Những nỗi niềm về quá trình đô thị hoá làng quê thời hiện đại

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Đức Hậu (từ văn hóa làng đến văn minh đô thị) (Trang 55)

7. Bố cục

2.2Những nỗi niềm về quá trình đô thị hoá làng quê thời hiện đại

2.2.1. Khát vọng đổi mới, làm giàu quê hương thời hiện đại

Tỉnh Thái Bình nói chung, huyện Tam Hƣng nói riêng là vùng đất đồng bằng ven biển tuy có nhiều khó khăn nhƣng lại rất giàu tiềm năng phát triển kinh tế. Trong giai đoạn xây dựng Chủ nghĩa Xã hội ở Miền Bắc, đấu tranh giải phóng Miền Nam thống nhất đất nƣớc, quê lúa Thái Bình nổi lên là một điển hình của phong trào phát triển nông nghiệp, tăng năng suất lúa, cung cấp lƣơng thực, phục vụ nhân dân, phục vụ kháng chiến. Tuy nhiên trong thời kỳ lịch sử mới, Thái Bình bên cạnh những thuận lợi nhƣng cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thử thách, cuộc sống của ngƣời dân vùng nông thôn nhìn chung còn vất vả, lam lũ… Vì thế ngay sau khi chiến tranh kết thúc, bƣớc sang thời kỳ hòa bình, nhân dân Thái Bình đã thể hiện rõ khát vọng vƣơn lên, thoát đói nghèo, làm giàu chính đáng trên đôi tay, khối óc của mình dựa trên tiềm năng sẵn có của vùng đồng bằng ven biển và sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật. Biết bao con ngƣời Thái Bình đã mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, đối đầu với thử thách để xậy dựng cuộc sống mới, diện mạo mới cho mảnh đất quê hƣơng yêu dấu của mình.

49

Truyện ngắn của Đức Hậu tập trung bút lực viết về nông thôn Việt Nam nói chung, quê hƣơng Thái Bình nói riêng trong suốt những năm dài vận động, thay đổi, vƣơn lên. Nhìn một cách tổng thể, làng quê Thái Bình hiện lên trong các trang văn của ông là một miền quê thanh bình, yên ả… nhƣng cũng in dấu của cái nghèo, của sự lạc hậu và muôn vàn khó khăn. Nỗi vất vả cơ cực đã in hằn lên trên gƣơng mặt những ngƣời nông dân quanh năm lam lũ đã để lại dấu vết trên đồng ruộng, trên những mái nhà, trong những số phận con ngƣời... Nhƣng truyện ngắn Đức Hậu không chỉ là những dòng ôn nghèo, kể khổ, không chỉ là sự thƣơng xót, niềm cảm thông mà qua một loạt những truyện ngắn viết về công cuộc đổi mới nông thôn với phong trào xây dựng hợp tác xã, phòng trào khoán nông nghiệp… ngƣời đọc thấy đƣợc khát vọng, nỗ lực, có cả những niềm vui sƣớng hân hoan của những ngƣời dân quê trƣớc những thành tựu bƣớc đầu trong công cuộc đổi mới cuộc sống nơi làng quê theo hƣớng văn minh, hiện đại.

Quyết tâm và sự nỗ lực xây dựng làng quê, đổi mới, vƣơn lên thể hiện ở lớp cán bộ, xã viên, của những ngƣời khao khát làm giàu trên quê hƣơng của chính mình. Họ là những ông nông dân nhiều kinh nghiệm lao động sản xuất nhƣ: ông Lừng trong truyện ngắn cùng tên, họ là những ngƣời phụ nữ nhƣ cô Dần trong Người ở lại, họ là những ngƣời cán bộ lặn lội đi tìm vùng đất định cƣ mới cho làng xóm nhƣ nhân vật Khuyến trong Tìm đất… Họ đều là những

