Đối với doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 10.Nhóm 10 (Trang 34 - 47)

Thứ nhất, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và triển khai, ứng dụng khoa học và công nghệ.

Đặc biệt là công nghệ cao, nhằm nhanh chóng đáp ứng những yêu cầu trong khai báo Hải Quan theo các hướng phát triển của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0. Khi mới bắt đầu triển khai quy trình thủ tục hải quan điện tử, rất nhiều văn bản pháp

luật có liên quan phải sửa đổi, bổ sung mới cho phù hợp với yêu cầu. Các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu cần phải nắm bắt kịp thời các văn bản này để chủ động, không bị bỡ ngỡ khi khai báo và làm thủ tục hải quan.

Hiện nay, trên website chính thức của Tổng cục Hải quan Việt Nam luôn cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới nhất về thủ tục hải quan điện tử, chính sách thuế xuất nhập khẩu, cơ chế điều hành hoạt động xuất nhập khẩu,... để doanh nghiệp tiện tra cứu và theo dõi. Với các doanh nghiệp nắm bắt và hiểu rõ quyền lợi, trách nhiệm của họ khi khai báo thủ tục hải quan, cơ quan hải quan sẽ không phải mất nhiều thời gian để hướng dẫn thủ tục, giải đáp các vướng mắc phát sinh, tránh sự hiểu lầm giữa hai bên.

Thứ hai, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần hoàn thiện và nâng cấp hệ thống khai báo điện từ của doanh nghiệp.

Hệ thống khai báo điện tử hiện nay của doanh nghiệp chưa hoàn chỉnh và cẩn phải hoàn thiện, nâng cấp. Cụ thể hệ thống cần sửa chữa, bổ sung thêm một số chức năng sau:

Sửa chữa các lỗi phát sinh: như lỗi cập nhật dữ liệu từ file excel vào hệ thống; số liệu không chính xác do tự động quy đổi tổng giá trị từ số lượng thành tiền; độ dài của trường dữ liệu số lượng, nhà xuất khẩu: quá ngắn, không đủ để nhập hết dữ liệu; chức năng phân bổ chi phí (bảo hiểm, vận chuyển, đóng gói,..) không chính xác; chức năng xuất dữ liệu, độ ổn định của hệ thống.

Bổ sung thêm các chức năng: như theo dõi nợ CO, trao đổi thông tin giữa doanh nghiệp và cơ quan Hải quan khi tra cứu cưỡng chế, tra cứu giấy phép; chức năng phân quyền như thực tế của doanh nghiệp; chức năng tạo danh mục, sắp xếp, tìm kiếm dữ liệu trong danh mục, chức năng tự động tính lệ phí.

Thiết kế hệ thống phù hợp, tiện dụng cho người sử dụng: cách thức nhập dữ liệu, bổ sung danh mục trong trường hợp tên hàng, danh mục xuất xứ hàng hóa trong trường xuất xứ để người sử dụng lựa chọn khi nhập liệu.

Bổ sung thêm một số loại hình khác vào hệ thống: như gia công, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, đầu tư, phi mậu dịch, xuất nhập khẩu tại chỗ, quá cảnh chuyển tiếp,... để các doanh nghiệp có thể tham gia thủ tục khai báo Hải quan đối với mọi loại hình.

Thứ ba, doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển và mở rộng mạng lưới khai báo Hải quan nâng cao hiệu quả quản lý phục vụ cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.

Các doanh nghiệp cần khắc phục nhược điểm, yếu kém trong việc sử dụng nguồn lao động, chế độ tiền lương và đãi ngộ đối với nhân viên trong doanh nghiệp. Vì thế, các doanh nghiệp cần chú ý nâng cao trình độ, chất lượng lượng đội ngũ nhân viên để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao với chất lượng cao thông qua những việc như:

Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn phục vụ cho công việc: Tuyển dụng và đào tạo nhân viên có trình độ Trung học phổ thông, Trung cấp, Cao đẳng; đào tạo về nghiệp vụ Hải quan tổng hợp đối với lao động chưa qua đào tạo nghiệp vụ Hải quan; đào tạo nhân viên những kiến thức tổng quát về những kỹ năng cần thiết trong công việc như: Tin học, Ngoại ngữ, cách sử sử dụng hệ thống chương trình với từng khâu công tác và tập trung vào hai chuyên ngành chủ yếu là Hải quan và ngoại thương.

