Lễ_hội, du_lịch, giải_trí

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-26-PRINT (Trang 46 - 48)

chứ?” “Dạ, có.”

“Ai là vĩ nhân đối với em nà?”

“Dạ, ông Newton. Và ông Watt, ông Edi- son và ông Singer.”

“Cái gì? Singer? Thầy chưa bao giờ nghe nói đến ông này.”

“Dạ, ông này là người chế ra máy may, đó thầy. Con dám cá với thầy là ông “Nap- kins” không làm được như ông Singer.:” “Ai?”

Dạ, Napkins. Napkins là tên em dùng để gọi ông Napoleon.”

“Bộ ông Napoleon có gì không phải sao?” thầy giáo vừa ngạc nhiên vừa thích thú hỏi Tom. Sau ba mươi năm dạy sử, dạy về vua Charlemange, về Napoleon, ông cảm thấy cách đặt tên các nhân vật lịch sử của Tom là một đòn sỉ nhục đối với nghề nghiệp của ông.

“Dạ, ông Napkins đứng về phe với vua Louis 16. Những nhà cách mạng giết vua Louis và ông Napkins giết những nhà cách mạng. Họ giết tróc lẫn nhau. Họ giết dân chúng và rồi dân chúng giết họ. Thầy hiểu ý em không nà? Ổng đúng là điên.” “Ai điên?”

“Dạ, ông Napoleon. Ổng nghĩ ông ngon lành hơn hết thảy. Chắc là ổng nghĩ Chúa muốn ổng trở thành vua hay gì đó. Và cuối cùng ổng về ở Alcazar.”

“Ở đâu?”

“Dạ, ở Alcazar. Alcazar là tiếng em dùng để gọi đảo St. Helena. Alcazar và St.

Helena có khác gì nhau; người ta đem mấy người điên về đó nhốt lại.”

“Ừ ừ... m, thầy nghĩ là bậc vĩ nhân nào c ũng vậy thôi, bậc vĩ nhân nào cũng hơi điên điên cả.”

“Ông Thomas Edison đâu có bị điên đâu, thầy. Ổng khi nào cũng tỉnh táo cả chứ bộ. Ổng đã chứng minh là khi nào ổng cũng đúng cả. Ông Singer cũng tỉnh táo nè. Em muốn nói những người điên là những người không chịu để cho người khác sống yên. Như thằng Ziffy Hrushka đó thầy.” “Ziffy Hrushka làm sao? Nói cho thầy nghe thử đi!”

“Nó chuyên môn ăn hiếp mấy đứa khác đó thầy. Nó với thằng Gus muốn làm đại ca và cứ phá mấy đứa nhỏ nhỏ như tụi em hoài à.”

Nói đến Hrushka thầy giáo không bao giờ có ý nghĩ nào khác hơn chuyện em này học kém. Thực tế là ông ta chẳng biết gì về những sinh hoạt của học sinh bên ngoài lớp học.

“Em nói Jiffy là đại ca của mấy đứa khác phải không?”

“Dạ, phải. Nó nói là lớn lên nó muốn làm Thống đốc hay Dân biểu gì gì đó.” “Còn em, em không bao giờ muốn làm người chỉ huy người khác phải không?” Dạ, phải. Em không thể làm người chỉ huy người khác.”

“Thầy nói điều này cho em biết, chỉ giữa thầy với em thôi nghe,” thầy giáo của Tom chau mắt lại, nói, “Thầy cũng không muốn

làm lãnh tụ, không muốn làm người chỉ huy gì cả. Thầy chỉ nghiên cứu, tìm hiểu về những người anh hùng một cách khách quan thôi.”

2

Mấy hôm nay Tom cứ bận tâm mãi về những ý tưởng mới học được. Tom đang học lớp Chín và phải học nhiều hơn về lịch sử nước Mỹ. Môn lịch sử Mỹ có vẻ không gần gũi được với Tom. Tom phải vật lộn với bản “Tuyên Ngôn Độc Lập”. Nó chưa hề đọc tài liệu nào khó hiểu, tối nghĩa đến như vậy. Còn tiếng Anh trong bản tuyên ngôn này lại không phải là thứ tiếng Anh mà nó thích. Nó phải đến gặp thầy giáo, nhờ thầy cắt nghĩa thêm. Thầy giáo dạy sử năm nay là một thầy giáo cấp tiến, trẻ tuổi, mang mắt kiếng. Tom gặp khó khăn ngay với câu đầu tiên trong bản tuyên ngôn, dài thật dài, nghiêm trang mà còn làm cho ra vẻ đối xứng.

“Phân cách những ràng buộc chính trị” nghĩa là gì thầy?”

“Nghĩa là phá bỏ những dây trói cột các nước thuộc địa vào với nước Anh.”

