Không gian làng quê Bắc bộ trong truyện ngắn Đức Hậu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Đức Hậu (từ văn hóa làng đến văn minh đô thị) (Trang 41 - 55)

7. Bố cục

2.1.1.Không gian làng quê Bắc bộ trong truyện ngắn Đức Hậu

Văn hóa Phƣơng Đông nói chung và văn hóa Việt Nam nói riêng là nền văn hóa gắn bó chặt chẽ với nền nông nghiệp lúa nƣớc. Trong đời sống tinh thần những cƣ dân Việt từ xa xƣa, thiên nhiên giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Mối quan hệ biện chứng Thiên - Địa – Nhân là một nội dung quan trọng của triết học phƣơng Đông. Con ngƣời là một bộ phận hữu cơ của thế giới, có mối quan hệ bền chặt với thiên nhiên vũ trụ. Do đó không phải ngẫu nhiên, cảnh vật thiên nhiên sớm trở thành hình tƣợng quan trọng trong sáng tác văn học.

Đức Hậu là một nhà văn xuất thân từ vùng đồng bằng chiêm trũng Thái Bình. Trong các sáng tác truyện ngắn của mình, Đức Hậu chủ yếu viết về quê hƣơng của mình – Làng Giành, Tam Hƣng, “Vùng đất hoàn toàn bị sông biển vây quanh, không có núi đồi và rừng rú. Bát ngát những cánh đồng và những xóm làng có lũy tre ken dầy bao kín” [23; tr.38]. Đức Hậu đã từng bộc bạch tình yêu tha thiết mà ông dành cho làng quê của mình: “Đức Hậu nhiều lần tâm sự với tôi rằng anh may mắn được sinh ra ở nông thôn, được thấm đượm hồn quê mà trở thành nhà văn. Làng Giành, cái địa danh văn học thường trở đi trở lại trong các tác phẩm của Đức Hậu, chính là hình ảnh quê hương mà anh yêu tha thiết” [23; tr.1138]. Khung cảnh làng quê Thái Bình với vẻ đẹp chân mộc, thuần khiết, êm ả, ấm áp tình ngƣời ấy đã đi vào trong các trang văn của ông một cách tự nhiên, chân thực và xúc động lòng ngƣời

Khảo sát 37 truyện ngắn của Đức Hậu, chúng tôi nhận những hình ảnh thiên nhiên đặc trƣng cho làng quê Bắc bộ nhƣ: Lũy tre, con đƣờng làng, cánh đồng bát ngát, triền đê, dòng sông êm ả, bến nƣớc… xuất hiện

35

một cách khá phổ biến (đƣợc thể hiện trong bảng thống kê cụ thể sau của chúng tôi):

Bảng 2.1 Những hình ảnh đặc trung của không gian thiên nhiên làng quê Bắc bộ (trong truyện ngắn của Đức Hậu)

STT Hình ảnh đặc trƣng của thiên nhiên Bắc bộ

Tần số xuất hiện trong truyện ngắn (Ký hiệu truyện) 1 Cánh đồng 17 truyện ngắn, cụ thể: (1), (2), (3), (6), (10), (11), (12), (15), (18), (19), (21), (25), (26), (28), (30), (32), (34) 2 Đƣờng làng 09 truyện ngắn, cụ thể: (3), (6), (12), (18), (19), (25), (26), (28), (34)

3 Con đê 09 truyện ngắn, cụ thể: (3), (6), (10), (11), (20), (28), (30), (34)

4 Dòng sông 07 truyện ngắn, cụ thể: (1), (3), (14), (18), (20), (30), (34)

5 Lũy tre 03 truyện ngắn, cụ thể: (1), (3), (12)

Qua bảng thống kê, ta thấy: hình ảnh thiên nhiên với những ruộng đồng, sông nƣớc thanh bình, mộc mạc, thân thƣơng của vùng đồng bằng Bắc bộ đã xuất hiện với một tần suất khá cao, đã tạo nên một không gian làng quê Bắc bộ đặc trƣng trong truyện ngắn Đức Hậu. Hình ảnh làng quê ấy đƣợc nhà văn miêu tả với một vẻ đẹp dung dị, thơ mộng, yên bình. Điều đó đã thể hiện tình cảm tha thiết gắn bó của nhà văn đối với mảnh đất quê hƣơng tuy còn nhiều khó khăn, lam lũ, nhƣng ấm áp, ân tình.

