ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG: KHÔNG CÒN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 144)

D. ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: DIỆN TÍCH 6,38 HA, CHIẾM 0,9% SO VỚI TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

E. ĐẤT CHƯA SỬ DỤNG: KHÔNG CÒN

40

Biểu 2.2: Cơ cấu đất phi nông nghiệp

(Nguồn: Kiểm kê đất đai năm 2019 của UBND xã Hy Cương)

Bảng 2.1: Cơ cấu tài nguyên đất chia theo mục đích sử dụng của xã Hy Cương

Loại đất Diện tích (ha) Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Đất nông nghiệp 490,22 69,25 Đất phi nông nghiệp 217,63 30,75

Đất chưa sử dụng 0 0

Tổng 707,85 100

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì 2019)

Như vậy, Diện tích đất nông nghiệp của Xã chiếm quá nửa (69,25%), còn lại là đất phi nông nghiệp (30,75%), Xã không còn có diện tích dất chưa sử dụng.

41

2.1.2. Biến động đất đai của xã Hy Cương giai đoạn 2017 – 2019

Bảng 2.2: Biến động đất đai giai đoạn 2017-2019

Loại đất Diện tích năm 2019 (ha)

So với năm 2017 So với năm 2018 Diện tích năm 2017 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Diện tích năm 2018 (ha) Tăng (+) Giảm (-) Tổng diện tích tự nhiên 707,85 707,85 707,85 1. 1. Nhóm đất nông nghiệp NNP 490,22 494,5 - 4,28 492,33 - 2,11 2. 2. Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 217,63 215,35 + 2,28 216,46 + 3,11 3. 3. Nhóm đất chưa sử dụng CSD 00 0 0 0 0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì)

Qua bảng trên ta thấy, biến động diện tích đất tự nhiên từ năm 2017 đến năm 2019 của xã Hy Cương không đáng kể. Tổng diện tích tự nhiên của Xã là 707,85ha không tăng, không giảm do Xã không phải nhập hay tách địa giới hành chính theo Nghị quyết số 653/2019/UBTVQH14 ngày 12 tháng 3 năm 2019 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2019 – 2021..

Biến động diện tích đất nông nghiệp năm 2017 là 494,5 ha so với năm 2019 giảm 4,28ha, năm 2018 là 492,33ha, so với năm 2019 giảm 2,11ha.

Lý do giảm là do xã Hy Cương nằm trong vùng lõi Khu di tích lịch sử Đền Hùng, trong 3 năm qua Ban quản lý dự dán Đền Hùng thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng các hạng mục, tôn tạo cảnh quan trong vùng quy hoạch Khu di tích lịch sử Đền Hùng.

42

215,35ha, năm 2018 là 216,46ha, so với năm 2019 thì năm 2017 tăng 2 ha, năm 2018 tăng 1 ha, việc tăng diện tích đất phi nông nghiệp là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất trồng lúa sang đất sử dụng vào mục đích công công, đất tín ngưỡng, cụ thể ở đây là thuộc quy hoạch Đền Hùng. Diện tích còn lại chưa xây dựng xong, chuyển sang năm 2019.

Điều đặc biệt, hiện nay trên địa bàn xã Hy Cương không còn quỹ đất.

2.2. Bộ máy quản lý đất đai của chính quyền xã Hy Cương

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Việt Trì có 22 xã, phường (9 xã, 13 phường). Cấp xã, phường đều có công chức địa chính tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Tùy theo từng xã, phường loại 1, loại 2 hay loại 3 để được bố trí số lượng công chức địa chính cho phù hợp với quy định. Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã Hy Cương có tổng số 19 cán bộ, công chức (Không tính lực lượng công an chính quy). Công chức địa chính tham mưu giúp Ủy ban nhân dân xã, phường quản lý, xử lý rất nhiều công việc có liên quan tại địa phương như: Quản lý đất đai, môi trường, bồi thường, cưỡng chế, kiểm kê, phòng chống bảo lụt… Do vậy, Ủy ban nhân dân xã phường đã cho phép nhận thêm một, hai phụ việc cho công chức địa chính làm công tác quản lý đất đai do ngân sách xã, phường trả lương.