Sử dụng nhân sự một cách hợp lý: Phân bố nguồn lao động theo năng lực chuyên môn và kinh nghiệm trong công việc, có chính sách tiền lương hấp dẫn và những ưu đãi hợp lý đối với từng công việc chuyên môn đặc thù để thu hút chất xám, người có trình độ chuyên môn cao. Ngoài ra, các doanh nghiệp cần có những kỷ luật nghiêm khắc đối với những trường hợp sai phạm trong công việc làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động và uy tín của doanh nghiệp.

Thứ tư, doanh nghiệp cần tìm kiếm đối tác tin cậy cung cấp các giải pháp, công nghệ và tư vấn triển khai.

Xây dựng tập hợp các nhà cung cấp công nghệ thứ ba, từ đó, đầu tư thành lập một nhóm chuyên môn nghiên cứu các cải tiến và áp dụng Cách mạng Công nghiệp 4.0 trên quy mô toàn doanh nghiệp, dựa trên một văn hóa mở với các thay đổi và thử nghiệm.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần tìm kiếm các nhà cung cấp công nghệ uy tín ở trong nước và nước ngoài để tìm ra những giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả với hệ thống vận hành của công ty.

Thứ năm, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với Hải quan, hướng tới chương trình Doanh nghiệp ưu tiên đặc biệt (AEO).

AEO là chương trình liên quan đến các doanh nghiệp được ưu tiên đặc biệt. Một doanh nghiệp được chấp thuận là AEO sẽ nhận được các lợi ích khi làm thủ tục hải quan như đơn giản hóa, tạo thuận lợi và các thủ tục đặc biệt liên quan đến kiểm soát hải quan khi nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam.

Các thủ tục đơn giản hóa, hài hòa hóa và thủ tục đặc biệt áp dụng cho bất cứ một AEO nào cũng phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau trong đó có các thủ tục đang có hiệu lực do Hải quan chấp nhận, đó là các hoạt động của doanh nghiệp, loại hình doanh nghiệp và kim ngạch xuất nhập khẩu. Ngược lại, doanh nghiệp cũng phải đáp ứng được những tiêu chí mà Hải quan đưa ra và được tin tưởng trong những hoạt động liên quan đến hải quan của Việt Nam, trong đó có việc đáp ứng các chuẩn mực về an ninh, an toàn.

Thứ sáu, doanh nghiệp cần nắm bắt kịp thời thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý.

Thông tin về chính sách mặt hàng do các bộ, ngành quản lý còn chậm. Hầu hết thông tin, số liệu do các Bộ, ngành cung cấp đều bằng công văn giấy, quyết định về hải quan điện tử được ban hành, đã có hiệu lực áp dụng, nhưng phải đợi chương trình phần mềm hoàn thành mới thực hiện được. Việc cập nhật thông tin không kịp thời có

thể gây ra những sai sót, tổn thất nghiêm trọng cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cần tìm hiểu kỹ càng để áp dụng các luật lệ, quy định liên quan của Hải quan và chỉ dẫn trực tuyến về vấn đề hải quan cũng như những kiến thức trao đổi trên trang Web Hải quan.

Cuối cùng, các doanh nghiệp cần đặt sự tín nhiệm vào việc sử dụng các dữ liệu thương mại nhằm hoàn thành các yêu cầu của Hải quan.

Thông tin đóng vai trò rất quan trọng, giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp ra quyết định một cách dễ dàng và nhanh chóng. Nếu nguồn thông tin cung cấp càng chính xác, kịp thời thì quyết định cũng sẽ chính xác, kịp thời và mọi việc sẽ đạt kết quả tốt. Ngược lại, nếu thông tin cung cấp không chính xác và chậm thì quyết định cũng sẽ không chính xác, không kịp thời, dẫn tới những thất bại trong công việc.

KẾT LUẬN

Đảng và Nhà nước ta trong nhiều năm trở lại đây đã và đang có nhiều chủ trưởng, chỉ đạo nhằm tăng cường việc ứng dụng công nghệ từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 vào ngành xuất nhập khẩu nói chung và việc khai báo hải quan nói riêng. Trong đó tiêu biểu là việc thực hiện và dần hoàn thiện thủ tục Hải quan điện tử thời gian qua. Việc áp dụng loại hình thủ tục này đã giúp cho việc khai báo hải quan và hoàn thành các thủ tục thông quan xuất nhập khẩu một cách dễ dàng hơn, từ đó mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, ngành Hải quan và xã hội. Việc áp dụng công nghệ