ngƣời nông dân yêu thƣơng mảnh đất quê hƣơng, nỗ lực lao động để xây dựng phát triển quê hƣơng giàu đẹp. Nhân vật ông Lừng là một ngƣời cán bộ giàu kinh nghiệm: “Khi làm chủ nhiệm hợp tác xã Tam Hưng, ông đã vẽ sơ đồ thủy lợi, chỉ đạo đắp đê khoanh vùng, đẩy hợp tác xã ông từ chỗ đi họp huyện không ai biết tên chủ nghiệm, đến chỗ người ta thách nhau giành cờ năng suất của ông. Ông đã từng xử những vụ mất gà, đến chuyện tham ô lúa để liên hoan” [23; tr.161]. Ông Lừng tâm huyết, gắn bó với quê hƣơng, chính ông là ngƣời đƣa Tam Hƣng thành điển hình kinh tế. Tuy nhiên, trƣớc nhu cầu mới của thời đại về trình độ của các cán bộ quản lý phải đƣợc nâng cao trình độ, hiểu biết khoa học, kỹ thuật... thì ông Lừng bộ lộ những hạn chế về năng lực. Khi ngƣời nông dân

50

mặc áo cán bộ nhƣ ông Lừng đƣợc bổ nhiệm làm Trại phó trại giống, ông đã gặp phải không ít nhƣng vấn đề khó khăn mà bản thân ông không thể đam đƣơng đƣợc: “Tôi quen việc thổ mộc, chứ khoa học thì tôi chịu. Ở đây tôi cứ như chim chích lạc rừng ấy” [23; tr.162]. Và ông Lừng đang từ “anh chủ nhiệm giỏi” trở thành “anh Trại phó tồi”. Ông Lừng với bản chất chất phác, biết đặt lợi ích của cộng đồng lên trên nên đã nhận ra việc: “đứng sai chỗ là hỏng việc”: “Chú là kỹ sư, tôi là chủ nhiệm… người nào làm việc theo khả năngcủa người ấy”. [23; tr.174]. Ông Lừng tự nguyện quay trở lại làng làm một ngƣời nông dân một cách thanh thản, tự nguyện. Bởi vấn đề của ông xét cho cùng không phải là vấn đề của cá nhân con ngƣời ông mà đó là vấn đề của thời đại, đòi hỏi của thời đại mới ở nông thôn Việt Nam. Đó là vấn đề phải đƣa khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, phải đổi mới tƣ duy trong cách làm ăn mới ở nông thôn; phải đổi mới cơ chế quản lý cho phù hợp cho phù hợp với sự phát triển của cuộc sống.

Đức Hậu nhận ra, hơn lúc nào hết, khát vọng đổi mới, làm giàu, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho quê hƣơng theo hƣớng văn minh hiện đại đƣợc đặt lên đôi vai ở lớp ngƣời mới – có tri thức, khoa học nhƣ nhân vật Vũ Hạnh trong Ông Lừng, nhân vật Điềm trong Mùa sau, chủ tịch xã Chiến trong Việt kiều về làng, nhân vật Tôi trong Bạn bè sau chiến tranh, ông Châu trong

Người nhà máy, bác sĩ Tuân trong truyện ngắn cùng tên, hay những anh công

nhân mỏ nhƣ: Hạnh, Tân, Vân trong Niềm vuiHọ là những ngƣời con của quê hƣơng lúa Thái Bình có trình độ hiểu biết, đƣợc học hành, trang bị kiến thức mới, am hiểu khoa học kỹ thuật và hết mình cống hiến cho công cuộc xây dựng, đổi mới quê hƣơng. Truyện ngắn Ông Lừng, nhân vật Vũ Hạnh – một kỹ sƣ trẻ, một “con người vô tư, sống vì tập thể, không vụ lợi cá nhân” [23; tr.168]. “ Hạnh đang ngồi bên ruộng lúa thí nghiệm, đầu trần dưới nắng, quần vẫn xắn cao quá gối. chắc Vũ Hạnh đang lo lắm. Đồng chí bí thư đi họp Trung Ương về có một cân hạt thôi, giống lúa quý lắm” [23; tr.165]. Nỗ lực nghiên cứu, phát triển giống lúa mới của Vũ Hạnh cũng nhƣ cán bộ Trại giống cho thấy khát vọng đổi mới quê hƣơng theo hƣớng khoa hoc, hiện đại của thế hệ trẻ. Nhân vật