Thực tế qua công tác rà soát cho thấy, công chức địa chính đã dành phần lớn thời gian làm việc để cố gắng giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo đúng thời gian mà pháp luật về đất đai quy định cho từng loại thủ tục, do vậy, việc chỉnh lý cập nhật biến động về đất đai trên bộ hồ sơ địa chính chưa được quan tâm và chưa thực hiện kịp thời, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng của bộ hồ sơ địa chính lưu tại 3 cấp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị để làm việc chật hẹp, không đầy đủ.

Những vấn đề quan trọng trong công tác quản lý đất đai và môi trường hiện nay tại cấp xã phường, thị trấn là đền bù giải phóng mặt bằng, khiếu nại tố cáo, tranh chấp đất đai và ô nhiễm môi trường.

43

hợp đồng địa chính. Trình độ chuyên môn Đại học chuyên ngành Quản lý đất đai. Trình độ chuyên môn của công chức địa chính phục vụ công tác quản lý đất đai trên địa bàn xã về cơ bản đáp ứng yêu cầu công việc và chức vụ đúng theo quy định của nhà nước.

Theo Thông tư 06 ngày 30/12/2012 của Bộ Nội vụ, tại Điều 6 quy định rõ: Nhiệm vụ của công chức Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc công chức Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đổi với xã) như sau:

1. Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Đất đai, tài nguyên, môi trường, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ

a) Thu thập thông tin, tổng hợp số liệu, lập sổ sách các tài liệu và xây dựng các báo cáo về đất đai, địa giới hành chính, tài nguyên, môi trường và đa dạng sinh học, công tác quy hoạch, xây dựng, đô thị, giao thông, nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức vận động nhân dân áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, bảo vệ môi trường trên địa bàn cấp xã;

c) Giám sát về kỹ thuật các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã;

d) Chủ trì, phối hợp với công chức khác thực hiện các thủ tục hành chính trong việc tiếp nhận hồ sơ và thẩm tra để xác nhận nguồn gốc, hiện trạng đăng ký và sử dụng đất đai, tình trạng tranh chấp đất đai và biến động về đất đai trên địa bàn; xây dựng các hồ sơ, văn bản về đất đai và việc cấp phép cải tạo, xây dựng các công trình và nhà ở trên địa bàn để Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định hoặc báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên xem xét, quyết định theo quy định của pháp luật.

44

ngành và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Bảng 2.3: Trình độ cán bộ công chức quản lý đất đai của UBND xã Hy Cương (Đơn vị tính: Người) Chức vụ Số lượng Trình độ chuyên môn Độ tuổi Trên đại học Đại học

Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Đúng chuyên ngành Không đúng chuyên ngành Trên 40 dưới 45 tuổi Trên 25 dưới 30 tuổi Công chức địa chính -xây dựng 01 0 0 01 0 01 Hợp đồng địa chính -xây dựng 01 0 0 01 0 01 Tổng 02 0 0 02 0 01 01

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hy Cương 2019)

Hiện nay, Ủy ban nhân dân xã Hy Cương được bố trí 01 người đảm nhiệm vị trí địa chính – xây dựng. rong đó có 01 công chức và 01 hợp đồng, họ đều có trình độ đại học và đúng chuyên ngành quản lý đất đai, độ tuổi đều dưới 45 tuổi. Đây là một điều kiện thuận lợi trong công tác quản lý đất đai của chính quyền xã Hy Cương, họ là những cán bộ trẻ, có năng lực và trình độ sẽ kịp thời tham mưu cho UBND xã trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến đất đai xảy ra trên địa bàn.

