Kỹ thuật xuất phát

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 48 - 49)

1. Tác dụng của môn bơi lội

2.5.Kỹ thuật xuất phát

a) Tư thế chuẩn bị

Khi xuất phát, hai chân đứng ở phần trước của mặt bục, điểm rơi của trọng tâm cơ thể ở sát mép trước của bục xuất phát. Ở tư thế này trọng tâm mất ổn định và thân người sẽ đổ về phía trước. Vì vậy ở tư thế chuẩn bị, vận động viên phải đặt hai bàn chân tách ra song song khoảng cách giữa hai bàn chân rộng bằng hông. Ngón chân cái bám sát vào mép bục để tránh bị trượt chân, gối hơi gấp, gập khớp hông, làm cho thân người gần song song với mặt nước. hai tay duỗi xuống ra phía sau, trọng tâm rơi vào điểm sát mép trước của bục và ở khoảng giữa hai bàn chân.

b) Bật nhảy

Bắt đầu từ gập gối, bật mạnh chân, vung tay, thân người giữ tư thế ngang bằng với nước. Hiệu quả của động tác này phụ thuộc vào ba điểm sau:

Hình 24 - Tư thế xuất phát

48

Sự phối hợp giữa động tác vung tay và đạp chân: Động tác vung tay về phía trước làm tăng thêm sức mạnh cho chân đạp ra sau, cũng như hiệu quả.

c) Bay trên không

Động tác bay trên không phụ thuộc vào động tác vào nước, vì vậy khi bay trên không, cần có động tác chuyển thân để thân người từ tư thế đầu cao hơn chân lúc bật ra khỏi bục xuất phát, lật xuống thành tư thế đầu thấp hơn chân khi vào nước.

d) Vào nước

Tư thế thân người phụ thuộc vào độ lao sâu khi vào nước và tư tế bay trên không. Vào nước nông sẽ nổi lên mặt nước sớm, quãng lướt nước ngắn, tốc độ giảm nhanh. Điều đó thích hợp với xuất phát khi bơi trườn sấp cự ly ngắn.

Hình 25 - Vào nước

e) Lướt nước

Khi vào nước, thân người nên giữ hình dạng lướt nước, có độ căng thẳng nhất định và dùng bàn tay điều khiển độ sâu lướt nước. Khi tốc độ lướt nước sấp xỉ tốc độ bơi thì bắt đầu làm động tác đập chân để cơ thể nổi lên mặt nước rồi bắt đầu quạt tay.

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 48 - 49)