7. Bố cục
3.1. Những con ngƣời làng quê với văn hoá làng truyền thống trong cuộc sống
sống thời kì hiện đại
3.1.1. Những người nông dân “chân quê” với vẻ đẹp truyền thống trong thời hiện đại
Làng xã việt Nam là một tổ chức cộng đồng có tính bền vững. Trải qua hàng ngàn năm, văn hóa làng xã Việt tạo nên hệ thống những giá trị văn hóa truyền thống có tính ổn định cao. Tính tự trị của văn hóa làng xã tạo nên bức trƣờng thành kiên cố trƣớc những tác động của cuộc sống thời hiện đại mang đến. Điều này mang lại những trở ngại cho vấn đề tiếp cận những yếu tố mới. Tuy nhiên nhìn ở phƣơng diện nào đó, đây lại là tấm lá chắn bảo vệ những nét đẹp truyền thống trƣớc những cơn sóng ồ ạt của lối sống vội và những tiêu cực mà lối sống hiện đại mang lại.
Trong thế giới nhân vật của mình, Đức Hậu đã xây dựng một cách sinh động, rõ nét hình tƣợng những ngƣời nông dân “chân quê” trong công cuộc đổi mới nông thôn. Trong guồng quay của xã hội thời hiện đại, họ vẫn bảo lƣu đƣợc vẻ đẹp thuần thiện – Vẻ đẹp mà Đức Hậu gọi với cái tên “tư chất văn hóa thuần khiết”.
Vẻ đẹp ấy trƣớc tiên thể hiện ở các nhân vật phụ nữ, họ là những “người con gái Việt thuần khiết thấm đượm nét văn hóa của ông cha”. Trƣớc những biến đổi mạnh mẽ của đời sống làm thay đổi tính cách xã hội, họ vẫn giữ đƣợc vẻ đẹp nữ tính nết na, hiền thục, thủy chung son sắc. Chúng tôi đã lập bảng thống kê sự xuất hiện của các nhân vật phụ nữ trong truyện ngắn của Đức Hậu với những đặc điểm, những phẩm chất tốt đẹp, mang tính truyền thống và hiện đại. Cụ thể nhƣ sau:
59
Bảng 3.1. Nhân vật ngƣời phụ nữ với vẻ đẹp truyền thống trong truyện ngắn Đức Hậu
STT Tên nhân vật Đặc điểm nhân vật Tên truyện ngắn
1 Vợ ông Chức Quê mùa, chất phác, tử tế Khúc giã biệt 2 Phƣơng Lan Chân thành, nhân ái, vị
tha Khúc giã biệt
3 Nhân vật chị Thủy chung, nghĩa tình Đứa con
4 Lý Đẹp, trong sáng Hoàng hôn
5 Vợ ông Giám đốc Thủy chung, tử tế Một cõi đi về
6 Tình Thủy chung, tử tế Tình yêu học trò
7 Vợ ông Nghinh Hiền thục, tử tế, yêu thƣơng chồng con Ân nhân 8 Vợ ông Hoạt Kiên cƣờng, bất khuất Ân nhân 9 Vợ Hiền Khéo léo, tử tế, yêu thƣơng chồng con Ngƣời thứ ba
10 Mi Đảm đang, thủy chung
son sắt Từ mùa xuân anh đi
11 Dần Thủy chung, kiên cƣờng Ngƣời ở lại
12 Thúy Yêu thƣơng chồng con Những ngôi nhà xây dở
13 Hƣờng
Thủy chung
Yêu tiếng việt và văn hóa Việt
Giáng sinh
Qua bảng thống kê, chúng tôi nhận thấy: hầu hết, nhân vật nữ trong truyện ngắn Đức Hậu đều mang vẻ đẹp của ngƣời phụ nữ Việt truyền thống: Đảm đang, hiền thục, thủy chung, yêu thƣơng và hi sinh hết thảy vì chồng con... Xây dựng hình tƣợng ngƣời phụ nữ trong xã hội mới, nhà văn Đức Hậu đã đặt họ vào những hoàn cảnh khó khăn, thử thách, và cả những nỗi bất hạnh nữa. Trong tâm hồn những ngƣời phụ nữ này hầu nhƣ đều có một ẩn ức nào đó, một nỗi buồn nào đó trong tình yêu, trong cuộc sống… khiến họ luôn phải gồng lên chống đỡ
