Thực trạng ứng dụng công nghệ đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 10.Nhóm 10 (Trang 25 - 30)

3.1. Hiệu quả ứng dụng công nghệ đối với doanh nghiệp

Trong những năm gần đây, ngành Hải quan luôn tích cực ứng dụng các kĩ thuật công nghệ tiến tiến vào công tác quản lý và thông quan hàng hóa, đáp ứng được phần nào nhu cầu trao đổi hàng hóa ngày một to lớn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Đặc biệt là sau nhiều năm triển khai hệ thống thông quan hàng hóa tự động (VNACCS), hệ thống này đã mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nói riêng và tổng thể nền kinh tế Việt Nam nói chung.

Theo thống kê năm 2018, cơ quan hải quan đã giải tỏa được áp lực giải quyết thủ tục từ 11 đến 12 triệu tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu. Minh chứng tiêu biểu cho việc thủ tục hải quan điện tử đã hoạt động hiệu qua trong năm này có thể kể đến số liệu được thống kê từ Cục Hải quan Cà Mau. Cụ thể, 100% doanh nghiệp làm thủ tục hải quan qua Cục Hải quan Cà Mau đều thực hiện thủ tục hải quan điện tử và hệ thống dịch vụ công trực tuyến. Số liệu tờ khai thực hiện qua hệ thống VNACCS/VCIS từ đầu năm 2018 đến ngày 20/11/2018 là 10.191 tờ khai với trị giá kim ngạch xuất nhập khẩu là 1.029.061.090 USD, với 561 hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trên hệ thống dịch vụ công trực tuyến. (Hồng Phượng, 2018)

Nhờ có thủ tục hải quan quan điện tử được áp dụng rộng rãi, kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta được ghi nhận tăng đến hơn 10%/năm. So với năm 2017 kim ngạch xuất nhập khẩu chỉ đạt 423 tỷ USD/năm, trong 11 tháng của năm 2018, kim ngạch xuất đã đạt hơn 440 tỷ USD. Nhờ có hệ thống này, doanh nghiệp không phải xuất trình các chứng từ giấy khi đưa hàng qua khu vực giám sát hải quan như trước đây, giúp giảm chi phí cũng như thời gian làm thủ tục. Hiện nay, thời gian tiếp nhận và thông quan đối với hàng luồng xanh chỉ từ 1 - 3 giây, đối với hàng luồng vàng, thời gian xử lý và kiểm tra hồ sơ không quá 2 giờ làm việc, từ đó nâng cao khả năng cạnh

Trong năm 2020, khi đánh hiệu quả thời gian và chi phí do triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đoàn công tác của Tổng cục Hải quan đã ghi nhận được kết quả như sau: Tỷ lệ xử lý tự động của hệ thống đạt ổn định trên 99,5%. Thời gian thông quan và xử lý, giám sát nhận, trả hàng tại kho hàng không đối với mỗi lô hàng được giảm từ 3-6 giờ xuống trung bình dưới 10 phút. Bình quân mỗi ngày có trên 5300 lô hàng được quản lý, giám sát thông qua hệ thống. Tại cuộc khảo sát, nhiều doanh nghiệp đã đánh giá Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động đã giúp rút ngắn thời gian, thủ tục đưa hàng qua khu vực giám sát, mang lại lợi ích cạnh tranh cho doanh nghiệp. (Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, 2020)

Bên cạnh đó việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động (VASSCM) cũng được nhiều doanh nghiệp tuân thủ và đạt được hiệu quả đáng kể. Theo Tổng cục Hải quan, tính đến đầu tháng 11/2018, VASSCM tại các cảng biển, cảng hàng không đã được triển khai tại 20/35 cục hải quan tỉnh, thành phố, được cơ quan hải quan thực hiện tại 7 cục hải quan tỉnh, thành phố trọng điểm, gồm: Hải Phòng, Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Quảng Ninh, Cần Thơ, Khánh Hòa với 99 DN kinh doanh kho, bãi, cảng tham gia. Tới năm 2019, VASSCM đã được triển khai tại 33/35 cục hải quan địa phương với 414 doanh nghiệp đã thực hiện kết nối hệ thống này. (Việt Dũng, 2020)

Xét tới thành tích tiêu biểu của việc áp dụng hệ thống VASSCM, không thể không nhắc tới hiệu quả đạt được tại cảng biển Hải Phòng. Theo thống kê tới tháng 12 năm 2021, tổng số tờ khai toàn Cục Hải quan thành phố Hải Phòng đạt 200.861 tờ khai. Trong đó: tờ khai nhập khẩu là 104.828 tờ khai, tờ khai xuất khẩu là 96.033 tờ khai, tăng 7,36% so với cùng kỳ năm 2020, tăng 0,02% so với tháng trước. (Cục Hải quan thành phố Hải Phòng, 2022)