51

Điềm trong Mùa sau, là một chủ nhiệm hợp tác xã có tƣ tƣởng tiến bộ. Anh biết vận dụng khoa học kỹ thuật vào chỉ đạo sản xuất nên chỉ sau ba mùa lúa năng suất Tam Hƣng đã đứng đầu toàn huyện. Điềm tập trung vào phát triển thủy lợi, cải tạo mƣơng máng nhằm cải tạo độ PH của đất, xây dựng đƣờng xá, cầu cống phục vụ sản xuất: “Từ nơi ấy, hai cái máy bơm dầu mở hết tốc lực bơm nước ra ngoài bãi, chống úng cho cánh đồng. Tam Hưng mới hoàn thành hệ thống mương tưới. Hệ thống tiêu nước chưa làm được. Nếu làm được mương tiêu và xây lại được cái cống thì hai cái máy bơm khỏi phải nằm đấy. Hạn cũng chạy máy, úng thì quay ngược vòi rồng, cũng chạy máy. Điềm ao ước có một số vốn để xây dựng một vài cái cống, trạm bơm điện và nắn lại con sông chạy qua cánh đồng” [23; tr.375]. Nhờ sự am hiểu về khoa học, về lý luận phát triển kinh tế dựa trên cơ sở thực tiễn của địa phƣơng, không chủ quan nóng vội, bệnh thành tích, Điềm đã lãnh đạo Tam Hƣng ngày càng phát triển giàu đẹp. “Làng Điềm trước kia nghèo lắm. Ruộng đất rộng nhưng phần lớn là đất chua, đất mặn. Người làng xưa lang thang khắp các tỉnh. Được cái dân làng vốn cần cù, nên hợp tác xã tổ chức lao động lại thì khá lên ngay. Mấy năm nay được mùa lúa, dân làng đang bắt tay xây dựng lại nhà cửa. Vẻ mặt hợp tác xã cũng vì thế mà thay đổi” [23; tr.376]. Cũng mang khát vọng đổi mới quê hƣơng nhƣ nhân vật Điềm, nhân vật chủ tịch xã Chiến trong Việt kiều về làng cũng hết mình nỗ lực trong công cuộc đổi mới tƣ tƣởng ngƣời dân, làm tấm gƣơng áp dụng khoa học kỹ thuật, mô hình kinh tế mới: “Lãnh đạo xã đau đầu lo lắng về chuyện làng Giành có tiềm năng kinh tế mà đang tụt hậu. Xã phát động người địa phương đấu thầu khai thác cánh bãi theo chế độ ưu tiên, nhưng toàn người nghèo, gan bé không dám liều. Người duy nhất dám vay tiền ngân hàng làm đầm tôm chính là anh chiến chủ tịch xã. Hình như anh chủ tịch cũng định xung phong đi trước, làng nước theo sau” [23; tr.147]. Các nhân vật Vũ Hạnh, Điềm, Chiến… là ví dụ tiêu biểu cho hình mẫu ngƣời cán bộ mới có hiểu biết khoa học kỹ thuật, có nhiệt huyết và tƣ duy mới. họ là nhân tố quan trong trong công cuộc xây dựng làng quê trở nên giàu đẹp trong thời đại mới.

