Đánh giá chung thực trạng ứng dụng CMCN 4.0 đối với quản lý kho hàng tạ

Một phần của tài liệu Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản lý kho hàng (Trang 32 - 33)

tại Việt Nam

Quản lý kho hàng là nhiệm vụ quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam quan tâm và trăn trở. Nhìn chung công tác quản lý kho hàng tại Việt Nam gặp nhiều khó khăn và chưa đạt hiệu quả như kỳ vọng bởi các doanh nghiệp vẫn quen sử dụng mô hình quản lý kho hàng truyền thống, thủ công trong thời gian dài. Bên cạnh đó, do có lợi thế về nguồn nhân công dồi dào, chi phí nhân công rẻ, các doanh nghiệp vẫn lựa chọn thuê nhân lực thay vì đầu tư máy móc trong quản lý kho hàng. Hơn nữa, nguồn cung cấp các hệ thống máy móc, nhà kho hiện đại ở Việt Nam còn rất hạn chế. Nguyên nhân bắt nguồn từ việc các công ty phần mềm trong nước đa số chưa hiểu rõ tính năng yêu cầu, mô hình kinh doanh của công ty dịch vụ logistics, lực lượng hỗ trợ kỹ thuật thiếu kinh nghiệm.

Tuy nhiên, dấu hiệu đáng mừng là gần đây, sự sôi động của thị trường xuất nhập khẩu đã tạo ra nhiều nhu cầu về dịch vụ logistics ở tất cả các khâu đoạn, trong đó có quản lý kho hàng, đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý kho hàng tốt và đạt hiệu quả cao để đáp ứng được nhu cầu đó. Thương mại điện tử cũng là một nội dung được đàm phán trong TPP để tăng cường các hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là tiền đề quan trọng để triển khai logistics ở cấp độ 5PL (E-logistics,

31

Logistics trên nền thương mại điện tử) với sự vận hành hài hoà 3 hệ thống: Hệ thống quản lý đơn hàng (OMS), Hệ thống quản lý kho hàng (WMS) và Hệ thống quản lý vận tải (TMS). Bên cạnh đó, xu hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang là xu hướng được mọi doanh nghiệp trên thế giới theo đuổi. Vì vậy, một số doanh nghiệp Việt Nam đã dần có sự chuyển dịch từ quản lý kho truyền thống sang quản lý kho hiện đại, nhờ vào các yếu tố khoa học công nghệ tiên tiến. Một số ứng dụng cách mạng công nghệ 4.0 vào quản lý kho hàng tại Việt Nam như hệ thống quản lý kho hàng thông minh WMS, robot cộng tác Cobot, xe tự hành AGV, hệ thống lưu trữ và truy xuất tự động ASRS đã đem lại những thay đổi tích cực, mở ra cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp.

Dẫu vậy, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại những hạn chế trong bước đầu áp dụng các loại công nghệ này vào quản lý kho của doanh nghiệp Việt Nam. Các doanh nghiệp thường gặp phải khó khăn khi phát triển ứng dụng, thường phải mua sản phẩm của nước ngoài, quá trình cài đặt và đưa vào vận hành gặp nhiều khó khăn, khâu kết nối trong nội bộ và với khách hàng đều cần có giải pháp tốt hơn. Nhiều doanh nghiệp chưa có điều kiện, tiềm lực tài chính để sử dụng được toàn bộ hệ thống hiện đại, chỉ đưa công nghệ thông tin và điều khiển, tự động hóa vào một số công đoạn ở mức độ đơn giản.

Trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, với số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng, các tổ chức cần chú trọng xây dựng hệ thống quản lý kho với trình độ theo kịp thời đại để có thể đạt hiệu quả cạnh tranh cao nhất. Thêm vào đó, nhà nước cũng cần hỗ trợ trong việc đầu tư cho hạ tầng và đào tạo nguồn nhân lực để tạo nền tảng ứng dụng được công nghệ cho các công việc vận hành hàng ngày trong quản lý kho. Không chỉ vậy, cần có những dự án hợp tác, phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đổi mới và sáng tạo công nghệ, dây chuyền quản lý. Một khi được trang bị đầy đủ nguồn nhân lực chất lượng cao và hệ thống hạ tầng công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có cơ hội bắt kịp các doanh nghiệp phát triển trên thế giới.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản lý kho hàng (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)