80
truyền thống, nhà văn đã hƣớng ngòi bút của mình vào việc ngợi ca những tấm lòng thơm thảo, phẩm chất tốt đẹp, cùng lối sống, lối ứng xử giàu nghĩa tình của ngƣời dân quê trong công cuộc hiện đại hóa nông thôn thời kỳ hiện đại. Bên cạnh đó, tác giả cũng đã thể hiện sự quan ngại, thái độ phê phán những thói hƣ, tật xấu, những tệ nạn xã hội nảy sinh trong cuộc sống của ngƣời dân quê trong quá trình đổi mới nông thôn theo xu hƣớng hiện đại hóa. Đó là một thái độ đúng đắn, nghiêm túc, có ý nghĩa xây dựng của tác giả đối với những ngƣời dân quê, đối với miền quê yêu quý của mình.
* Tiểu kết chƣơng 3
Nhà văn Đức Hậu đã viết khá nhiều về nông thôn Việt Nam, về những ngƣời nông dân quê hƣơng ông giai đoạn Đổi mới. Hình ảnh những ngƣời dân quê với sự thay đổi trong quá trình đô thị hóa đã đƣợc khắc họa một cách sống động, chân thực, trở đi trở lại trong tác phẩm tạo nên điểm nhấn đặc biệt, ám ảnh trong các truyện ngắn của ông. Những kiểu nhân vật ngƣời nông dân, trí thức, cán bộ xuất thân từ nông dân của ông… vừa có những nét riêng độc đáo, vừa mang đặc điểm chung của thời đại. Đó là những ngƣời nông dân chân thật, chịu thƣơng, chịu khó, lao động sáng tạo bằng cả sức lực, trí óc và quyết tâm xây dựng, đổi mới quê hƣơng.
Công cuộc xây dựng làng quê theo hƣớng hiện đại hóa, đô thị hóa với biết bao niềm vui, hy vọng, với bao thành tựu nhƣng bên cạnh đó, nhà văn Đức Hậu cũng đã đề cập đến các vấn đề “đƣợc” – “mất” của cuộc sống làng quê trong xã hội mới. Đó là vấn đề phai nhạt, thậm chí là mất đi vẻ đẹp của văn hóa truyền thống ở vùng nông thôn đang chuyển mình mạnh mẽ này. Đó là việc con ngƣời bị thay đổi, bị tha hóa, biến chất bởi những cám dỗ của vật chất, của những tham vọng quyền lực. Là một nhà văn, một ngƣời trí thức, ngƣời con của nông thôn – Đức Hậu đã bày tỏ một cách chân thành, cảm động những suy nghĩ, những lo lắng, những xót xa và tiếc nuối của mình về những điều đó. Chính vì vậy, những niềm vui và nỗi buồn đó của nhà văn mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
81
KẾT LUẬN
1. Văn hóa làng xã là một nét đặc trƣng của văn hóa Việt Nam. Tính cộng đồng và tính tự trị của văn hóa làng xã đã ăn sâu vào đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân ta, do đó, không phải ngẫu nhiên mà văn hóa làng xã để lại dấu ấn đậm nét trong suốt tiến trình văn chƣơng dân tộc từ văn học dân gian, đến văn học trung đại, và hiện đại hôm nay.