2.3. Thực trạng quản lý đất đai của chính quyền xã Hy Cương

2.3.1. Lập và quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn Xã đã được thực hiện từ năm 2007, khi xã Hy Cương được sáp nhập về thành phố Việt Trì. Tính đến năm 2019, cơ bản đất đai đã được thực hiện đúng theo quy hoạch đã được phê duyệt. Đất đai đáp ứng đầy đủ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương cũng như nhu cầu về xây dựng nhà ở của người dân. Công tác quản lý quy hoạch khá tốt, các

45

công trình được thực hiện đúng với các vị trí trên bản đồ và thực địa. Từ đó công tác quản lý ngày càng được hoàn thiện hơn. Giai đoạn 2015 - 2020, Xã cũng đang triển khai thực hiện quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất.

Bảng 2.4: Diện tích, cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn xã Hy Cương Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích (ha) Cơ cấu (%) TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 707,85 100 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 490,22 69,34

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 353,54 49,94

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 159,93 22,59 1.1.1. 1 Đất trồng lúa LUA 96,48 13,63 1.1.1. 2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 54,45 7,69

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 202,61 28,62

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 130,29 18,4

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 11,32 1,59

1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 118,97 16,8

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6,38 0,9

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 217,63 30,66

2.1 Đất ở OCT 50,83 7,18

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 50,83 7,18

2.2 Đất chuyên dùng CDG 155,30 21,93

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,61 0,09

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 2,07 0,29

2.2.3 Đất an ninh CAN 0,52 0,07

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 4,45 0,62 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp CSK 1,09 0,15 2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 146,57 20,7

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,19 0,3

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,37 0,05

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ,

nhà hỏa táng NTD 8,93 1,26

3 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 0 0

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Việt Trì năm 2019)

Nhận xét: Diện tích đất trên địa bàn xã bao gồm đất nông nghiệp; Đất phi nông nghiệp; quỹ đất đất chưa sử dụng không còn. Trong đó, đất nông

46

nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (chiếm 69,34% tổng diện tích đất tự nhiên), tiếp đến là đất phi nông nghiệp (chiếm 30,66 tổng diện tích đất tự nhiên). Đất nông nghiệp chủ yếu sử dụng trồng cây lâu năm (chiếm 28,62% tổng diện tích đất tự nhiên, chiếm 41,3% diện tích đất nông nghiệp), tiếp đến là diện tích đất trồng cây hàng năm (chiếm 22,59 tổng diện tích đất tự nhiên), trong đó diện tích đất trồng lúa lớn gần gấp 2 lần so với diện tích đất trồng cây hàng năm khác. Diện tích đất trồng lúa (chiếm 19,68% diện tích đất nông nghiệp).

Diện tích đất dùng để nuôi trồng thuỷ sản tương đối nhỏ (chiếm 0,9% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 1,3% diện tích đất nông nghiệp), diện tích ngày chủ yếu là ở các hồ nằm trong các Dự án quy hoạch Đền Hùng.

Trong diện tích đất phi nông nghiệp thì đất chuyên dùng chiếm diện tích lớn nhất (21,93% so với tổng diện tích đất tự nhiên), đất sử dụng vào mục đích công cộng (chiếm 20,7% tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 67,34% diện tích đất phi nông nghiệp). Nguyên nhân: Do xã Hy Cương có Khu di tích lịch sử đặc biệt quốc gia Đền Hùng nên diện tích danh lam, thắng cảnh chiếm khá lớn. Đất ở chỉ chiếm diện tích khá nhỏ (7,18% so với tổng diện tích đất tự nhiên và chiếm 23,35 diện tích đất phi nông nghiệp).

Đất nghĩa trang, nghĩa địa (chiếm 1,26% so với tổng diện tích đất tự nhiên), hiện nay đất nghĩa trang của Xã chật, hẹp, có tình trạng xây lấn chiếm đất nghĩa trang, xây các phần mộ sẵn để dành nên thời gian tới cần quy hoạch thêm đất nghĩa trang một cách chặt chẽ và hợp lý hơn để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của người dân.

