QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 153 - 187)

D. ĐẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN: DIỆN TÍCH 6,38 HA, CHIẾM 0,9% SO VỚI TỔNG DIỆN TÍCH ĐẤT TỰ NHIÊN

2020, XÃ CŨNG ĐANG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

2.3.2. QUẢN LÝ VIỆC GIAO ĐẤT, CHO THUÊ ĐẤT, THU HỒI ĐẤT, CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG ĐẤT

49

dụng đất

*. Công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất

Xã Hy Cương hiện nay không có đất cho thuê. Trên cơ sở kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt cũng như công tác thu hồi đất theo quyết định của UBND tỉnh. Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án: Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội tại Khu di tích lịch sửu Đền Hùng trên địa bàn xã Hy Cương đảm bảo đúng tiến độ, đúng quy định.

Ủy ban nhân dân xã Hy Cương đã tiến hành giao đất cho 36 hộ dân dân bị thu hồi đất thực hiện dự án trên. Mỗi hộ dân được giao 300m2 đất ở. (Danh sách cụ thể ở phần thu hồi đất)

Căn cứ các Nghị định số 43, 44, 45,46,47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ.

Căn cứ Thông tư số 37/2014/TT-BYNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Căn cứ Quyết định số 710/2014/QĐ-UBND ngày 30/3/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ.

Căn cứ các văn bản: số 90/UBND-KTN ngày 10/01/2017, số 5673/UBND-KGVX ngày 15/12/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ.

Trong 3 năm 2017 đến năm 2019, UBND xã Hy Cương đã đã thu hồi 7.537 ha đất ở và 22.637 đất vườn của 36 hộ gia đình để giao đất cho Đền Hùng triển khai thực hiện dự án. Cụ thể như sau:

50

Bảng 2.6: Tổng hợp các hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án: Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội tại Khu di tích

lịch sửu Đền Hùng

(Theo văn bản số 90/UBND-KTN ngày 10/01/2017 của UBND tỉnh Phú Thọ)

STT Họ và tên chủ hộ Khu Đất ởDiện tích thu hồiĐất vườn

1 Đỗ Xuân Mai 2 168,5 495,4

2 Đào Thị Cư 2 272,0 329,8

3 Đào Thị Tuyến 2 200 0

4 Nguyễn Thị Liên 2 156,0 172,2 5 Hoàng Văn Nhiên 2 90,0 88,4 6 Nguyễn Xuân Hoàn 2 200,0 818,0

7 Chu Thị Đóa 2 98,0 187,7 8 Nguyễn Thị Bình 2 400,0 935,2 9 Đỗ Văn Thắng 2 100,0 108,2 10 Đào Thị Thành 2 200,0 698,0 11 Triệu Văn Hồng 2 400,0 787,1 12 Triệu Thị Thu 2 400,0 1.891,7 13 Nguyễn Cao Thăng 2 90,0 320,5

14 Lê Tượng 2 0 1.309,9

15 Nguyễn Đức Long 2 90,0 252,3

16 Hà Thị Sinh 2 237,0 9,6

17 Chu Thị Thu Thanh 2 177,0 9,4 18 Nguyễn Lan Phương 2 50,0 319,5 19 Nguyễn Thị Thu Thủy 2 50,0 313,7 20 Nguyễn Thị Trình 2 200,0 174,3 21 Đào Thị Lượng 2 400,0 855,2

51

22 Triệu Anh Phong 2 101,1 0 23 Hoàng Hữu Nghị 2 0 1.440,4 24 Đỗ Thị Gốc 2 400,0 784,9 25 Nguyễn Hồng Loan 2 180,3 0 26 Trần Thị Thu Thúy 2 180,5 0 27 Nguyễn Văn Tương 2 400,0 648,0 28 Đào Việt Quân 2 400,0 725,2 29 Triệu Văn Dũng 2 400,0 1.677,0 30 Triệu Thị Thành 2 211,1 0 31 Đỗ Thị Lại 2 100,0 774,0 32 Đào Quốc Huy 2 100,0 98,0 33 Triệu Văn Tuấn 2 400,0 1.599,4 34 Hoàng Hùng Sơn 2 85,5 22,6 35 Hoàng Thị Sừ 2 200,0 720,9 36 Triệu Thị Tú 2 400,0 4.070,7

Tổng cộng

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hy Cương)

