Kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 127 - 129)

1. Tác dụng của môn Bóng bàn

2.5. Kỹ thuật gò bóng thuận tay và trái tay

Gò bóng là kỹ thuật cơ sở của cắt bóng. Gò bóng đánh bóng xoáy xuống đối phó với bóng xoáy xuống của đối phương. Gò bóng đứng gần bàn, biên độ động tác nhỏ, vợt tiếp xúc bóng chủ yếu ở trên mặt bàn. Gò bóng kết hợp với độ xoáy và điểm rơi hạn chế khả năng tấn công của đối phương, giành thế chủ động tấn công dứt điểm.

Gò bóng gồm có: Gò nhanh, gò chậm, gò xoáy, gò không xoáy.

- Gò nhanh: Phù hợp với lối đánh tấn công, với mục đích đưa đối phương vào thế bị động, giành cơ hội dứt điểm.

- Gò chậm: Phù hợp với lối đánh phòng thủ, gò chậm thường kết hợp với gò xoáy và không xoáy.

2.5.1. Gò bóng thuận tay

Giai đoạn chuẩn bị: Người đứng cách bàn khoảng 40cm, chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái

127

Hình 96 - Kỹ thuật gò bóng thuận tay .

Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, xuống dưới và sang trái. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, gập cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và kết thúc ở trước bụng. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân trái. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân trái nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.

2.5.2. Gò bóng trái tay

Hình 97 - Kỹ thuật gò bóng trái tay

Giai đoạn chuẩn bị: Chân trái đứng trước, chân phải đứng sau, khoảng cách hai chân rộng bằng vai, gối hơi khuỵu, trọng tâm dồn vào chân phải. Tay phải cầm vợt ngang hông, cách hông 25 – 30 cm, mặt vợt ngửa, cánh tay duỗi tự nhiên, góc giữa cánh tay và cẳng tay là 45O, góc độ giữa người với bàn khoảng 45O, góc độ giữa cẳng tay và cánh tay khoảng 80O, vai phải hạ thấp và thả lỏng hơn vai trái.

128

Giai đoạn đánh bóng: Khi bóng đối phương đánh sang bàn, nảy lên giai đoạn 1 – 2 gò nhanh và giai đoạn 4 – 5 gò chậm, nhanh chóng đưa vợt từ sau ra trước, xuống dưới và sang phải. Vợt tiếp xúc với bóng ở phần giữa dưới bóng, duỗi cẳng tay, cổ tay miết vào bóng tăng sức xoáy, tạo đường vòng cung qua lưới.

Giai đoạn kết thúc: Sau khi đánh bóng, vợt theo quán tính chuyển động chậm dần và dừng lại ở ngang lườn bên phải. Trọng tâm cơ thể chuyển sang chân phải. Sau khi đánh bóng xong, đạp mạnh chân phải nhanh chóng chuyển trọng tâm trở về tư thế chuẩn bị để đánh quả tiếp theo.50

Một phần của tài liệu giao-trinh-mon-giao-duc-the-chat-he-cao-dang (Trang 127 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)