Trước đó trong năm 2018, Tổng cục Hải quan tổ chức khảo sát thời gian thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa tại cảng Hải Phòng. Kết quả bước đầu cho thấy cộng đồng doanh nghiệp doanh nghiệp đã được hưởng lợi nhiều từ việc triển khai hệ thống quản lý, giám sát tự động tại cảng biển. Trước đây, doanh nghiệp thường mất từ 1 - 2 giờ để hoàn thiện các thủ tục cần thiết, nhưng khi có sự kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng thông qua hệ thống tự động, cơ quan hải quan ra quyết định thông quan chỉ trong vài phút. Các doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, trước đây, thời gian làm thủ tục đưa hàng vào ra và qua hải quan cổng giám sát, trung bình lên tới 1,5 giờ phụ thuộc vào hạ tầng, nay chỉ còn 30 - 45 phút tùy từng thời điểm, tức là đã rút ngắn hơn một nửa thời gian. Theo đó, lợi ích rõ nét của doanh nghiệp chính là có thể rút ngắn thời gian giao hàng tại cảng, đơn giản thủ tục lấy hàng cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu; tránh được ùn tắc do giao hàng chậm, đặc biệt vào chiều tối và ban đêm. Hệ thống giám sát tự động giúp chất lượng phục vụ của doanh nghiệp cảng được cải thiện, lưu lượng hàng hóa qua cảng tăng trưởng hơn 10% trong thời gian qua. Đồng thời, hệ thống này cũng góp phần nâng cao hiệu quả khai

thác phương tiện vận tải, tăng năng suất lao động; giảm chi phí vận chuyển, xe nâng, xe bốc xếp hàng hóa… (Hải Linh, 2018)

Năm 2021, nhằm đánh giá hiệu quả thời gian và chi phí do triển khai Hệ thống quản lý, giám sát hải quan tự động tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, đoàn công tác của Tổng cục Hải quan đã trực tiếp khảo sát các doanh nghiệp. Kết quả thu được như sau: VASSCM giúp doanh nghiệp tiết kiệm được trung bình khoảng 2,5 giờ/1 lô hàng khi làm các thủ tục nhập khẩu hàng hóa qua cảng hàng không Nội Bài. Trong đó, thời gian làm thủ tục xác nhận hàng qua khu vực giám sát tiết kiệm được trung bình 1,2 giờ/1 lô hàng và thời gian làm thủ tục với đơn vị kinh doanh kho bãi để lấy hàng ra khỏi kho tiết kiệm được trung bình 1,32 giờ/1 lô hàng. Về chi phí, có 90% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết việc triển khai VASSCM giúp doanh nghiệp giảm chi phí thực hiện các thủ tục xuất, nhập khẩu hàng hóa so với trước khi triển khai hệ thống. 91% doanh nghiệp cho biết VASSCM giúp hồ sơ, thủ tục để đưa hàng vào/đưa hàng ra khỏi kho/khu vực giám sát hải quan đơn giản hơn. 82% doanh nghiệp cho biết VASSCM giúp giảm thời gian chuẩn bị hồ sơ cung cấp cho doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi để làm thủ tục đưa hàng vào/đưa hàng ra khỏi kho. Thời gian trung bình doanh nghiệp tiết kiệm được trong khâu chuẩn bị hồ sơ là 0,83 giờ. 82% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết VASSCM giúp giảm chi phí chuẩn bị hồ sơ. 73% doanh nghiệp cho biết VASSCM giúp họ chủ động thời gian thực hiện thủ tục đối với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi; đồng thời doanh nghiệp cũng không cần phụ thuộc vào thời gian làm việc hành chính của cơ quan hải quan do Hệ thống điện tử hoạt động 24/7. Ngoài ra, đối với đơn vị kinh doanh kho bãi, việc truy vấn, tiếp nhận thông tin trên Hệ thống điện tử trước thời điểm xếp dỡ hàng nhập khẩu từ phương tiện vận tải vào khu vực kho, bãi đã tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về thủ tục, thời gian, chi phí… (Anh Minh, 2021)