Có thể nói, không gian làng quê với những cánh đồng lúa mênh mông, trải dài tít tắp là nét đặc trƣng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng nói

36

chung và quê hƣơng lúa Thái Bình nói riêng. Hình ảnh ấy xuất hiện trở đi trở lại trong truyện ngắn của Đức Hậu với tần suất khá cao (17/34 truyện ngắn) và đƣợc Đức Hậu miêu tả ở nhiều thời điểm khác nhau với ngòi bút tinh tế đầy chất thơ tạo nên một không gian thanh bình, ấm áp, thân thƣơng của làng quê. Đó là những đồng lúa “đang thì con gái” xanh mƣớt mát trong truyện ngắn Ân nhân: “Đồng lúa đang thì con gái xanh rì vây quanh. Những đường đất màu nâu mềm mại thấp thoáng nối với những làng xóm xa xa. Đàn chim chèo bẻo từ phương bắc theo gió heo may xuôi về rập rờ trên ngọn cây, đồng lúa. Ở phía chân trời cuối cánh đồng, làng xóm bập bềnh trong màu sương khỏi mùa thu” [23; tr.182]. Ở Bạn bè sau chiến tranh, Đức Hậu đã miêu tả bức tranh đa sắc màu của những cánh đồng đang mùa thu hoạch vào một chiều hoàng hôn sƣơng giăng bồng bềnh tạo nên một không gian vừa thơ mộng, vừa tràn đầy sức sống, ấm cúng và nhộn nhịp: “Cánh đồng mới gặt trơ gốc dạ, đó đây còn thửa lúa đang chín, lác đác có chỗ đã lúp xúp luống cày. Sương chiều bồng bềnh trôi trên cánh đồng, lẫn trong những hụn khói trẻ chăn trâu đang hun chuột. Vào dịp này, người làng thường dồn cả ra đồng và trên các sân kho, đến tận lúc lên đèn mới về nấu nướng bữa chiều” [23; tr.275]. Trong Tình yêu học trò, lại là cảnh cánh đồng

trong một đêm trăng sáng đẹp và thanh bình, yên tĩnh làm sao: “Họ đi trên con đường trồng bạch đàn ven sông. Bên cạnh họ là cánh đồng chiêm mới gặt, những thửa ruộng ngập nước như tấm gương khổng lồ, sáng lóa ánh trăng. Gió đêm mơn man trên mái tóc, làn da” [23; tr.240]. Còn trong truyện ngắn Lạc bước, hình ảnh cái thủa nhỏ chăn trâu, thả diều trên cánh đồng làng Giành thật

thơ mộng đã trở thành là cả một ký ức đẹp không thể nào quên của Thìn - ngƣời con lạc bƣớc, xa quê. Dù miêu tả cánh đồng quê hƣơng vào thời điểm nào đi chăng nữa, Đức Hậu cũng luôn làm toát lên vẻ đẹp của sự bình yên, thơ mộng, khoáng đạt, đáng yêu… của vùng quê Bắc bộ của ông.

Cùng với hình ảnh những cánh đồng mênh mông xanh mƣớt đƣơng “thì con gái” hoặc cánh đồng vàng bội thu mùa thu hoạch - nét đặc trƣng của vùng

37

đồng bằng Bắc bộ là hình ảnh con đƣờng làng gập ghềnh, đầy dấu chân trâu. Con đƣờng làng là hình ảnh hết sức thân thuộc, có sức ám ảnh trong truyện ngắn Đức Hậu, xuất hiện trở đi trở lại nhƣ một dấu ấn đậm nét khắc ghi trong những miền ký ức của nhà văn về một miền quê nghèo khó nhƣng rất đỗi thân thƣơng. Trong truyện ngắn Làng quê, Đức Hậu viết về nỗi nhớ làng quê tha thiết của