36 hộ dân bị thu hồi đất trên đã được Ủy ban nhân dân xã tiến hành giao đất ở tại khu tái định cư số 2, số tiền giao đất thu về hơn 9 tỷ đồng, đến nay 100% các hộ dân đã về nơi ở mới, ổn định cuộc sống và sinh hoạt. Nhìn chung công tác giao đất, thu hồi đất trên địa bàn xã Hy Cương thực hiện đúng theo quy định của pháp luật, nhân dân được hỗ trợ, bồi thường thảo đáng nên yên tâm chuyển đến nơi ở mới. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng của khu tái định cư chưa thực sự hoàn thiện, chưa có hệ thống thoát nước, một số tuyến đường chưa được bê tông hóa gây khó khăn cho sinh hoạt của người dân.

52

Ngoài việc giao đất cho 36 hộ dân ở khu tái định cư, UBND xã cũng đã giao đất ở cho 31 hộ dân trên địa bàn. Khó khăn trong công tác giao đất là số đo trên giấy tờ, bản đồ và số đo trên thực tế có sự chênh lệch nhau.

*. Chuyển mục đích sử dụng đất:

Là một xã có Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đền Hùng nên vấn đề chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn xã không có thay đổi nhiều, chủ yếu nhân dân chuyển từ đất vườn sang đất ở. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm Luật Đất đai vẫn còn xảy ra, một số trường hợp tự ý san gạt đất để xây hàng quán khi chưa được phép của các cấp có thẩm quyền. Đội thanh tra trật tự đô thị phối hợp với công chức địa chính - xây đựng đã kịp thời lập biên bản, yêu cầu các hộ gia định dừng san gạt đất và chấp hành nghiêm theo quy định.

2.3.3. Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất

Thực hiện các quyết định thu hồi đất để giao đất ở của UBND tỉnh và thành phố, tất cả các quyết định thu hồi đất trên địa bàn xã đã được UBND thành phố thực hiện đầy đủ, trình tự thủ tục về bồi thường, hỗ trợ tái định cư cho các hộ gia đình có đất thu hồi theo đúng quy định của Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; Thông tư số 37/2014/TT- BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Quyết định số 266/2018/QĐ-UBND ngày 22/3/2018 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ quy định về việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất của 36 hộ dân thuộc khu 2, xã Hy Cương để thực hiện dự án. Việc quản lý bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất được Ủy ban nhân dân xã Hy Cương thực hiện tốt nên không có vấn đề đáng tiếc xảy ra.

Bảng 2.7: Kinh phí bồi thường, hỗ trợ 36 hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án: Hoàn thiện tu bổ, tôn tạo hạ tầng, cảnh quan Trung tâm lễ hội tại

53

Khu di tích lịch sửu Đền Hùng

Kinh phí bồi thường, hỗ trợ (đồng)

Bồi thường đất ở

Bồi thường đất vườn, cây lâu năm

Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

Vật kiến

trúc hoa màuCây cối

Hỗ trợ chuyển đổi nghề, tìm kiếm việc làm Hỗ trợ di chuyển nhà Hỗ trợ ổn định đời sống Hỗ trợ giảm nghèo Hỗ trợ thuê nhà 9.766.440.000 1.404.116.884 420.856.390 29.827.720.586 800.960.792 2.104.281.951 93.000.000 52.560.000 2.800.000 156.600.000

Tổng kinh phí bồi thường, hỗ trợ: 50.861.944.603

(Năm mươi tỷ tám trăm sáu mươi mốt nghìn chín trăm bốn mươi bốn nghìn không trăm lẻ ba)

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hy Cương năm 2018)

Tác giả đã tiến hành điều tra 55 hộ dân về thời gian chờ bồi thường và mức bồi thường, hỗ trợ của các hộ dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Kết quả như sau:

Bảng 2.8. Tổng hợp ý kiến của các các hộ dân trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất

Số TT

Nội dung thực hiện

Đánh giá

Rất hài lòng Hài lòng Tạm hài lòng Chưa hài lòng Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Thời gian 0 0 18 32,7 22 40 15 27,3 2 Mức độ bồi thường, hỗ trợ 18 32,7 21 38,2 7 12,7 9 16,4

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Có 32,7% số hộ được phỏng vấn cho rằng hài lòng về thời gian tiến hành bồi thường, hỗ trợ tái định cư, tạm hài lòng là 40% chiếm tỷ lệ cao nhất, có 27,3% chưa hài lòng: Lý do, qua tìm hiểu, người dân cho rằng thời gian chờ thực hiện dự án kéo dài, nhiều nhà ở của người dân bị hư hỏng, không được sửa chữa, do nằm trong vùng quy hoạch dự án nên nhân dân không thể tặng cho đất cho con cái, không sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để vay vốn ngân hàng phát triển sản xuất, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của nhân dân.