Bên cạnh Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, tại Cửa khẩu cảng Hòn Gai, Hệ thống quản lý tự động VASSCM cũng đem lại nhiều hiệu quả nổi bật. Theo Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Hòn Gai (Cục Hải quan Quảng Ninh), khi kết nối với Hệ thống trao đổi và xử lý dữ liệu 24/7, doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể hoàn toàn chủ động kế hoạch giao nhận hàng hóa tại cảng không phụ thuộc vào thời gian làm việc của cơ quan Hải quan. Các hãng tàu đồng thời được hưởng lợi từ việc cơ quan Hải quan và doanh nghiệp kinh doanh cảng, kho, bãi giải quyết thủ tục nhanh gọn kể từ khi vận hành Hệ thống VASSCM. (Phượng Hà, 2020)

3.2. Hạn chế ứng dụng công nghệ đối với doanh nghiệp

Có thể nói những hiệu quả đáng kể mà thủ tục hải quan điện tử mang lại đã đem đến cho các doanh nghiệp tham gia thương mại quốc tế nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển và tiến xa hơn nữa. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể phủ nhận thủ tục hải quan điện tử vẫn còn tồn tại một số những hạn chế không đáng có.

hàng hóa của doanh nghiệp nhập khẩu gặp phải sự chậm trễ. Trong văn bản gửi Tổng cục Hải quan vào năm 2021, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân nêu rõ: nhiều doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá phản ánh mặc dù bên nước xuất khẩu đã thông báo đã gửi C/O điện tử đến Hải quan Việt Nam trước khi hàng hoá về đến cửa khẩu, cảng biển nhưng cơ quan Hải quan lại báo là chưa nhìn thấy trên hệ thống điện tử của mình nên không cho thông quan hàng hoá nhanh mà yêu cầu doanh nghiệp phải chờ đợi.

Ngoài ra, có doanh nghiệp đã nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhưng cơ quan Hải quan vẫn thông báo không nhìn thấy và không cho thông quan hàng hoá. Doanh nghiệp muốn thông quan hàng hoá phải chờ đợi hoặc nộp bản chứng nhận bằng giấy cho hải quan... Trong văn bản phản hồi, Tổng Cục Hải quan thừa nhận có tình trạng như Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân đã đề ra trước đó. Cụ thể, có việc quốc gia bên xuất khẩu hàng hoá đã thông báo gửi C/O nhưng cơ quan Hải quan Việt Nam không nhìn thấy trên hệ thống. Có trường hợp là trên Tổng cục Hải quan đã nhìn thấy C/O trên hệ thống nhưng đơn vị hải quan cửa khẩu lại không nhìn thấy. Ngoài ra, cũng có việc chứng nhận kết quả kiểm tra chuyên ngành đã có trên Cổng thông tin một cửa quốc gia nhưng đơn vị Hải quan thực hiện thủ tục tại cửa khẩu không nhìn thấy được và yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp bản chứng nhận có dấu để thông quan hàng hoá. Lý giải cho các sự việc nêu trên, Tổng cục Hải quan cho biết, tất cả những việc này là do trục trặc hệ thống thông tin điện tử, hệ thống thông quan tự động khiến cho tín hiệu thống quan không hoặc chậm truyền đi giữa các đơn vị, bộ phận thực hiện kiểm tra thông quan hàng hoá. Ngoài ra, Tổng cục Hải quan cũng nêu ra nguyên nhân thứ hai, đó là lỗi xảy ra trong việc đồng bộ từ Cổng thông tin một cửa quốc gia sang Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan (Lâm Phong, 2021)

Ngoài ra, thủ tục hải quan điện tử theo góc nhìn của doanh nghiệp vẫn còn hạn chế về tính công khai, minh bạch. Trong năm 2020, doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã gặp phải bất cập trong việc mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo theo hạn ngạch 400.000 tấn trong tháng 4/2020 mà Bộ Công Thương công bố trước đó. Trong công văn gửi Văn phòng Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tổng cục Hải quan, Công ty TNHH ANGIMEX-KITOKU (An Giang) cho biết, công ty nhận được Quyết định số 0361/XNK-NS của Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương công bố hạn ngạch xuất khẩu đối với mặt hàng gạo trong tháng 4/2020 là 400.000 tấn và quyết định trên có hiệu lực từ 0 giờ ngày 11/4/2020. Đến sáng 11/4, công ty thực hiện mở tờ khai hải quan cho các lô hàng đã đóng hàng vào container, có số container/số chì đầy đủ đang nằm tại cảng Mỹ Thới (An Giang). Tuy nhiên, công ty không thể truy cập được hệ thống hải quan để khai báo cho các lô hàng. Doanh nghiệp cũng đã liên hệ với hải quan cảng Cát Lái là nơi sẽ làm thủ tục thông quan nhưng được trả lời đang chờ Thông tư hướng dẫn của Bộ Công Thương và hướng dẫn của Tổng cục Hải quan vì thời điểm đó đang là ngày nghỉ cuối tuần.