52

Nhờ những nỗ lực của bà con nông dân, xã viên, và đặc biệt là đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý mới ở nông thôn có trình độ, có kiến thức khoa học, lại tâm huyết với công cuộc Đổi mới, xây dựng làng quê theo hƣớng hiện đại hóa nên đã đạt đƣợc những thành tựu bƣớc đầu. Trong truyện ngắn Ân nhân (đƣợc Đức Hậu viết năm 1990), đã khẳng định đƣợc những thành quả ban đầu của công cuộc Đổi mới ở chính cái Làng Cau thân thƣơng ấy. Truyện viết về ngƣời con xa quê đang tìm về quê và đã rất ngạc nhiên, vui mừng khi nhận thấy những đổi mới của quê hƣơng. Trên con đƣờng quê, trong cái không gian làng quê với hƣơng thơm tựa men say của những khóm hƣơng nhu, với sự mát lành, trong trẻo của dòng sông quê hƣơng… ông Nghinh đã nhận ra sự “thay da đổi thịt” thực sự của vùng quê nghèo nàn, lam lũ xƣa: “Không còn khu đồng chiêm trũng, buồn tẻ và con đường bậc thang đầy dấu chân trâu nữa” [23; tr.185], cũng không còn nhiều “Những mái nhà tranh bạc phếch bị đè nặng dưới bóng tối của lũy tre. Giàn trầu và chum nước. Những gương mặt đen đúa, hao gầy, tối tăm nhưng sự sống rực lên trong đôi mắt. Con đường bậc thang vết trâu” [23; tr.87]. Nhờ sự nỗ lực trong lao động sản xuất, nhờ vào đƣờng lối phát triển quê hƣơng theo hƣớng hiện đại hóa, công nghiệp hóa nông thôn của những con ngƣời làng quê, Làng Cau đã có con đƣờng rải gạch thẳng tắp có thể đi lại bằng ô tô và có: “Những mái ngói lô xô, trạm bơm điện đầu làng, dải rừng nhân tạo các loại cây lấy gỗ thay thế lũy tre ken dày của làng kháng chiến năm xưa” [23; tr.186]. Những thành quả của công cuộc Đổi mới còn đƣợc Đức Hậu thể hiện rõ nét trong truyện ngắn Việt kiều về làng với những nhận xét đầy tự hào về những làng quê sau những năm Đổi mới: “Mấy năm nay vùng ven biển như tỉnh ngủ. người ở các nơi về thuê đất làm ăn, buôn bán như đi hội. Các xã bên cạnh thu tiền thuê đất làm đường rải nhựa, mắc điện sáng choang. Nhà hàng đặc sản, quán bia, quán karaoke xập xình suốt ngày đêm. Xe lớn xe nhỏ chạy qua làng giành bụi mù” [23; tr.147]. Trong truyện ngắn Mùa sau, Đức Hậu cũng đã phản ánh những kết quả ban đầu đầy hứng khởi khi chủ nhiệm Điềm áp dụng khoa học kỹ thuật vào quá trình xây dựng nông thôn mới: “Hai con mương tiêu rộng

53

chạy suốt từ đầu làng ra con đê biển xa xa. Từ phía ấy, hai cái cống mới xây cao chót vót nổi lên trên đường chân trời. Ở đầu làng, ngay đầu con đường từ huyện về, hội trường mới xây mái ngói đỏ tươi” [23; tr.383]. Với sự xuất hiện của các yếu tố mới, diện mạo của làng quê Thái Bình nói chung, của Tam Hƣng nói riêng đang có sự thay đổi tƣơi đẹp, giàu có lên từng ngày. Những hình làng quê nghèo khó, xác xơ khi xƣa đƣợc thay bằng những ngôi nhà “mái ngói” đỏ tƣơi, Con đƣờng đất “đầy vết chân trâu” đã đƣợc rải nhựa phẳng lỳ… đặc biệt sự thay thế lũy tre làng bởi sự xuất hiện của loại cây lấy gỗ là biểu tƣợng cho sự phát triển làng theo hƣớng làm ăn mới. Những đổi thay ấy đã khẳng định những thành tựu đáng ghi nhận, đáng tự hào của công cuộc Đổi mới trên quê hƣơng lúa Thái Bình của nhà văn, cũng nhƣ của nhiều miền quê khác trên cả nƣớc.

Có thể thấy, bên cạnh việc viết về quê hƣơng với vẻ mộc mạc, với những nghèo khó nhƣng ấm áp tình ngƣời, cũng những nét đẹp trong văn hóa làng quê truyền thống xƣa, nhà văn Đức Hậu say sƣa viết về những khát vọng, những nỗ lực và những thành quả bƣớc đầu của công cuộc Đổi mới nông thôn theo hƣớng hiện đại hóa. Niềm tin vào con ngƣời làng quê cùng những khát vọng xây dựng quê hƣơng ngày một giàu đẹp, ngày càng văn minh… là điều rất đáng trân quý ở nhà văn xuất thân từ vùng đất nông thôn Thái Bình này.