54

rất hài lòng, 38,2% hài lòng. Tuy nhiên có 12,7% tạm hài lòng và có đến 14,4% chưa hài lòng. Tìm hiểu cụ thể thì được biết, bên cạnh việc người dân muốn được bồi thường cao hơn số tiền mà nhà nước đã quy định thì cơ sở hạ tầng ở chỗ tái định cư chưa đảm bảo. Nhà dân xây xong vẫn không có nước sạch để dùng, nhiều tuyến đường chưa làm xong, không có hệ thống thoát nước, vấn đề này đã tồn tại khá lâu, nhân dân cũng đã có ý kiến kiến nghị tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân Xã nhưng đến nay tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.

2.3.4. Quản lý hồ sơ địa chính, hướng dẫn nhân dân làm hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

UBND Xã đã, đang sử dụng hệ thống bản đồ dạng giấy bao gồm bản đồ địa giới hành chính và hồ sơ địa giới hành chính; Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

UBND Xã đã thực hiện theo đúng Luật Đất đai năm 2013, Hệ thống sổ sách địa chính gồm 4 loại: sổ Mục kê, sổ Địa chính, Sổ cấp giấy chứng nhận, sổ theo dõi biến động đất đai của xã đã được lập ở dạng giấy và cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính theo đúng qui định. Hiện nay, công tác quản lý đất đai của Xã được sử dụng trên phần mềm Microstatio SE để đo, vẽ rất thuận tiện.

Hệ thống hồ sơ địa chính đang lưu trữ tại UBND Xã gồm: 06 quyển sổ địa chính, 02 quyển sổ mục kê kiêm thống kê ruộng đất lập năm 1997, 02 quyển sổ theo dõi biến động, 03 quyển sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mặc dù xã Hy Cương được sáp nhập về thành phố Việt Trì mới hơn 10 năm nhưng công tác hoàn thiện hồ sơ địa chính được làm cẩn thận, đầy đủ theo đúng quy định. Các số liệu, sổ sách đầy đủ, thuận tiện cho việc quản lý và tra cứu.

Về nội dung hướng dẫnđăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Công chức địa chính – xây dựng xã tiếp nhận hồ sơ và hướng dẫn nhân dân làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng theo đúng quy định. Kết quả

55

như sau:

Bảng 2.9: Kết quả thực hiện hướng dẫn nhân dân thực hiền quyền sử dụng đất từ năm 2017 - 2019

Thời gian Nội dung

Cấp mới (lần đầu) Chuyển nhượng Tặng cho Thừa kế

Năm 2017 14 16 18 8

Năm 2018 36 22 12 11

Năm 2019 10 15 16 14

Tổng 60 53 46 33

(Nguồn: Ủy ban nhân dân xã Hy Cương)

Tác giả tiến hành điều tra lấy ý kiến của 60 hộ gia đình đã thực hiện quyền QSD đất trên địa bàn xã về thời gian thực hiện thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người sử dụng đất được thể hiện trong bảng 2.8 dưới đây:

Bảng 2.10. Tổng hợp ý kiến của các chủ sử dụng đất về thời gian thực hiện thủ tục hành chính khi thực hiện quyền của người sử dụng đất

Số TT

Quyền thực hiện

Đánh giá

Nhanh chóng Bình thường Lâu Rất lâu Khác

Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Chuyển nhượng 14 23,3 28 46,7 8 13,3 10 16,7 0 0 2 Tặng cho 15 25 18 30 22 36,7 5 8,3 0 0 3 Thừa kế 11 18,3 24 40 20 33,3 5 8,3 0 0 4 Cấp mới (lần đầu) 56 93,3 4 6,7 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng tổng hợp ta có thể thấy: Có 23,3% số người được hỏi đánh giá thời gian giải quyết các thủ tục hành chính nhanh chóng đối với quyền chuyển nhượng, tặng cho là 25%, thừa kề là 18,3%, còn lại đa số là bình thường. Thời gian lâu chiếm tỷ lệ khá cao ở quyền tặng cho 36,7%, thừa kế là 33,3%, chuyển nhượng là 16,7%. Qua điều tra, tìm hiểu thực tế được biết: Đối với các hộ thực hiện quyền chuyển nhượng thì thời gian để lập hồ sơ ở cấp xã là lâu, nhất là với những trường hợp thửa đất có nguồn gốc không rõ ràng, giấy tờ không thống nhất về tên, địa chỉ... công chức địa chính xã tốn khá nhiều thời gian xác minh, khối lượng công việc nhiều nên xác minh cho người

