Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 124 - 125)

1. Tác dụng của môn Bóng bàn

2.3. Kỹ thuật líp bóng thuận tay và trái tay

Líp bóng là kỹ thuật đánh bóng đảm bảo độ chính xác cao, dễ điều khiển điểm rơi. Líp bóng là kỹ thuật tấn công chủ yếu đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương, là quả đánh quá độ tạo điều kiện thuận lợi cho các kỹ thuật tấn công tiếp theo.47

2.3.1. Kỹ thuật líp bóng thuận tay

Hình 93 - Kỹ thuật líp bóng thuận tay

Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O (góc này phụ thuộc vào chiều cao của thân người, người cao góc độ này hẹp hơn một ít), góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 135 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái. Nếu sử dụng mặt vợt gai cao su thì ngả về sau, sử dụng vợt mousse thì úp về trước.

Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, lên trên và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Lực phối hợp đánh bóng bắt đầu từ đạp chân, xoay hông, chuyển trọng tâm qua lườn, gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới.

47

Nguyễn Quang Vinh- Giáo trình bóng bàn – Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Thành phố Hồ Chí Minh, 2014.

124

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt trái. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.

2.3.2. Kỹ thuật líp bóng trái tay

Hình 94 - Kỹ thuật líp bóng trái tay

Giai đoạn chuẩn bị: Chân phải đứng trước, chân trái đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân trái. Tay phải cầm vợt ngang hông để ngang hông bên trái, cách hông 25 – 30 cm. Cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và thân người khoảng 30O, giữa cánh tay và cẳng tay khoảng 90 O, vai phải hạ thấp và thả lõng hơn vai trái.

Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn nảy qua điểm cao nhất (điểm 3 – 4 của đường vòng cung bóng rơi) nhanh chóng lăng vợt từ sau ra trước, lên trên và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa bóng hoặc giữa dưới bóng (đối với bóng xoáy xuống vợt hơi ngửa ra phía sau). Vợt lăng đến đâu thì trọng tâm cơ thể được dịch chuyển tương ứng tới đó, để phối hợp đánh bóng. Khi đánh bóng nhanh chóng gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở ngang đuôi mắt phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.48

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 124 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)