt.
Hiện nay, sản phẩm Algimun là dòng sản mới của Tập đoàn Olmix được chiết xuất từ tảo biển bổ sung vào thức ăn cho vật nuôi nhằm thay thế kháng sinh và các chất kích thích sinh trưởng, mang lại hiệu suất trong chăn nuôi và vấn đề an toàn thực phẩm. Do đây là sản phẩm mới nên chưa có nhiều kết quả báo cáo ứng dụng sản phẩm này trong chăn nuôi lợn ở nước ta.
Đó là những nghiên cứu bước đầu về chế phẩm sinh học có chứa Tảo trên lợn nái.
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên
cứu * Đối tượng:
- Lợn nái Yorkshire và Landrace chửa 2 tuần trước khi đẻ.
- Lợn con (Yorkshire x Landrace) từ sơ sinh đến cai sữa 21 ngày tuổi. - Vật liệu thí nghiệm: Chế phẩm sinh học ALGIMUN.
* Địa điểm nghiên cứu: Trại lợn Phú Minh 1 của công ty Japfa tại địa
chỉ: Thôn Bu Chằm, Xã Thịnh Minh, Thành Phố Hoà Bình, Hòa Bình.
* Thời gian thí nghiệm: 03/08/2020- 30/12/2020.