Về thăm trang trại chăn nuôi và cơ sở chế biến thực phẩm Linh Thảo của chị Nguyễn Thị Hằng, hội viên phụ nữ xã Ngọc Lâm, huyện Mỹ Hào, chúng tôi không khỏi thán phục ý trí, nghị lực phi thường và sự năng động, nhạy bén của người phụ nữ mảnh mai năm nay 49 tuổi – người phụ nữ năng động, tự tin khởi nghiệp thành
công trên mảnh đất quê hương mình.
Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Ngọc Lâm thuần nông chiêm trũng, chị Nguyễn Thị Hằng được biết đến là một cô thôn nữ mảnh mai nhưng đầy nội lực. Chị xây dựng gia đình ở tuổi 19 với nguồn vốn liếng là mấy sào ruộng khoán và đôi bàn tay cần cù, chịu khó. Hai vợ chồng
tần tảo sớm hôm bám ruộng, bám vườn nhưng cũng chỉ đủ ăn, không có dư giả gì. Chị đã xoay sở thêm nghề phụ làm máy xay, máy sát, đong thóc, bán gạo, chăn nuôi lợn. Vốn là người năng động, hoạt bát, lại nắm bắt được trong xã, trong thôn có những phần diện tích sình lầy, hoang hoá, chị đã mạnh dạn bàn bạc với chồng xin đấu thầu để cải tạo làm trang trại. Có vẻ như trời đã thử thách lòng người khi mạo hiểm khởi nghiệp với bao nhiêu bộn bề lo toan về hạ tầng, về giống, về vốn, về kỹ thuật khi khởi tạo một mô hình chăn nuôi với quy mô lớn. Thế nhưng
“Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, anh chị
đã chung sức, đồng lòng, cùng với sự ủng hộ, giúp đỡ của anh em, bạn bè, anh chị đã vượt lập thành công, cải tạo hơn 7 mẫu hồ thả cá; xây dựng được hệ thống chuồng trại rộng trên 1.000 m2 được trang bị hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống thông gió, nước tắm lợn, rửa chuồng trại quy mô hiện đại. Trang trại của chị được công ty thức ăn chăn nuôi Hoa Kỳ AFC bình chọn là trang trại tiêu biểu khu vực phía phía bắc với mức duy trì thường xuyên là 180 con lợn nái, mỗi tháng xuất bán khoảng 300 con lợn bột và gần 400 con lợn thịt.
Mọi việc tưởng như đã thuận buồm xuôi gió thì thử thách lại một lần nữa lại đè nặng lên đôi vai người phụ nữ ấy. Vào thời điểm năm 2017, giá thịt lợn rớt tận cùng là lúc trong chuồng của chị có tới gần 2.000 đầu lợn. Tiền thức ăn chăn nuôi bỏ ra mỗi ngày khoảng 20 triệu đồng, trong khi lợn xuất bán chỉ 20.000 – 25.000đ/kg, thậm chí có những đợt thương lái ép giá lợn nái chị cũng chỉ xuất
bán được với giá 9.000 - 10.000đ/kg. Như ngồi trên đống lửa với bao nhiêu lo lắng, trăn trở tưởng chừng như bế tắc, mất ngủ hàng đêm lo làm sao để tự mình giải cứu được mồ hôi, công sức của mình đã bỏ ra. Và rồi trong “cái khó” đã ló “cái
khôn”, người phụ nữ đầy ý
chí và nghị lực ấy đã không chùn bước trước khó khăn. Chị cùng chồng lặn lội đi đến nhiều nơi, học hỏi cách chế biến thực phẩm, rồi về đầu tư máy móc, sử dụng thịt và cá từ chính trang trại của gia đình làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm sạch.