56

dân chưa được nhanh chóng. Vấn đề tặng cho, thừa kế có thời gian lâu và rất lâu, nguyên nhân vẫn do các hộ dân trên nằm trong vùng quy hoạch Đền Hùng, bố mẹ muốn tặng cho con đất không làm được thủ tục, con cái được thừa kế cũng không làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Mãi đến cuối năm 2018 mới có chính sách nhân dân trong vùng quy hoạch có quyền tặng cho, tuy nhiên liên quan đến dự án nên thời gian để xác minh, làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng khá lâu. Nhân dân không được sửa chữa nhà ở khi chưa xin phép. Riêng cấp mới (lần đầu) được tiến hành rất nhanh chóng, do các hộ dân được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới là các hộ thuộc diện cấp đất ở tái định cư nên thủ tục được cấp đất nhanh gọn, đồng loạt do đã đủ điều kiện cấp đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

*. Về thái độ của cán bộ khi thực hiện quyền của người sử dụng đất

Kết quả điều tra lấy ý kiến của các hộ gia đình (60 hộ) đã thực hiện quyền QSD đất trên địa bàn xã về thái độ của cán bộ khi hướng dẫn nhân dân thực hiện quyền của người sử dụng đất được thể hiện trong bảng 2.9 dưới đây:

57

Bảng 2.11. Tổng hợp ý kiến của các chủ sử dụng đất về thái độ của cán bộ khi thực hiện quyền của người sử dụng đất

Số TT

Quyền thực hiện

Đánh giá

Nhiệt tình Đúng mực Ít nhiệt tình Gây phiền hà Khác Số ngườ i Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) Số người Tỷ lệ (%) 1 Chuyển nhượng 31 51,7 22 36,7 4 6,7 3 5 0 0 2 Tặng cho 35 58,3 21 35 2 3,3 2 3,3 0 0 3 Thừa kế 36 60 22 36,7 2 3,3 0 0 0 0 4 Cấp lần đầu 51 85 9 15 0 0 0 0 0 0

(Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra)

Qua bảng trên cho thấy: Tỷ lệ cán bộ nhiệt tình chiếm cao nhất: Chuyển nhượng là 51,7%, tặng cho 58,3%, Thừa kế là 60%, cấp lần đầu cao nhất 85%. Tỷ lệ cán bộ có thái độ đúng mực cũng chiếm khá cao. Chỉ có một số rất ít người dân cho rằng cán bộ ít nhiệt tình, gây phiền hà. Sở dĩ tỷ lệ cán bộ được đánh giá nhiệt tình và đúng mực cao như vậy do đặc thù địa phương của xã Hy Cương, nhân dân trong Xã chủ yếu là anh em dòng họ nên biết nhau gần hết, công chức địa chính Xã là người địa phương nên nắm rất rõ nội dung công việc của mình.

Một số rất ít cho rằng cán bộ ít nhiệt tình, gây phiền hà, qua tìm hiểu cụ thể thì được biết, do nhân dân không nắm rõ quy trình, thủ tục, mang theo giấy tờ thiếu hoặc không hợp lệ phải đi lại nhiều nên đánh giá là gây phiền hà.

2.3.5. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai

Từ năm 2017 đến năm 2019 tổng số vụ liên quan đến tranh chấp về đất đai trên địa bàn xã là 11 vụ, các vụ việc này chủ yếu xây tường rào ảnh hưởng đến nhà hàng xóm, đo đạc giữa diện tích thực tế sai số so với trên giấy tờ. Tuy nhiên 100% vụ việc liên quan đến tranh chấp về đất đai đều đã hào giải thành công.

Trên địa bàn xã không có trường hợp khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.

58

quản lý đất đai của chính quyền cấp xã.

Tác giả đã tiến hành điều tra 05 công chức địa chính ở các phường, xã

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI CỦA CHÍNH QUYỀN XÃ HY CƯƠNG, THÀNH PHỐ VIỆT TRÌ, TỈNH PHÚ THỌ (Trang 153 - 187)