với công tác quản lý, công nghệ giúp xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học, an toàn phục vụ công tác quản lý, ra quyết định của người lãnh đạo. Nhờ ứng dụng công nghệ trong các khâu quản lý mà ngành cũng đảm bảo tính liêm chính và chuyên nghiệp cao, xây dựng được quy chế dân chủ cơ sở bền vững, tạo sức mạnh về nội lực. Đối với doanh nghiệp và các tổ chức xã hội và người dân, ngành đã ứng dụng tốt công nghệ để xây dựng các kênh thông tin tuyên truyền (báo chí, website, cổng thông tin điện tử tư vấn trực tuyến…), thực hiện chức năng cầu nối giữa cơ quan quản lý với người sử dụng; xây dựng và áp dụng hệ thống thông quan tiên tiến, giảm giấy tờ, chi phí, thời gian, giảm phiền hà cho doanh nghiệp; triển khai cơ chế một cửa, hình thành mối quan hệ tương tác hai chiều giữa doanh nghiệp với cơ quan qua các dịch vụ hành chính công. Việc tích cực ứng dụng công nghệ vào khai báo hải quan đã thể hiện rõ sự quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa ngành Hải quan của Việt Nam trước yêu cầu của xã hội và của hội nhập quốc tế trong thời kỳ Cách mạng công nghiệp 4.0.

Qua phân tích, đánh giá quá trình thực hiện thủ tục Hải quan điện tử tại một số chi cục có thể thấy việc ứng dụng công nghệ vào thủ tục Hải quan không phải là một công việc đơn giản, có thể thực hiện và hoàn tất ngay trong một thời gian ngắn mà đỏi hỏi phải có thời gian. Dù việc ứng dụng công nghệ mởi có nhiều ưu điểm nhưng để thực hiện nó, hoàn toàn không chi có yếu tố thuận lợi mà còn có rất nhiều khó khăn, thử thách, chủ quan lẫn khách quan. Bên cạnh những việc đã làm được, công tác ứng dụng công nghệ nói chung và Hải quan điện tử nói riêng vẫn còn rất nhiều vấn đề tồn tại, hạn chế cần phải giải quyết để hoàn thiện và phát triển hơn trong thời gian tới. Đặc biệt đặt trong bối cảnh thể giớ tiêu biểu là Singapore, Mỹ, Liên minh Châu Âu, Hàn Quốc đã có những tiến bộ vượt bậc trong việc ứng dụng các công nghệ vào việc thực hiện thủ tục Hải quan thì với những tiến bộ mà Việt Nam đã đạt được có thể đánh giá là lạc quan tuy nhiên tiến độ vẫn còn khá chậm, mức độ áp dụng còn chưa đồng bộ, chưa xây dựng được một hệ thống thông tin, môi trường phù hợp cho việc ứng dụng công nghệ, triển khai thủ tục Hải quan điện tử. Thực trạng này có thể thể hiện rõ qua việc có rất ít thông tin thống kê, số liệu của Cục Hải quan, đặc biệt là về vấn đề ứng dụng công nghệ, việc tìm kiếm thông tin là rất khó khăn khi trên các trang web của Cục Hải quan các địa phương không có bất kỳ thống kê liên quan nào. Tìm đến các bài viết liên quan thì chỉ là những đánh giá chủ quan mà không có số liệu vậy nên hiện nay rất khó có thể đánh giá chính xác mức độ và hiệu quả thực sự của ứng dụng công nghệ trong khai báo hải quan.

Dựa trên những hạn chế, tồn tại trong quả trình thực hiện ứng dụng công nghệ vào khai báo hải quan trong thời gian qua; điều kiện, khả năng của đơn vị, ngành Hải quan; dựa trên cơ sở pháp lý quy định và dự báo xu thế phát triển của thế giới và hội nhập của Việt Nam; một số giải pháp cần được thực hiện như: Hoàn thiện các hệ thống chương trình quản lý (HQ, doanh nghiệp) và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (đường truyền, hệ thống thiết bị); xây dựng và phát triển nguồn nhân lực có đạo

đức, giỏi chuyên môn, xây dựng các công cụ quản lý Hải quan hiệu quả, tăng cường các trang thiết bị máy móc, công cụ kiểm tra hiện đại để đáp ứng nhu cầu của ngành trong nhịp độ phát triển thần tốc trong những năm trở lại đây.