nhân vật ông Huấn. Trong giấc mơ về quê hƣơng của ông Huấn, hình ảnh con đƣờng làng xuất hiện luôn ám ảnh trong tâm trí của ngƣời đàn ông xa quê này: “Khi nghĩ về làng, ông nhớ từng lốt chân trâu trên con đường của làng. Có những cái trước kia chẳng bao giờ để ý, ấy thế mà khi nghĩ lại thấy nó mồn một như ở ngay trước mặt” [23; tr.343]. Hình ảnh con đƣờng làng trong truyện ngắn của Đức Hậu đƣợc nhà văn khắc họa mang nhiều ý nghĩa. Con đƣờng ấy không đơn thuần chỉ là con đƣờng đi lại trong làng mà còn là con đƣờng của ký ức, con đƣờng của sự trở về, sự tìm về những giá trị nhân văn sâu sắc của mỗi con ngƣời. Trong truyện ngắn Ân nhân, sau hơn hai chục năm sống trong sự lãng

quên (hay là sự vô ơn), đến tuổi già cô độc, ông Nghinh mới ngộ ra một điều là phải trở về “cái làng quê nhỏ bé ấy”, trở về để tìm lại những ân nhân năm xƣa của ông. Con đƣờng làng đƣa ông về quê, cũng chính là con đƣờng đƣa ông về miền ký ức xa xƣa, để xoa dịu đi sự day dứt trong lƣơng tâm. Không gian con đƣờng làng đƣợc Đức Hậu tái hiện bằng cách lồng ghép hai chiều quá khứ và hiện tại. Con đƣờng làng hiện tại mở ra trƣớc mắt ông là một không gian thanh bình, rộng lớn trong trẻo, vui tƣơi đầy sức sống “Ông đạp xe trên con đường mát rượi hơi may. Đồng lúa đang thì con gái xanh rì vây quanh. Những đường đất màu nâu mềm mại thấp thoáng nối với những làng xóm xa xa. Đàn chim chèo bẻo từ phương bắc theo gió heo may xuôi về rập rờ trên ngọn cây, đồng lúa. Ở phía chân trời cuối cánh đồng, làng xóm bập bềnh trong màu sương khóii mùa thu” [23; tr.182]. Phong cảnh quê hƣơng mới đẹp làm sao? không gian tràn đầy màu sắc với ánh sáng rực rỡ, âm thanh náo nức. Bất chợt, dòng ký ức của ông

38

Nghinh lại chảy ngƣợc về không gian con đƣờng xƣa nóng rát trong tháng sáu mùa hè nhiều năm về trƣớc, khi ông Nghinh gặp lại ân nhân, đối mặt với ngƣời đã cứu sống mình. Không gian ấy bỗng trở nên ngột ngạt, nóng bức nhƣ muốn bóp nghẹt, thiêu đốt tâm hồn ông: “Từ cuối con đường vắng ngắt xuất hiện hai bóng người dưới trời nắng lóa mắt…gió nóng quất ràn ràn trên mặt đường, bốc lên những đám mây bụi thỉnh thoảng lại che mờ hai người ấy” [23; tr.183]. Đang dằn vặt với tòa án lƣơng tâm, tâm trạng ông Nghinh đƣợc làm dịu lại bởi vẻ đẹp yên bình của con đƣờng hiện tại “Ông đạp xe vào con đường đất màu nâu đã in bóng bố con ông Hoạt buổi trưa năm ấy. Hai bên đường tràn ngập những khóm hương nhu thơm như có men say. Dưới chân ông là dòng sông nhỏ cuồn cuộn phù sa non dẫn từ sông Hồng vào tưới cho lúa. Không còn khu đồng chiêm trũng buồn tẻ và con đường bậc thang đầy lốt chân trâu nữa” [23; tr.185]. Sau nhiều năm sống trong “cuộc sống vinh quang quyền thế” nhƣng lạnh lùng, vô ơn, khi trở về ngôi nhà của ân nhân xƣa, những ký ức ám ảnh của ông Nghinh về buổi chiều định mệnh năm xƣa. Chính tại ngôi nhà này, một ngƣời phụ nữ nhỏ bé đã cắn răng chịu nỗi đau bị giặc Pháp tra tấn, hãm hiếp đến tàn phế để bảo vệ hai cán bộ cách mạng trong đó có ông. Cảnh cũ còn đây nhƣng ngƣời xƣa đã là “thiên cổ”. Nhƣng gia đình ân nhân vẫn không một lời trách móc, vẫn ân cần nhƣ xƣa. Nỗi ân hận, dằn vặt bủa vây lƣơng tâm ông Nghinh. Vì thế mà con đƣờng ông trở về, vẫn là con đƣờng ấy nhƣng “ông không thấy gì ngoài tiếng gió ù ù bên tai” [23; tr. 190] bởi sự hổ thẹn với chính mình, hổ thẹn bởi sự cao cả, lƣơng thiện, trong sáng của những ngƣời dân quê nơi đây.

