IV. TÌNH HÌNH VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
7. Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong 02 năm gần nhất
7.1 Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh trong năm 2008, 2009
Bảng 8: Một số chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh trong năm 2008, 2009
ĐVT: đồng
STT Chỉ tiêu 2008 2009 Tăng/giảm
%
1 Tổng giá trị tài sản 1.941.970.137.000 4.645.522.367.000 239,2
2 Doanh thu thuần 344.482.627.000 676.257.106.000 196,3
3 Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 373.160.000 108.408.136.000 290,5
4 Lợi nhuận trước thuế 373.160.000 108.408.136.000 290,5
5 Lợi nhuận sau thuế 373.160.000 97.323.499.000 261,78
6 Cổ tức 0 1.000
7 Lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu 10 1.959 19.590
(Nguồn: Công ty CP Chứng khoán Thăng Long)
7.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty trong năm báo cáo
a. Nhân tố thuận lợi
Năm 2009, Chính phủ thực hiện thành công các biện pháp kích thích kinh tế trong đó có gói kích cầu 8 tỷ USD với gói hỗ trợ lãi suất cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn và một số chính sách vĩ mô khác đã phần nào có ảnh hưởng tốt và giúp TTCK hồi phục trở lại. Hai chỉ số VN- Index và HNX-Index đã phục hồi mạnh. Số lượng công ty mới niêm yết tăng vọt, trong đó nhiều cổ phiếu của hàng loạt tập đoàn lớn đã được niêm yết như CTG, VCB, OGC... Giao dịch trực tuyến cũng được áp dụng khiến việc giao dịch trở nên dễ dàng hơn. Trong năm 2009 thêm sàn UPCOM được thành lập dành riêng cho những công ty đại chúng đăng ký giao dịch.
Đội ngũ lãnh đạo của Công ty đều là những người có tâm huyết, chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm trong nghề. Cổ đông lớn là Ngân hàng TMCP Quân đội là một trong những ngân hàng có uy tín trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, góp phần vào việc xây dựng được một hình ảnh uy tín về TLS và hậu thuẫn tốt trong việc tạo dựng các mối quan hệ đối tác. Bộ máy chuyên môn hoạt động theo một quy trình định hướng rõ ràng với việc phân công chức năng nhiệm vụ cho từng phòng ban và từng cá nhân cụ thể đảm bảo việc khai thác được triệt để và hiệu quả nhất năng lực của nhân sự.
b. Nhân tố ảnh hưởng bất lợi
Năm 2009 là một năm đầy biến động đối với nền kinh tế thế giới, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã chạm đáy và kinh tế thế giới đang dần phục hồi với những dấu hiệu khả quan. Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới hậu khủng hoảng với những rủi ro tiềm ẩn đang gây mất ổn
30 định trên thị trường tài chính của nhiều quốc gia, trong đó Việt Nam và TTCK Việt nam cũng không là ngoại lệ.
Kim ngạch xuất khẩu 2009 suy giảm nghiêm trọng, nhập siêu vẫn còn rất lớn, thâm hụt ngân sách cao và kiều hối giảm, FDI trong năm vẫn có sự suy giảm đáng kể, lạm phát tuy đã được kiểm soát tương đối nhưng sức ép gia tăng vẫn luôn tiềm ẩn… Đây là nguyên nhân tạo ra nhiều rủi ro với các bên tham gia thị trường và tác động không tốt đến hoạt động kinh doanh của Công ty.
Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trong giai đoạn tăng trưởng nhưng tính ổn định không cao, thiếu sự đồng bộ và sự bền vững, tính chuyên nghiệp của các nhà đầu tư thấp. Ngoài ra, cơ chế quản lý, tổ chức và giám sát cũng như quy định của pháp luật và hệ thống văn bản pháp lý trên TTCK còn nhiều điểm còn đang trong quá trình hoàn thiện, khiến cho dòng vốn đầu tư vào chứng khoán còn bị hạn chế; và phần nào những yếu tố này cũng ảnh hưởng rất mạnh, rất trực tiếp đến các hoạt động và doanh thu của Công ty.
Mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt từ các công ty chứng khoán khác thêm vào đó là cuộc chiến giành giật thị phần giữa các công ty chứng khoán ngày càng khốc liệt. Hàng loạt công ty đã tiến hành giảm phí, thậm chí miễn phí giao dịch trong một thời gian dài để thu hút nhà đầu tư. Cạnh tranh bằng phí thay vì chất lượng dịch vụ đã khiến môi trường kinh doanh nhiều lúc bị méo mó và cái giá phải trả chính là tổn thất của bản thân công ty chứng khoán và cả nhà đầu tư.