Với sự mạnh dạn, năng động, nhạy bén, chị lại một lần nữa khởi nghiệp thành công, đưa nguồn thực phẩm dư thừa, giá rẻ làm nguyên liệu cho cơ sở chế biến thực phẩm của chị, đưa thực phẩm có nguồn gốc, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đến trực tiếp với người tiêu dùng. Đến nay chị đã có được một cơ sở chế biến khang trang, sạch sẽ với hệ thống máy móc hiện đại. Cơ sở tạo việc làm
cho 10 lao động nữ với mức thu nhập từ 3 - 6 triệu đồng/tháng. Hàng ngày chị xuất cho các doanh nghiệp trường học trên địa bàn và một số tỉnh lân cận khoảng 2 tạ thực phẩm bao gồm: Chả cá, chả lợn, giò lợn, xúc xích. Ngoài ra thịt lợn sạch tại trang trại của gia đình chị còn được đóng túi, bảo quản hút chân không và giao bán cho các công ty, người dân trên địa bàn.
Không chỉ tìm hiểu thị trường, chị Hằng còn nghiên cứu và chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cơ sở chế biến thực phẩm của chị được cấp giấy chứng nhận kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định. Bản thân chị và 100% công nhân chế biến tại cơ sở của chị được khám và cấp giấy chứng nhận sức khoẻ định kỳ.
Vừa tập trung phát triển kinh tế, chị vừa quan tâm, chăm lo cho gia đình, luôn động viên chồng hoàn thành tốt công việc của một Trưởng công an xã, chăm sóc mẹ chồng và nuôi dạy con thành tài. Hai con chị
đã tốt nghiệp Đại học, có nghề nghiệp ổn định và đã xây dựng gia đình riêng.
Là một hội viên phụ nữ tiêu biểu, chị rất tích cực tham gia các hoạt động của Hội tổ chức, phát động, nhất là công tác nhân đạo từ thiện, xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Vừa tích cực tham gia các hoạt động xã hội tại địa phương, vừa mạnh dạn phát triển kinh tế, tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, chị Hằng luôn được chị em bình chọn là đại biểu tiêu biểu đi dự
các hội nghị, diễn đàn lớn của xã, của huyện. Chị đã vinh dự đại diện cho hội viên phụ nữ tiêu biểu của huyện Mỹ Hào dự Đại hội đại biểu phụ nữ tỉnh Hưng Yên lần thứ XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021. Vừa qua, chị đã được tham dự, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm và giới thiệu sản phẩm tại Ngày Phụ nữ khởi nghiệp và biểu dương chi hội phụ nữ tiêu biểu do Hội LHPN tỉnh tổ chức.
Với những nỗ lực và thành tích đạt được, chị đã được tổ chức Hội, Tỉnh ủy
Hưng Yên, các cấp, các ngành tặng nhiều Bằng khen, Giấy khen. Nhưng thành tích lớn nhất đối với chị là đã năng động, sáng tạo để vượt qua những khó khăn, thử thách tưởng chừng như có thể nhấn chìm con tàu chị đang chèo lái. Sự sáng tạo, linh hoạt và nhạy bén đã tạo nên sự thành công của chị, giúp chị đứng vững và phát triển, khẳng định bản lĩnh của phụ nữ Việt Nam hiện đại với đầy đủ phẩm chất “Tự tin, tự trọng, trung hậu,
đảm đang”.
Chị Trần Thị Thu sinh năm 1988 là hội viên Chi
Hội phụ nữ 3, thôn An Lạc, xã Đồng Tiến, huyện Khoái
Châu. Nhắc đến chị Thu là mọi người nghĩ ngay đến hình ảnh của một người phụ nữ nhỏ bé nhưng chịu thương, chịu khó, là tấm gương sáng điển hình khắc phục khó khăn vươn lên làm giàu chính đáng.
Xuất thân từ gia đình thuần nông, có hoàn cảnh khó khăn, chị kết hôn năm 2007, chồng chị là anh Lại Đình Hiển, sinh năm 1984. Năm 2008, chị sinh đứa con gái đầu lòng. Đến năm 2009, chị sinh thêm cháu trai và không may