Chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các

Một phần của tài liệu Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản lý kho hàng (Trang 38 - 39)

đầu tư vào hệ thống quản lí kho hàng để đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn lớn của nước ngoài.

Vì đa phần doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, tiềm lực về tài chính còn hạn chế có ảnh hưởng cực kì lớn tới mức độ ưu tiên của doanh nghiệp cho đầu tư đổi mới công nghệ, trang thiết bị cùng với nguồn nhân lực có chất lượng cao, thông thạo công nghệ hiện đại hỗ trợ cho nâng cao chất lượng trong quản lí kho hàng. Do đó, bên cạnh việc cố gắng của các doanh nghiệp này, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về tài chính thông qua các nguồn vốn vay từ ngân hàng, vốn hỗ trợ từ Nhà nước, thời gian trả nợ dài để doanh nghiệp mạnh dạn nghiên cứu, đầu tư những công nghệ thích hợp phục vụ cho quản lí kho.

Mặt khác, Nhà nước có thể bổ sung những chính sách về thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm, thiết bị trong nước đã sản xuất được để bảo vệ, duy trì môi trường phát triển sáng tạo trong nước.

Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác với các doanh nghiệp cùng ngành, các tổ chức tín dụng để không chỉ giúp doanh nghiệp có thêm mở rộng mạng lưới thông tin trong kinh doanh, mà còn giúp mở rộng nguồn vốn mà họ có khả năng tiếp cận vì đầu tư vào công nghệ là vấn đề thường xuyên, lâu dài và đòi hỏi nguồn vốn không hề nhỏ.

3.4.2.Chính sách khuyến khích, thúc đẩy hợp tác cùng phát triển giữa các doanh nghiệp nghiệp

Tăng cường thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là giải pháp đi tắt đón đầu hiệu quả nhất. Việc tăng cường liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cũng như các doanh nghiệp ở các quốc gia phát triển trên thế giới là điều kiện thuận lợi nhằm giúp các doanh nghiệp Việt Nam nắm bắt tiêu chuẩn, kỹ thuật mới và tiếp cận tri thức, công nghệ mới. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích, thu hút nhưng cũng yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cần xây dựng mối quan hệ tương hỗ với các doanh nghiệp trong nước với phương châm hợp tác cùng lớn mạnh, cùng phát triển; tăng cường sự liên kết với các doanh nghiệp trong nước, thực hiện chuyển giao kiến thức, công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam để tạo dựng hệ sinh thái doanh nghiệp có hiệu quả, cùng phát triển bền vững.

37

Khuyến khích tăng cường, hỗ trợ các doanh nghiệp hợp tác, tiến hành chuyển giao công nghệ. Bên cạnh vai trò hoạch định chính sách vĩ mô đối với các doanh nghiệp thuần túy, Nhà nước cần hướng dẫn và khuyến khích các doanh nghiệp thuần túy tiếp cận, hợp tác với các doanh nghiệp công nghệ để thuận tiện trong khai thác, ứng dụng và đầu tư cải tiến công nghệ trong quản lí kho hàng. Theo đó, cần tăng cường liên kết, thúc đẩy vai trò của doanh nghiệp công nghệ, các cơ quan quản lý, các tổ chức khoa học, công nghệ và tăng cường hợp tác với các quốc gia có trình độ công nghệ cao... cũng là giải pháp thúc đẩy khoa học, công nghệ trong nước phát triển nhanh để không bị tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Các Sở Khoa học và Công nghệ tại các địa phương cũng cần tham mưu cho tỉnh, thành phố ban hành giải pháp, cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp khoa học và công nghệ cao, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, để đẩy mạnh sản xuất và làm động lực khuyến khích các doanh nghiệp tăng cường ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển quy trình quản lí kho. Đặc biệt, bám sát triển khai các quy định được nêu ra tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa và Nghị định số 39/2018/NĐ-CP, ngày 11/3/2018 của Chính phủ quy định quy định chi tiết một số điều của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là hỗ trợ hình thành các cơ sở ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công nghệ nghiên cứu, ứng dụng và sản xuất sản phẩm mới.

Một phần của tài liệu Ứng dụng Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với quản lý kho hàng (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)