Hình ảnh quê hƣơng thân thƣơng còn đƣợc gắn với không gian dòng sông quê, triền đê... Trong Tình yêu học trò, dòng sông quê hƣơng là chứng nhân cho kỷ niệm tình yêu đầu nhƣng cháy bỏng của Quảng và Tình: “Họ đi trên con đường trồng bạch đàn ven sông. Bên cạnh họ là cánh đồng chiêm mới gặt,

39

những thửa ruộng ngập nước như tấm gương khổng lồ, sáng lóa ánh trăng. Gió mơn man trên mái tóc, làn da. Hai người dừng lại chỗ bến tắm của làng. Những buổi chiều mùa hè, cả làng ra đây tắm gội sau một ngày làm lụng. Đây là nơi bao lớp trai làng ngụp lặn suốt thời niên thiếu” [23; tr.240]. Dòng sông là chứng nhân cho lời thề non hẹn biển, cho tình yêu say đắm, thủy chung, cho khát vọng hòa bình của bao thế hệ ngƣời dân trong làng. Hình ảnh dòng sông, đêm trăng hẹn ƣớc ấy đã đi theo Quảng vào chiến trƣờng khốc liệt, là động lực, niềm tin vào khát vọng chiến đấu và chiến thắng trở về.

Có thể thấy, những hình ảnh cánh đồng quê hƣơng, con đƣờng làng, dòng sông, triền đê… là những hình ảnh xuất hiện trở đi trở lại khá nhiều lần trong truyện ngắn của Đức Hậu nhƣ một đối tƣợng thẩm mỹ ám ảnh trong các tác phẩm của ông. Đức Hậu đã dành một tình cảm trân trọng đặc biệt đối với “những mái tranh nghèo mỏng manh sau lũy tre làng”, với làng quê còn nhiều nghèo khó nhƣng chất chứa biết tình yêu thƣơng nồng ấm. Cuộc sống của làng quê với hình ảnh những ngôi nhà tranh vách đất, mái rạ nghèo, giàn trầu, chum nƣớc, con đƣờng làng… gần gụi, thân thuộc, dung dị đó đã đi vào truyện ngắn Đức Hậu một cách tự nhiên và rất đỗi thân thƣơng. Dƣờng nhƣ những hình ảnh thân thƣơng ấy không chỉ là của một ngôi làng nhỏ cụ thể nào mà gợi lên hình ảnh quê hƣơng vùng thôn quê yêu dấu, nơi ghi lại những ký ức tuổi thơ cơ cực nhƣng tràn ngập niềm vui với biết bao kỷ niệm của những ngƣời con lớn lên từ những ngôi làng nhƣ thế. Chính vì vậy mà hình ảnh làng quê trong truyện ngắn của Đức Hậu có thể đã chạm đến miền rung cảm sâu lắng, thổn thức của biết bao trái tim tha hƣơng. Với bút pháp miêu tả thiên nhiên, miêu tả làng quê tinh tế, chất chứa tình cảm của ông, quê hƣơng đã hiện lên đầy sống động, tuy nghèo khó, mộc mạc, chân chất nhƣng thơ mộng, quyến rũ, đáng yêu đến nao lòng.

Không chỉ tái hiện không gian thiên nhiên với những hình ảnh cánh đồng bát ngát, con đƣờng làng, dòng sông quê hƣơng, triền đê… đặc trƣng của thiên

40

nhiên vùng đồng bằng Bắc bộ, trong truyện ngắn của Đức Hậu, không gian văn hóa làng quê Bắc bộ còn đƣợc khắc họa sống động, cụ thể với hình ảnh: Đình làng, sân kho, cây đa, bến nước, con đò, những ngôi nhà mái lá, mái tranh, giàn trầu, chum nước, không gian tiếng sáo diều, không gian hội làng… cũng đƣợc tái hiện khá phổ biến. Chúng tôi đã lập bảng khảo sát cụ thể sau để minh chứng cho những nhận xét trên:

