a. Theo mật đồ dòng kinh tế Jkt :
Jkt (A/mm2) là cường độ dòng điện lớn nhất trên 1mm2 tiết diện dây dẫn về phương diện kinh tế. Tiết diện dây chọn theo phương pháp này sẽ có lợi về mặt kinh tế, đặc biệt là dây nhôm.
Phương pháp chọn tiết diễn theo Jkt áp dụng cho lưới điện có điện áp 110 kV trở lên, bởi vì trên lưới này không có thiết bị sử dụng điện trực tiếp đấu vào, vấn đề điện áp không cấp bách, nghĩa là yêu cầu không thật chặt chẽ.
Lưới trung áp đô thị và xí nghiệp nói chung khoảng cách tải điện ngắn, thời gian sử dụng công suất lớn cũng được tính toán chọn lựa tiết diện dây dẫn theo phương pháp mật độ dòng kinh tế.
b. Theo tổn thất điện áp cho phép :
Phương pháp chọn tiết diện dây này lấy chỉ tiêu chất lượng điện áp làm điều kiện tiên quyết. Chính vì thế, phương pháp tính toán này thường dùng cho bài toán chọn lựa tiết diện dây cho lưới điện nông thôn do đường dây tải điện khá dài, chỉ tiêu điện áp rất dễ bị vi phạm.
c. Theo dòng điện phát nóng lâu dài cho phép Jcp :
Phương pháp này tận dụng hết khả năng tải của dây dẫn và cáp, áp dụng cho lưới điện hạ, đô thị, công nghiệp và sinh hoạt.
Ta có bảng tổng kết phạm vi ứng dụng các phương pháp lựa chọn tiết diện dây dẫn và cáp như sau:
Bảng 8.5. Phạm vi ứng dụng các phương pháp lựa chọn tiết điện dây dẫn và cáp
Lưới điện Jkt ∆Ucp Jcp
Cao áp Mọi đối tượng
Trung áp Đô thị, công nghiệp Nông thôn
Hạ áp Nông thôn Đô thị, công nghiệp
Tiết diện dây dù chọn lựa theo phương pháp tính toán nào cũng phải thõa mãn các điều kiện sau:
Trong đó:
∆ Ubt,∆Usc : tổn thất điện áp lúc đường dây làm việc bình thường và lúc bị sự cố nặng. ∆ Ubtcp,∆ Usccp : trị số tổn thất điện áp cho phép lúc vận hành bình thường và bị sự cố. Isc, Icp : dòng điện sự cố lớn nhất qua dây dẫn và dòng điện phát nóng lâu dài cho phép.