Khái quát về chi phí

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN Y (Trang 25 - 28)

2.1.2.1. Khái niệm

Theo chuẩn mực kế toán quốc tế IAS 1, “ Chi phí là khoản làm giảm lợi ích kinh tế dưới dạng luồng chi hoặc giảm giá trị tài sản hoặc phát sinh nợ dẫn tới giảm vốn chủ sở hữu (không phải các khoản giảm do phân chia cho các chủ sở hữu) “[54]

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 01 “Chuẩn mực chung” (VAS 01) quy định: Chi phí là tổng giá trị các khoản làm giảm lợi ích kinh tế trong kỳ kế toán dưới hình thức các khoản tiền chi ra, các khoản khấu trừ tài sản hoặc phát

sinh các khoản nợ dẫn đến làm giảm vốn chủ sở hữu, không bao gồm khoản phân phối cho cổ đông hoặc chủ sở hữu.

Theo thông tư 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 22/12/2014 thì chi phí là những khoản làm suy giảm lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp trong lúc giao dịch. Hoặc được suy đoán trước sẽ có khả năng phát sinh cao trong quá trình làm việc tương lai của các doanh nghiệp. Và đặc biệt không phân biệt đã chi tiền trước hay sau. Việc suy đoán các khoản chi phí sẽ có thể phát sinh them giúp doanh nghiệp thận trọng hơn trong việc bảo toàn vốn.

Việc nghiên cứu và nhận thức chi phí còn phụ thuộc vào góc độ nhìn nhận trong từng loại kế toán khác nhau.

Trên góc độ kế toán tài chính, chi phí được nhìn nhận như những khoản phí tổn đã phát sinh gắn liền với hoạt động của DN, bao gồm các chi phí phát sinh trong quá trình hoạt động SXKD thông thường của DN và các chi phí khác. Nó được định lượng bằng một khoản tiền hoặc tương đương tiền DN chi ra hoặc những khoản phí tổn góp phần làm giảm vốn chủ sở hữu của DN nhưng không phải là phân chia vốn hoặc hoàn trả vốn cho cổ đông. Như vậy, chi phí được đặt trong mối quan hệ với tài sản, vốn chủ sở hữu của DN và được kế toán ghi nhận trên cơ sở chứng từ, tài liệu, bằng chứng chứng minh việc phát sinh của chúng.( Đặng Thị Loan -2016- Giáo trình Kế toán trong các doanh nghiệp –NXB Kinh tế quốc dân).

Đối với các nhà quản lý DN, thông tin về chi phí là một trong những thông tin quan trọng vì chi phí thay đổi sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của DN. Do vậy, để có thể đạt được mức lợi nhuận mong muốn, các nhà quản lý cần phải kiểm soát chặt chẽ chi phí.

2.1.2.2. Phân loại chi phí sản xuất

a) Phân loại theo yếu tố chi phí.

Căn cứ vào nội dung, tính chất kinh tế ban đầu của chi phí sản xuất để sắp xếp các chi phí phát sinh có cùng nội dung, tính chất kinh tế ban đầu vào một yếu tố chi phí,không phân biệt công dụng kinh tế của chi phí đã phát sinh.

Căn cứ vào tiêu thức trên, chi phí sản xuất được phân chia thành các yếu tố chi phí cơ bản sau:

- Chi phí nhân công: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN theo tiền lương

của người lao động.

- Chi phí nguyên vật liệu: Bao gồm chi phí nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế và nguyên vật liệu khác tham gia vào quá trình SXKD.

- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích của tất cả các TSCĐ sử dụng cho SXKD và các hoạt động khác trong kỳ.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là toàn bộ số tiền mà DN phải trả cho các tổ chức, cá nhân ngoài DN như tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại,…

- Chi phí khác bằng tiền: Là toàn bộ chi phí khác bằng tiền chưa phản ánh ở các yếu tố trên dùng vào hoạt động SXKD trong kỳ.

Phân loại chi phí theo yếu tố giúp nhà quản lý biết được kết cấu tỷ trọng từng loại chi phí trong tổng chi phí qua đó đánh giá được tình hình thực hiện dự toán chi phí. Hơn nữa, cách phân loại này còn là cơ sở để lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trên Bảng thuyết minh báo cáo, xây dựng định mức Vốn lưu động, lập kế hoạch mua sắm vật tư, tổ chức lao động tiền lương.

b) Phân loại theo khoản mục chi phí trong giá thành:

- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Là toàn bộ chi phí về nguyên, nhiên liệu tham gia trực tiếp vào việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là các khoản chi phí về tiền lương phải trả cho người lao động, các khoản trích bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), kinh phí công đoàn (KPCĐ), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo tiền lương của người lao động.

- Chi phí sản xuất chung: Là những chi phí phát sinh trong phạm vi phân xưởng sản xuất như tiền lương, tiền phụ cấp cho nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ dùng cho phân xưởng…

- Chi phí bán hàng: Là toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (QLDN): Là toàn bộ những chi phí phát sinh liên quan đến quản trị kinh doanh và quản lý hành chính trong DN.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế trong năm và thuế suất thuế TNDN hiện hành.

Các phân loại này phục vụ cho yêu cầu quản lý chi phí sản xuất theo định mức, cung cấp số liệu cho công tác tính giá thành sản phẩm và phân tích tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, từ đó lập định mức chi phí sản xuất và kế hoạch giá thành cho kỳ sau.

- Chi phí SXKD: Là toàn bộ những chi phí có liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và QLDN.

- Chi phí hoạt động tài chính: Là toàn bộ những chi phí có liên quan đến hoạt động về vốn, đầu tư tài chính.

- Chi phí khác: Là toàn bộ những chi phí ngoài dự kiến của DN có thể do chủ quan hoặc khách quan mang lại.

d ) Phân loại chi phí sản xuất theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu chi phí:

Theo cách phân loại này CPSX chia làm 2 loại :

+ Chi phí trực tiếp :Là những khoản chi phí sản xuất quan hệ trực tiếp đến việc sản xuất ra một loại sản phẩm, dịch vụ nhất định. Kế toán có thể căn cứ vào số liệu của chứng từ kế toán để ghi trực tiếp cho từng đối tượng chịu chi phí.

+ Chi phí gián tiếp: Là những khoản chi phí có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, dịch vụ. Kế toán phải tập hợp chung sau đó tiến hành phân bổ cho các đối tượng có liên quan theo một tiêu chuẩn thích hợp.

Phân loại chi phí sản xuất theo cách này có tác dụng đối với việc xác định phương pháp kế toán tập hợp và phân bổ chi phí cho các đối tượng chịu chi phí một cách đúng đắn, hợp lý.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THIÊN Y (Trang 25 - 28)