Tuy nhiên, ngay đầu giờ sáng 12/4, công ty nhận được thông báo hệ thống hải quan đã cho mở tờ khai xuất khẩu gạo trong từ 0 giờ 30 đến 3 giờ và số lượng đăng ký đã đủ hạn ngạch cho phép. Nhiều doanh nghiệp khác cùng trong tình cảnh tương tự vì không nhận được bất kỳ thông tin chính thức nào từ cơ quan hải quan thông báo ngày giờ mở tờ khai hải quan xuất khẩu gạo. Việc này đồng nghĩa doanh nghiệp phải để tiếp tục lưu kho một lượng gạo lớn, đồng thời phải chờ hạn ngạch trong các tháng tiếp theo. Hơn nữa, số lương gạo đã đóng container và lưu kho cảng sẽ khiến phát sinh chi phí rất lớn. Chưa kể, với những đơn hàng đã đến thời hạn giao mà doanh nghiệp không thông quan được thì nguy cơ phải đền hợp đồng, bị đối tác kiện, thậm chí chấm dứt quan hệ kinh doanh là rất lớn, không chỉ thiệt hại cho doanh nghiệp mà còn mất uy tín, thương hiệu ngành gạo Việt Nam đã cố gắng gây dựng trong nhiều năm. Do vậy, theo quan điểm của doanh nghiệp việc cho mở tờ khai vào lúc gần sáng như trên là thiếu công khai, minh bạch (Xuân Anh, 2020)

Theo Báo cáo mức độ hài lòng của doanh nghiệp về việc thực hiện thủ tục hành chính xuất nhập khẩu năm 2020 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), mức độ thuận lợi của doanh nghiệp khi tuân thủ các thủ tục hành chính hải quan tương đối khác biệt. Nếu căn cứ theo tỷ lệ doanh nghiệp đánh giá việc thực hiện là “dễ” hoặc “tương đối dễ”, thủ tục khai hải quan (nhóm thủ tục thông quan) được nhiều doanh nghiệp đánh giá là thuận lợi hơn khi tuân thủ. Trong khi đó, dựa trên tỷ lệ doanh nghiệp gặp tình trạng “khó” hoặc “tương đối khó” thực hiện thì “kiểm tra hồ sơ (nhóm thủ tục thông quan) là nhóm thủ tục doanh nghiệp thường gặp khó khăn nhất với tỷ lệ 40,1%. Thêm vào đó, 38% doanh nghiệp tham gia khảo sát cho biết, họ vẫn gặp khó khăn, vướng mắc trong quá trình tìm hiểu thông tin thủ tục hành chính xuất nhập khẩu.

Trong khuôn khổ khảo sát, các vấn đề khó khăn thường gặp nhất trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan bao gồm: các quy định hay thay đổi, doanh nghiệp bị yêu cầu cung cấp thông tin, giấy tờ ngoài quy định, thời gian xử lý hồ sơ lâu hơn quy định, đơn vị hải quan không công khai thông tin và quy trình xử lý, công chức hải quan không hướng dẫn đầy đủ, tận tình và sự phối hợp chưa đồng bộ giữa cơ quan Hải quan và các cơ quan khác có liên quan. Riêng đối với thủ tục kiểm tra hồ sơ thuộc nhóm thủ tục thông quan, tình trạng quy định hoặc chính sách pháp luật thường xuyên thay đổi được xem là khó khăn lớn nhất cho việc tuân thủ của doanh nghiệp. Khoảng 24,2% doanh nghiệp từng thực hiện thủ tục kiểm tra hồ sơ phản ánh tình trạng này, cao hơn khoảng gấp đôi so với các trở ngại khác.

Tình trạng vừa phải nộp hồ sơ hải quan bản in và vừa phải nộp các tệp điện tử (bản mềm) cũng được nhiều doanh nghiệp đề cập. Doanh nghiệp cho rằng, dù áp dụng công nghệ thông tin đã được đẩy mạnh trong những năm gần đây nhưng việc “số hóa” không hoàn toàn vẫn gây mất khá nhiều thời gian cho doanh nghiệp khi họ vẫn phải trực tiếp đến cơ quan Hải quan để nộp hồ sơ như hình thức truyền thống, đồng thời

biết tình trạng của hồ sơ, chứng từ đã gửi cho cơ quan Hải quan và không biết cán bộ

Một phần của tài liệu 10.Nhóm 10 (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w