Tóm lại, ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 vào khai báo hải quan là nhiệm vụ rất quan trọng trong những năm tới xuất phát từ yêu cầu khách quan lẫn chủ quan trong xu thế mới của thế giới. Đây không phải là nhiệm vụ riêng của ngành Hải quan mà là nhiệm vụ chung của cả nước. Để có thể tiếp tục phát huy và hoàn thiện thủ tục hải quan ứng dụng công nghệ một cách hiệu quả đòi hỏi phải có sự đầu tư của hơn nữa của Nhà nước, sự phối hợp của các bộ ngành, sự tham gia của doanh nghiệp, cũng như sự ủng hộ của xã hội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. ThS. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Đại học Thương Mại (2017). Doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần làm gì để tận dụng cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính. Truy cập ngày 22/02/2022 https://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/tai-chinh-doanh- nghiep/doanh-nghiep-xuat-khau-viet-nam-can-lam-gi-de-tan-dung-cuoc-cach-mang- cong-nghiep-40-129835.html

2. Tổng cục Hải quan (2021). Cấp phần mềm khai hải quan, tạo thuận lợi cho doanh

nghiệp xuất nhập khẩu. Báo Điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 25/2/2022

https://baochinhphu.vn/cap-phan-mem-khai-hai-quan-tao-thuan-loi-cho-doanh nghiệp- xuat-nhap-khau-102305344.htm

4. Thái Bình (2021). 6 doanh nghiệp trình bày giải pháp liên quan đến thuê dịch vụ công

nghệ thông tin. Hải quan online. Truy cập ngày 28/2/2022.

https://haiquanonline.com.vn/6-doanh-nghiep-trinh-bay-giai-phap-lien-quan-den-thue- dich-vu-cong-nghe-thong-tin-142213.html

5. Ban biên tập Thư ký Luật (2018). Thủ tục hải quan điện tử là gì? Thư viện Pháp luật. Truy cập ngày 2/2/2022. https://hoidap.thuvienphapluat.vn/hoi-dap/3741D-hd-thu-tuc- hai-quan-dien-tu-la-gi.html

6. Chính thức triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí cho Doanh nghiệp từ 00h ngày 01/01/2022 (2021). Hải quan Việt Nam. Truy cập ngày 2/2/2021. https://tongcuc.customs.gov.vn/index.jsp?pageId=2&aid=157914&cid=25

7. Quy trình thủ tục hải quan điện tử và truyền thống khác nhau như thế nào? (2014). Dịch vụ điện tử FPT. Truy cập ngày 2/2/2022. https://dichvudientu.fpt.com.vn/content/quy- trinh-thu-tuc-hai-quan-dien-tu-va-truyen-thong-khac-nhau-nhu-the-nao

8. Viện Logistics VLI (2017). Quy trình khai báo hải quan điện tử hàng nhập (VNACCS). Vinalink Logistics. Truy cập ngày 2/2/2022. https://vinalinklogistics.com/ban-tin/quy- trinh-khai-bao-hai-quan-dien-tu-hang-nhap-vnaccs-1704.html

9. Anh Minh (2021). Hải quan thúc đẩy cải cách, tạo thuận lợi thương mại. Báo điện tử Chính phủ. Truy cập ngày 2/3/2022. https://baochinhphu.vn/hai-quan-thuc-day-thuc- hien-cai-cach-tao-thuan-loi-thuong-mai-102305050.htm

10. Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng (2021). Nghị định về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan (Số: 08/2015/NĐ-CP). Thư viện pháp luật. Truy cập ngày 2/3/2022. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-08-2015-ND-CP-thi- hanh-Luat-Hai-quan-ve-thu-tuc-kiem-tra-giam-sat-kiem-soat-hai-quan-263815.aspx 11. Xuân Linh (2020). Tiếp tục gỡ chồng chéo trong kiểm tra chuyên ngành. Cổng thông tin

điện tử tỉnh Thanh Hóa. Truy cập ngày 28/2/2022. http://nhuthanh.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2020-1-15/Tiep-tuc-go-chong-cheo-trong- kiem-tra-chuyen-nganhhggg80.aspx

12. Hải Thanh (2021). Xây dựng Hải quan Việt Nam chính quy, hiện đại, ngang tầm Hải quan các nước phát triển trên thế giới. Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Phước. Truy cập ngày 21/2/2022. https://binhphuoc.gov.vn/vi/news/hoat-dong-so-nganh/xay-dung-hai- quan-viet-nam-chinh-quy-hien-dai-ngang-tam-hai-quan-cac-nuoc-phat-trien-tren-the- gioi-26085.html

13. Hà Nam (2020). Ngành Hải quan với các giải pháp giảm thời gian thông quan hàng hóa.

Một phần của tài liệu 10.Nhóm 10 (Trang 34 - 47)