47

Bảng 2.5: Kế hoạch quản lý sử dụng đất đến năm 2020

(Đơn vị tính: ha) Thứ tự Chỉ tiêu Diện tích đất được quy hoạch đến năm 2020 Kết quả thực hiện đến hết năm 2019 So sánh 2020 với Kết quả thực hiện đến hết năm 2019 TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN 707,85 707,85 0,00 1 Nhóm đất nông nghiệp NNP 483,85 490,22 -6,37

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp SXN 350,38 353,54 -3,16

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm CHN 156,77 159,93 -3,16

1.1.1.1 Đất trồng lúa LUA 94,52 96,48 - 1,96

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác HNK 53,25 54,45 -1,2

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm CLN 202,61 202,61 00

1.2 Đất lâm nghiệp LNP 127,1 130,29 -3,19

1.2.1 Đất rừng sản xuất RSX 8,13 11,32 -3,19

1.2.2 Đất rừng đặc dụng RDD 118,97 118,97 00

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản NTS 6,36 6,38 -0,02

2 Nhóm đất phi nông nghiệp PNN 227,5 217,63 +9,87

2.1 Đất ở OCT 55,75 50,83 +4,92

2.1.1 Đất ở tại nông thôn ONT 55,74 50,83 +4,92

2.2 Đất chuyên dùng CDG 160,25 155,30 +4,95

2.2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan TSC 0,61 0,61 00

2.2.2 Đất quốc phòng CQP 5,07 2,07 +3,0

2.2.3 Đất an ninh CAN 1,02 0,52 +0,5

2.2.4 Đất xây dựng công trình sự nghiệp DSN 4,45 4,45 00 2.2.5 Đất sản xuất, kinh doanh phi nông

nghiệp CSK 1,09 1,09 00

2.2.6 Đất sử dụng vào mục đích công cộng CCC 148,02 146.57 +1,45

2.3 Đất cơ sở tôn giáo TON 2,l9 2,19 00

2.4 Đất cơ sở tín ngưỡng TIN 0,37 0,37 00

2.5 Đất nghĩa trang, nghĩa địa, nhà

tang lễ, nhà hỏa táng NTD 8,93 8.93 00

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hy Cương năm 2019)

48

thành phố Việt Trì phê duyệt năm 2015 theo đúng nghị quyết, chính sách của Ủy ban nhân dân thành phố và Ủy ban nhân dân Xã. Kế hoạch sử dụng đất đai của Xã đã đảm bảo tính chặt chẽ trong quy hoạch, xuất phát từ tình hình thực tế của địa phương. Trong đó, diện tích đất sản xuất nông nghiệp quy hoạch đến năm 2020 giảm xuống còn 350,38ha. Tính đến thời điểm hết năm 2019, diện tích đất nông nghiệp khai thác sử dụng đạt 99,1% so với kế hoạch, chủ yếu phần đất thu hồi là đất trồng lúa và đất trồng cây hàng năm khác, mục đích thu hồi di chuyển trụ sở cơ quan; Đất rừng sản xuất cũng được thu hồi để phục vụ làm đất quốc phòng và an ninh. Nhóm đất phi nông nghiệp kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 là 227,5ha đến năm 2019 đã khai thác sử dụng được 217,63ha. Còn 4,92 phục vụ ở cho người dân bị thu hồi đất làm dự án Đền Hùng, một phần đất thu hồi phục vụ cho dự án phòng thủ của tỉnh và đất di chuyển chợ quê Đền Hùng đến vị trí mới.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường. UBND xã Hy Cương đã cử cán bộ địa chính đi tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ. Từ đó tích cực tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước liên quan tới đất đai. Do vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn Xã tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra theo đúng quy định của pháp luật

Chủ tịch UBND Xã đã thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về quản lý sử dụng đất; mọi ý kiến chỉ đạo đều được tiếp thu và quán triệt đến toàn bộ CBCC đặc biệt là cán bộ công chức địa chính. Tránh những việc kiện tụng; đo đạc không chính xác hay làm sai lệch hồ sơ. Toàn bộ văn bản pháp luật về đất đai đều được thực hiện một cách chính xác, nghiêm túc và thống nhất cách làm cũng như phương pháp, giải pháp thực hiện.

49

dụng đất

*. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Xã Hy Cương hiện nay không có đất cho thuê. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt cũng như công tác thu hồi đất theo quyết định của

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 144)