2. Sự vận động từ văn hóa làng xã đến văn minh đô thị ở nƣớc ta đƣợc bắt đầu từ cuối thế kỷ XIX (cùng với cuộc xâm lƣợc của thực dân Pháp) cho tới nay với những giai đoạn lịch sử khác nhau. Đến giai đoạn sau Đổi mới, sự vận động này diễn ra một cách mạnh mẽ hơn, sâu rộng hơn trên mọi phƣơng diện của đời sống xã hội nông thôn Việt Nam. Sự vận động từ văn hóa làng xã đến văn minh đô thị đã đƣợc văn học Việt Nam - tiêu biểu là ở thể loại truyện ngắn đã phản ánh một cách khá sinh đông, chân thực và sâu sắc. Lối sống, lối ứng xử cùng sự thích ứng ở cả hai chiều: tích cực và tiêu cực của con ngƣời thôn quê trƣớc sự xâm nhập của văn minh đô thị trở thành một chủ đề xuyên suốt đời sống văn chƣơng Việt Nam từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX cho tới nay, và đƣợc thể hiện một cách đậm nét ở giai đoạn sau Đổi mới với nhiều cây bút truyện ngắn đáng chú ý, trong đó có nhà văn Đức Hậu.
3. Đức Hậu là một trong những nhà văn tiêu biểu của văn học Thái Bình nói riêng, văn học Việt Nam hiện đại nói chung. Các sáng tác của ông, đặc biệt là thể loại truyện ngắn đã khắc họa một cách chân thực, dung dị mà cảm động những hình ảnh về mảnh đất, con ngƣời, cuộc sống vùng đồng bằng Bắc bộ trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa và để lại dấu ấn trong văn hóa Thái Bình nói riêng, trong văn chƣơng hiện đại thời kỳ Đổi mới nói chung.
Không gian thiên nhiên, không gian văn hóa làng quê Bắc bộ rất đỗi đơn sơ, giản dị mà cũng rất đỗi thơ mộng, ấm áp, ngọt ngào... đã đƣợc miêu tả, đƣợc hiện lên một cách sống động, tƣơi tắn, rực rỡ và rất thân thƣơng trong truyên ngắn của nhà văn đồng bằng – Đức Hậu. Hình ảnh không gian
82
làng quê ấy trở đi trở lại rất nhiều lần, dƣới nhiều góc độ, nhiều thời điểm khác nhau với những tâm trạng, tình huốn… khác nhau và đã tạo nên ấn tƣợng khó phai về hình ảnh một làng quê đồng bằng Bắc bộ với những nét đặc trƣng không thể nào trộn lẫn với những vùng quê khác trong các sáng tác truyện ngắn của nhà văn Đức Hậu.
Bên cạnh việc viết về không gian làng quê với những kỷ niệm, những hình ảnh không thể nhạt phai, nhà văn Đức Hậu còn giành nhiều tâm huyết viết về con ngƣời cùng với nếp sống văn hóa làng quê Bắc bộ đầy ấn tƣợng và chứa chan tình cảm mến thƣơng. Ông ngợi ca nét đẹp của ngƣời dân quê chất phác, của lối sống ân nghĩa, thủy chung… cũng nhƣ niềm tự hào về những nét đẹp văn hóa làng quê truyền thống trong nếp sống, nếp sinh hoạt và nhiều tập tục phong tục khác trong đời sống văn hóa, tinh thần của làng quê Bắc bộ. Qua đó, nhà văn đã thể hiện đƣợc sự trân trọng và lòng tự hào đối với mảnh đất và con ngƣời ở nơi thôn quê yêu dấu này của ông.
