Sau khi tiến hành nghiên cứu về ảnh hưởng của chế phẩm ALGIMUN bổ sung vào thức ăn cho lợn mẹ, để có cơ sở kết luận đầy đủ hơn về hiệu quả sử dụng ALGIMUN, chúng tôi đã sơ bộ tính toán hiệu quả của việc sử dụng ALGIMUN. Kết quả này được thể hiện qua bảng 4.8.
Bảng 4.8. Sơ bộ hạch toán chi phí thuốc thú y cho lợn thí nghiệm
STT Diễn giải
1 Số lợn nái thí nghiệm
2 Số lợn con thí nghiệm
3 Chi phí chế phẩm ALGIMUN
5 Chi phí thuốc thú y + ALGIMUN 6 Tổng khối lượng của lợn con cai sữa
7 (Chi phí thuốc thú y + ALGIMUN)/Tổng KL lợn con cai sữa
8 So sánh Qua bảng 4.8, cho thấy:
(Chi phí thuốc thú y + ALGIMUN)/Tổng KL lợn con cai sữa: Ở lô đối chứng chi phí hết 2.087 đ/kg trong khi đó ở lô thí nghiệm chỉ có 1.906 đ/kg.
Nếu lấy (Chi phí thuốc thú y + ALGIMUN)/Tổng KL của lợn con cai sữa của lô đối chứng là 100% thì lô thí nghiệm là 91,32%. Kết quả trên cho ta thấy lô thí nghiệm giảm được chi phí hơn so với lô đối chứng 181 đ/kg và tổng khối lượng lợn con cai sữa ở thử nghiệm cao hơn so với tổng khối lượng lợn con cai sữa ở lô đối chứng. Điều này chứng tỏ rằng chế phẩm sinh học ALGIMUN không chỉ làm tăng khả năng sinh trưởng, nâng cao sức đề kháng mà còn làm giảm được tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở lợn con dẫn đến hạn chế sử dụng kháng sinh, chống được sự còi cọc và suy dinh dưỡng ở lợn con và thịt lợn không bị tồn dư thuốc kháng sinh, đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng.
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận
Từ các kết quả nghiên cứu khi sử dụng chế phẩm Algimun bổ sung vào thức ăn cho lợn, chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Bổ sung chế phẩm sinh học Algimun cho lợn nái mang thai 2 tuần trước khi đẻ đã nâng cao khả năng sản xuất của lợn nái, giảm tỷ lệ mắc bệnh sản khoa sau đẻ, cụ thể là: Tăng khối lượng lợn con sơ sinh 0,04 kg/con so với lợn nái không được bổ sung. Tăng sức đề kháng cho cơ thể lợn mẹ, giảm tỷ lệ lợn nái mắc bệnh đường sinh dục.
- Chế phẩm Algimun có tác dụng tăng sức đề kháng và khả năng sinh trưởng của lợn con, thể hiện như sau: Khối lượng lợn con cai sữa của lô thí nghiệm cao hơn lô đối chứng là 0,18 kg/con tương ứng 3,08%. Tỷ lệ lợn con mắc bệnh tiêu chảy ở lô thí nghiệm 22,67% thấp hơn lô đối chứng 25,4%. Giảm thời gian điều trị trung bình từ 1 – 1,5 ngày. (Chi phí thuốc thú y + ALGIMUN)/Tổng KL của lợn con cai sữa của lợn con ở lô thí nghiêm thấp hơn lô đối chứng 8,68%. Từ đó tăng hiệu quả chăn nuôi.
5.2. Tồn tại
Do điều kiện và kinh nghiệm thực tế của bản thân còn hạn chế, phạm vi thí nghiệm chưa được rộng, thí nghiệm lặp lại chưa nhiều lần và làm ở các mùa thời tiết khác nhau nên kết quả nghiên cứu chưa thể phản ánh được toàn diện ảnh hưởng của chế phẩm Algimun đến lợn nái sinh sản và lợn con.
5.3. Đề nghị
Bổ sung chế phẩm sinh học Algimun cho lợn nái mang thai từ ngày chửa thứ 100 đến khi đẻ với liều lượng 8g/con/ngày để nâng cao khả năng sản xuất của lợn mẹ, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con.
Cần thực hiện nghiêm ngặt hơn công tác vệ sinh thú y trong chăn nuôi cũng như trong tiêm phòng.
Chuồng trại phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, tránh ô nhiễm môi trường và phải được tiêu độc định kỳ.
Cần thực hiện tốt hơn nữa vấn đề vệ sinh môi trường chuồng trại, có biện pháp khoa học để xử lý chất thải. Đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Vấn đề quan tâm trước mắt là kiểm soát chặt chẽ các sản phẩm bài tiết của lợn khỏe cũng như lợn bệnh đảm bảo thu gom và có biện pháp xử lý thích hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1.Ban từ điển Nxb Khoa học kỹ thuật, Từ điển Hóa học Anh - Việt (2000), Nxb khoa học và kỹ thuật.
2.Đàm Trung Bảo, Đặng Hồng Thúy (1983), Selen trong y học, Nxb Y học, Hà Nội.