2.2.2. Mâu thuẫn giữa lối tư duy kiểu làng xã xưa với lối tư duy mới trong quá trình hiện đại hóa nông thôn

Vấn đề mâu thuẫn giữa lối tƣ duy kiểu làng xã và quá trình hiện đại hóa nông thôn tại quê lúa Thái Bình đƣợc Đức Hậu phản ánh khá sinh động và sâu sắc. Đó là vấn đề: mâu thuẫn nảy sinh giữa các thế hệ ngƣời nông dân trong quá trình hiện đại hóa nông thôn, cụ thể là mâu thuẫn giữa lối tƣ duy tiểu nông, kinh nghiệm chủ nghĩa của một bộ phận ngƣời dân, cán bộ hợp tác xã thế hệ trƣớc và kiểu tƣ duy khoa học, thực tiễn của lớp trí thức trẻ ở nông thôn thời hiện đại. Mâu thuẫn này đã trở thành một thứ rào cản cho sự phát triển kinh tế xã hội lúc bấy giờ; Thứ hai là sự mâu thuẫn giữa hai quan niệm sống, lối sống, lối ứng xử

54

giữa hai kiểu ngƣời ở nông thôn thời kỳ hiện đại hóa: Kiểu ngƣời sống trung thực, nghĩa tình, ứng xử nhân văn… với kiểu ngƣời ích kỷ, lạnh lùng, tha hóa, biến chất… không còn dấu vết của cái gọi là: Văn hóa làng quê nữa.

Trong công cuộc đổi mới quê hƣơng, Đức Hậu chỉ ra những mặt hạn chế của lối tƣ duy tiểu nông, kinh nghiệm, chủ quan, duy ý trí… trong việc lãnh đạo, tổ chức sản xuất ở làng xã. Lối tƣ duy này đã trở thành rào cản hạn chế sự phát triển kinh tế xã hội nông thôn thời hiện đại hóa. Trong truyện ngắn Ông Lừng,

nhân vật ông Lừng tiêu biểu cho ngƣời cán bộ nông thôn ít học nhƣng nhiệt tình, cái vốn của ông là những kinh nghiệm gắn bó với đồng ruộng lâu năm. Chính ông tâm sự với Vũ Hạnh: “Đồng chí Hạnh ạ, tôi quen việc thổ mộc, chứ khoa học thì tôi chịu. Ở đây, tôi như con chim lạc rừng ý” [23; tr.162]. Và thực tế, khi ông Lừng đƣợc phân công làm Trại phó Trại giống đã gặp không ít khó khăn. Ông không biết về các loại máy móc hiện đại, các công việc nghiên cứu khoa học và thực nghiệm khoa học nên chút nữa đã phá hỏng công trình nghiên cứu giống lúa mới của Trại giống - khiến Vũ Hạnh phải hét lên trong cơn tức giận “Anh là kẻ phá hoại!”. Nguồn cơn là ông Lừng đã không biết một điều đơn giản: “Đạm vô cơ bón quá liều lượng tạo nên nồng độ cao quá mức quy định, rễ lúa sẽ không hấp thu được nước và các chất khác…” [23; tr.166]. Nhƣng vấn đề căn nguyên của sự việc lại không phải nằm ở bản thân ông Lừng. Nhà văn Đức Hậu đã chỉ ra nguyên nhân thất bại của ông Lừng trong công tác quản lý: đó là sự bất cập trong công tác tổ chức cán bộ, công tác quản lý thời kỳ quan liêu, bao cấp. Ông Nghinh – Cán bộ Tổ chức huyện đã phân công công tác cán bộ dựa trên quan niệm, “Anh cán bộ kháng chiến, đảng viên lâu năm như chúng mình thì vào đâu cũng được”. Và “Ông ấy thương tôi như người anh cả, chứ không phải

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Truyện ngắn Đức Hậu (từ văn hóa làng đến văn minh đô thị) (Trang 55)