Bảng 2.2. Những hình ảnh đặc trƣng của không gian văn hóa làng quê Bắc bộ (trong truyện ngắn của Đức Hậu)

STT Những hình ảnh đặc trƣng trong không gian văn hóa làng quê

Tần số xuất hiện trong truyện ngắn (Ký hiệu truyện)

1 Đình làng/sân kho 08 truyện ngắn, cụ thể: (1), (2), (14), (15), (18), (19), (25), (32) 2 Mái nhà quê (nhà mái lá, nhà

tranh, nhà mái ngói năm gian…)

09 truyện ngắn, cụ thể: (2), (3), (6), (12), (13), (19), (25), (26), (34) 3 Bến nƣớc, Con đò (thuyền) 06 truyện ngắn, cụ thể: (1), (3),

(6), (18), (19), (30)

4 Cây cau, Giàn trầu 03 truyện ngắn, cụ thể: (6), (13), (34)

5 Tiếng sáo diều 02 truyện ngắn, cụ thể: (13), (34)

Trong không gian văn hóa làng quê - Đình làng là trung tâm sinh hoạt văn hóa cộng đồng, trung tâm tín ngƣỡng tồn tại một cách bền vững trong văn hóa cộng đồng của dân cƣ vùng đồng bằng Bắc bộ, là biểu tƣợng bất biến của tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng. Làng nào cũng có một ngôi đình nhƣ thế. Ngôi đình đó đã chứng kiến biết bao hoạt động văn hóa vừa mang ý nghĩa tâm linh vừa mang yếu tố sinh hoạt tập thể của cộng đồng với bao nỗi buồn, vui… của các cƣ dân trong làng. Trong truyện ngắn Tình yêu học trò, Đức Hậu

41

tái hiện không gian Đình làng vào mỗi dịp đầu xuân: “Vào dịp tết năm ấy, làng Giành mở hội vật và dựng cây đu ở đám dược mạ trước đình” [23; tr.238]. Khoảng đất sân đình tổ chức hội làng với những trò chơi dân gian đậm chất làng quê Bắc bộ. Đó là trò đánh đu, trò đấu vật, là những làn điệu hát chèo… đầy cảm xúc, đầy ý nghĩa của miền quê Thái Bình. Tình yêu của Quảng và Tình trong truyện cũng gắn với cây đu hội làng nhƣ thế “Tà áo hoa và ống quần lụa của cô bay phấp phới, chao lượn trên cây đu cùng anh học trò. Việc trai gái đu đôi không có gì khác thường. Nhưng hãy nhìn hai gương mặt ửng hồng, hân hoan của họ kề sát bên nhau chứa chan xúc động. Dường như họ đã quên hết xung quanh và sắp cùng nhau theo cây đu bay thẳng lên trời” [23; tr.238]. Đình làng cũng là nơi tổ chức những sự kiện quan trọng của làng, kể cả những sự kiện nhƣ phạt vạ, đấu tố… Những năm tiến hành Cải cách ruộng đất (1953 – 1956), diễn ra đấu tố địa chủ trên diện rộng, đặc biệt từ giữa 1955, do vội vã nhân rộng cải cách tới nhiều địa phƣơng, trong khi trình độ dân trí lại thấp đã khiến việc thi hành cải cách bị mất kiểm soát, gây ra nhiều phƣơng hại và tổn thất, nhất là trong việc nông dân quá khích ở các địa phƣơng đã lạm dụng việc xét xử địa chủ để trả thù cá nhân, thậm chí xảy ra việc dân chúng vu oan và tấn công cả những ngƣời có công với cách mạng, thậm chí cả những đảng viên, cán bộ chính quyền. Những năm tháng ấy, đình làng là nơi diễn ra những cuộc đấu tố hết sức tàn nhẫn, ám ảnh đã đƣợc phản ánh trong nhiều sáng tác văn học của nhiều nhà văn nhƣ: Chuyện làng ngày ấy (Võ Văn Trực), Bến không chồng (Dƣơng

Hƣớng), Bước qua lời nguyền (Tạ Duy Anh), Mảnh đất lắm người nhiều ma

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Đức Hậu (từ văn hóa làng đến văn minh đô thị) (Trang 41 - 55)