3. Trần Cừ (1972), Cơ sở sinh lý nuôi dưỡng lợn con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
4.Lê Thị Ngọc Diệp, Bùi Thị Tho (2006), Độc chất học thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
5.Phạm Hữu Doanh, Lưu kỷ (2003), Kỹ thuật nuôi lợn nái mắn đẻ sai
con, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
6. Nguyễn Ý Đức (2005), Dinh dưỡng và thực phẩm, Nxb Y học
7.Văn Lệ Hằng, Đào Đức Thà, Chu Đình Tới (2008), Sinh sản vật nuôi, NXB Giáo Dục.
8.Từ Quang Hiển, Phan Đình Thắm, Ngôn Thị Hoán (2001), Giáo trình
Thức ăn và dinh dưỡng gia súc, gia cầm. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
9.Hội đồng Nghiên Cứu Quốc Gia Hoa Kỳ (1998), Nhu cầu dĩnh dưỡng
của lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Hội chăn nuôi Việt nam (2004), Cẩm nang chăn nuôi gia súc - gia
cầm,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
11. Trương Lăng (2003), Nuôi lợn gia đình, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 12. Phạm Sỹ Lăng, Phan Địch Lân, Trương Văn Dung (2003),
Bệnh phổ biến ở lợn và biện pháp phòng trị, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.
13. Nguyễn Tài Lương (2002), Nhận xét về báo cáo tổng kết:
“Nghiên cứu sản xuất nấm men giàu selen của TS. Nguyễn Quang
ngoại”. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Thái Nguyên – tập 97, số 09. Tr 105 - 109.
15. Phạm Thị Huỳnh Mai (2007)“Hoàn chỉnh quy trình phân tích selen, khảo sát selen trong một số thành phần chính và trong máu người ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Y học, số 10 - 2007.
16. Trần Đình Miên (1982), Chọn và nhân giống gia súc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
17. Trần Văn Phùng, Từ Quang Hiển, Trần Thanh Vân, Hà Thị Hảo (2004),
Giáo trình Chăn nuôi lợn, tr 43 165, 187 - 188.
18. Lê Mậu Quyền (2004), Hóa học vô cơ, Nxb khoa học và kỹ thuật. 19. Hoàng Toàn Thắng và Cao Văn (2006), Giáo trình Sinh lý vật
nuôi. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
20. Nguyễn Thiện, Phan Địch Lân, Hoàng Văn Tiến (1996), Chăn
nuôi lợn ở gia đình và trang trại, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.
21. Nguyễn Thiện, Vũ Trọng Hốt, Nguyễn Khánh Quắc, Nguyễn Duy Hoan (1998), Chăn nuôi lợn, Giáo trình Sau Đại học, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
22. Phạm Thiệp, Vũ Ngọc Thúy (2008), Thuốc biệt dược và cách
sử dụng, Nxb Y học, Nông nghiệp.
23. Trịnh Văn Thịnh, (1982), Sổ tay chăn nuôi thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
24. Nguyễn Văn Thiện (2002), Giáo trình Phương pháp nghiên
cứu trong chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
25. Vũ Đình Tôn, Trần Thị Thuận (2006), Giáo trình Chăn nuôi
lợn, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
26. Trần Tố, Cù Thị Thúy Nga (2008), Sinh hóa học động vật, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
27. Nguyễn Phước Tương (1994), Thuốc và biệt dược thú y, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr 372 - 374.
II. Tài liệu tiếng Anh
29. FDA (Food and Drug Administration) (1987). “Food additives permitted in feed and drinking water of animals Selenium”. Federal
Register 52:10887.
30. Hidiroglou (1970), “Effects of selenium supplementation for cancer prevention in patients with carcinoma of the skin. A randomized controlled trial”. J. Anin Med Assoc; 276:1957-63.
31. Mahan DC và cs (2004), “Long-term effects of dietary organic and inorganic selenium sources and levels on reproducing sows and their progeny”,
Journal of animal science ISSN 0021-8812, vol. 82, No5, pp. 1343-
1358, American Socienty of Animal Sience, Savoy, IL, ETATS-UNIS. 32. Papp L.V, Lu J, Holmgren A, Khanna K.K (2007). "From selenium to selenoproteins: synthesis, identity, and their role in human health". Antioxid. Redox Signal. 9 (7): 775–806.
33. Piatkowski, T. L, D. C. Mahan, A. H. Cantor, A. L. Moxon… (1979), “Selenium and vitamin E in semipurified diets for gravid and nongravid gilts”, J. Anim. Sci. 48: 1357-1365.
34. Simensen, M.G. Et (1982), “Clinico pathologic finding in young pigs fed different, levels of selenium, vitamin E and antioxydants”, Acta. sVet
.Scand 23: 295- 308.
35. Xia Y, Hill K.E, Byrne D.W, Xu J, Burk R.F (2005). "Effectiveness of selenium supplements in a low-selenium area of China". Am. J. Clin. Nutr. 81 (4): 829–34.
III.Tài liệu trên trang Web
36. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, wikipedia.org/wiki/Tảo 37. https://www.researchgate.net/publication/302033076
Hình 1: Cân ALgimun 8g/nái/ngày
Hình 2: Trộn Algimun với cám
Hình 3: Đỡ đẻ cho heo con Hình 4: Máy đo hàm lượng Brix%
Hình 9: Băng chân
Hình 11: Tiêm sắt
Hình 10: Xăm tai