4. Trong các tác phẩm của mình, nhà văn Đức Hậu cũng đã thể hiện đƣợc rõ những khát vọng và sự nỗ lực xây dựng làng quê theo hƣớng văn minh, hiện đại. Đồng thời ông cũng chỉ rõ những khó khăn, bất cập, những thách thức nảy sinh trong quá trình vận động, phát triển của vùng nông thôn thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa này. Đó là sự xung đột giữa lối tƣ duy tiểu nông, mang nặng tính kinh nghiệm chủ nghĩa, duy lý trí của một lớp ngƣời nông dân (tuy có những công lao, đóng góp trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, nhƣng lại bảo thủ, không bắt nhịp kịp với nhu cầu vận động, phát triển của xã hội trong thời kỳ mới) với lối tƣ duy mới, cách làm mới mang tính khoa học, tính thực tế… của lớp ngƣời trẻ tuổi (có học, có trình độ, dám nghĩ, dám làm). Nhà văn cũng đã bày tỏ sự quan ngại sâu sắc cùng những nỗi buồn lo của mình trƣớc sự tha hóa, biến chất của những ngƣời có chức, có quyền, của những trí thức nông thôn, của những ngƣời đã từng một thời “vào sinh ra tử” - nay lại không giữ đƣợc bản chất tốt đẹp của mình trƣớc những cám dỗ của vật chất, của
83
tiền tài, của những ham muốn, dục vọng tầm thƣờng… trong quá trình đô thị hóa nông thôn thời kỳ hiện đại và hội nhập. Thái độ phê phán đó của nhà văn cũng chính là biểu hiện của tấm lòng, tình cảm của ông đối với con ngƣời và mảnh đất thân yêu này. Bởi một mặt: Ông luôn nhớ về, luôn tự hào về quê hƣơng với những kỷ niệm đẹp của một miền quê yên bình, thơ mộng… Tuy còn nhiều nghèo khó, nhƣng thấm đẫm tình ngƣời với lối ứng xử văn hóa truyền thống; mặt khác, ông lại mong muốn và hân hoan khi làng quê đổi mới, giàu có, tƣơi đẹp hơn với quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Vì vậy, với việc chỉ ra những hạn chế, những tiêu cực, những thách thức mới đòi hỏi những ngƣời dân quê ông phải đối mặt, phải vƣợt qua để làm sao có thể hạn chế nhiều nhất việc làm phai nhạt, làm mất đi những giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống trong quá trình “từ văn hóa làng đến văn minh đô thị” – đã trở thành một mục tiêu trong sáng tác của nhà văn Đức Hậu – một ngƣời con đầy trách nhiệm và tình yêu đối với mảnh đất “chôn nhau, cắt rốn” của mình (cũng nhƣ các vùng nông thôn khác trên cả nƣớc). Chỉ riêng điều này thôi, với chúng tôi, nhà văn Đức Hậu rất xứng đáng đƣợc trân trọng và mến yêu rồi.
84
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lại Nguyên Ân (2003), Việt Nam văn hóa sử cƣơng, Nxb Văn hóa thông tin. 2. 10. Phan Văn Các (2003), Từ điển từ Hán Việt, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 3. Nguyễn Huệ Chi (2013), Văn học cổ cận đại Việt Nam từ góc nhìn văn hóa
đến các mã nghệ thuật, Nxb Giáo dục Việt Nam
4. Nguyễn Từ Chi (2013), Văn hóa tộc ngƣời Việt Nam, Nxb Thời Đại
5. Nguyễn Đình Doanh (2016), Cảm thức đô thị trong truyện ngắn Việt Nam đƣơng đại (Qua truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2
6. Trƣơng Minh Dục, Lê Văn Định (2010), Văn hóa và lối sống đô thị Việt Nam một cách tiếp cận, NXB Chính trị Quốc gia
7. Đoàn Ánh Dƣơng, Vấn đề đô thị trong văn chƣơng Việt Vam hiện đại.