(Còn tiếp)

Kỳ tới: Tom giải thích lịch sử Hoa Kỳ, thấy giáo ngạc nhiên thích thú.

Em yêu,

1. Từ 13 tháng Sáu đến 14 tháng Bảy 2014, em nên xem các bài thể thao về World Cup trên ASTCO Tuần San để có thể nói chuyện World Cup với mọi người. Nếu em không làm vậy, người ta sẽ nghĩ em không biết gì cả và em đừng phàn nàn tại sao không ai chú ý đến em.

2. Suốt giải World Cup, máy truyền hình là của anh hoàn toàn nha em.

3. Nếu em phải đi ngang trước máy truyền hình, em cứ đi không sao cả, miễn là em chịu khó khòm người xuống hay bò thấp mà đi để khỏi cản tầm nhìn của anh. Nếu em tính đứng trước truyền hình, không mặc quần áo gì cả để được anh chú ý, thì em nhớ sau đó mặc quần áo vào nhanh vì World Cup đang nhằm vào mùa Đông ở Úc, nếu em bị cảm lạnh anh không có giờ đưa em đi bác sĩ hoặc săn sóc em được đâu. 4. Khi anh theo dõi các trận đá banh, anh hoàn toàn mù lòa, câm, điếc trừ khi anh nhờ em châm thêm thức uống hoặc lấy thức ăn giúp anh. Em hành xử không phải nếu em mong anh nghe em nói chuyện gì, mở cửa giúp em, trả lời điện thoại giùm em hoặc đỡ con lên vì con bị té. Anh không làm được đâu.

5. Em mua sẵn rượu, bia và thức ăn chơi

đầy đủ xếp sẵn trong tủ lạnh là hay lắm. Em nhớ đừng làm mặt kỳ cục với bạn bè anh khi họ tới coi World Cup với anh nha. Đổi lại, em được toàn quyền dùng máy truyền hình từ 12 giờ đêm đến 6 giờ sáng. 6. Xin em nhớ thật kỹ điều này: Nếu em thấy anh bực mình vì đội tuyển anh ủng hộ bị thua, em đừng “cười”, đừng nói “Chỉ là thể thao thôi mà” hoặc “Đừng lo, lần sau đội của anh sẽ thắng”. Em mà nói những lời như vậy chỉ làm anh thêm giận và bớt yêu em. Em nhớ là em chẳng bao giờ hiểu biết về túc cầu hơn anh, nên những lời an ủi của em sẽ dễ dẫn đến chuyện ly thân hoặc ngay cả ly dị đó em.

7. Em ngồi bên anh coi các trận đấu lúc nào cũng được, nhưng em chỉ được nói chuyện với anh sau mỗi nửa hiệp đấu thôi - lúc quảng cáo giữa trận và cuối trận - và nếu sau mỗi nửa trận đấu đó anh cảm thấy vui.

8. Các cú ghi bàn thắng được chiếu lại cũng rất quan trọng đối với anh, không cần biết anh đã coi nguyên trận đấu đó hay chưa. Anh muốn coi lại các cú làm bàn đó thật nhiều lần, thật nhiều lần.

9. Em nhớ nói bạn bè em đừng sinh con đẻ cái dịp này, đừng mời tiệc thôi nôi, sinh nhật, kỷ niệm gì gì đòi hỏi anh phải đi thăm

hay tham dự vì: a/ Anh sẽ không đi, b/ Anh sẽ không đi và c/ Anh sẽ không đi.

10. Nhưng: Nếu bạn bè anh mời anh và em đến nhà họ xem trận đấu vào ngày Chủ nhật, anh và em phải nhanh chóng đến dự. 11. Những đoạn phim giới thiệu những cái hay của các trận World Cup được chiếu mỗi đêm trên truyền hình cũng quan trọng như các trận đấu vậy. Em đừng nói với anh “Anh đã coi rồi, sao không đổi đài khác xem có gì hay anh em coi chung?” Em đừng thắc mắc gì cả. Nếu thắc mắc, em cứ xem lại yêu cầu số 2 ở trên.

12. Cuối cùng, xin em đừng nói với anh, “Cảm ơn Trời Phật, bốn năm mới có World Cup một lần”. Anh không chịu nổi câu nói này đâu em, vì sau World Cup còn biết bao nhiêu giải túc cầu khác nữa: Vô địch Túc cầu Á châu, Vô địch Túc cầu Âu châu, Vô địch Túc cầu Ý Đại Lợi, Vô địch Túc cầu Tây Ban Nha, v.v…

Anh yêu em; anh cảm ơn sự hợp tác của em.

(Những lời này được thấy dán trên cửa

tủ lạnh trong nhà bếp của một chàng ái mộ túc cầu)

Photo: Sherman

W

lễ_hội, du_lịch, giải_trí

Một phần của tài liệu ASTCO-ISSUE-26-PRINT (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)