http://vanvn.net/ong-kinh-phe-binh/van-de-do-thi-trong-van-chuong-viet- nam-hien-dai/1010
8. Will Durant (Huỳnh Ngọc Chiến dịch) (2014), Di sản phƣơng Đông, Nxb Hồng Đức
9. Phan Cự Đệ (2005), Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb Giáo dục.
10. Hoàng Vũ Thị Thu Hà (2017), Văn hóa làng trong truyện ngắn của Kim Lân, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sƣ Phạm Hà Nội 2
11. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội
12. Cao Thị Thu Hằng (2016), Truyện ngắn Nam Cao từ góc nhìn văn hóa nông thôn, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên
13. Đức Hậu (1976), Truyện dài Bông cúc biển 14. Đức Hậu (1980), Tiểu thuyết Vùng đất mới
85
15. Đức Hậu (1985), Tập truyện ngắn Chuyện kể của bé Hạnh 16. Đức Hậu (1990), Tập truyện ngắn Bạn bè sau chiến tranh 17. Đức Hậu (1997), Tập truyện Ngƣời đàn bà ám ảnh
18. Đức Hậu (2004), Đức Hậu - truyện ngắn chọn lọc 19. Đức Hậu (chủ biên), (2006), Nhà văn Thái Bình 20. Đức Hậu (2009), Tạp văn Một chút hồn sông núi 21. Đức Hậu (2013), Tập truyện ngắn Khúc giã biệt 22. Đức Hậu (2016), Chân dung tản văn: Cái nhìn 23. Đức Hậu (2018), Đức Hậu tuyển tập
24.Nguyễn Thị Hƣơng (2014), Đề tài đô thị trong tiểu thuyết của Đỗ Phấn, Luận văn Thạc Sĩ, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội
25.Nguyễn Nhật Huy (2009), Dấu ấn văn hóa làng xã trong truyện ngắn Nam Cao, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Sƣ phạm – Đại học Thái Nguyên
26. Vũ Ngọc Khánh (2007), Nghiên cứu Văn hóa cổ truyền Việt Nam, Nxb Giáo Dục. 27.Đỗ Trọng Khơi (2020), Đức Hậu trang văn - trang đời, Nxb Hội nhà văn 28.Trần Trung Kiên (2018), Vấn đề đô thị trong truyện ngắn của Nguyễn Việt
Hà, Luận văn Thạc Sĩ, Học viên Khoa học Xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội việt Nam
29.Mã A Lềnh, Đƣợc làm bạn với Đức Hậu là may mắn.
https://vanhocsaigon.com/duoc-lam-ban-voi-duc-hau-la-may-man/
30.Phƣơng Lựu (chủ biên), Trần Đình Sử, Nguyễn Xuân Nam, Lê Ngọc Trà, La Khắc Hòa, Thành thế Thái Bình (2006), Lí luận văn học, Nxb Giáo Dục 31.Nguyễn Đăng Mạnh (chủ biên), Đoàn Trọng Huy, Nguyễn Văn Long, Trần
86
32.Nguyễn Đăng Mạnh (1999), Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam 1930- 1945, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
33.Hoàng Thị Phƣơng (2018), Đề tài đô thị trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn Thạc sĩ, Đại học Khoa học – Đại học Thái Nguyên
34.Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam cái nhìn hệ thống - loại hình, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh
35.Trần Ngọc Thêm (2013), Những vấn đề văn hóa học lý luận và ứng dụng, Nxb Văn hóa – Văn nghệ
36. Ngô Đức Thịnh (2012), Tín ngƣỡng và văn hóa tín ngƣỡng ở Việt Nam, Nxb Trẻ 37.Nguyễn Thị yến Thu (2012), Làng quê Việt Nam trong truyện ngắn của Nam cao trƣớc Cách Mạng Tháng Tám 1945, Luận văn tốt nghiệp, Đại học Cần Thơ
38.Đinh Thƣờng, Ngƣời đàn bà ám ảnh – Đức Hậu.
https://vanhaiphong.com/nguoi-dan-ba-am-anh-duc-hau/
39.Lê Hƣơng Thủy, Truyện ngắn đƣơng đại về đề tài đô thị.
https://vannghetiengiang.vn/news/Nghien-cuu-Ly-luan-Phe-binh/Truyen- ngan-duong-dai-ve-de-tai-do-thi-2968/