Phổi kẽ lan tỏa

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đại học CHUYÊN NGÀNH điện tử y SINH xây DỰNG hệ CHUYÊN GIA y tế CHẨN đoán BAN đầu một số BỆNH về PHỔI (Trang 34 - 40)

Khó thở tăng dần và ho khan là hai triệu chứng thường gặp nhất ở người bệnh, nên với những triệu chứng này bệnh sẽ có nguy cơ mắc ở mức trung bình. Khi bệnh tiến triển, xuất hiện triệu chứng tái tím mặt mày và ngón tay phồng dạng hình dùi trống, kéo dài cho đến giai đoạn muộn của bệnh. Khi phổi kẽ lan tỏa, tim phải bơm mạnh hơn bình thường để chuyển máu qua động mạch phổi bị tắc nghẽn khiến cho tâm thất phải bị suy thêm, nên một khi đã xuất hiện suy tim phải là đã chắc chắn bệnh nhân mắc phổi kẽ lan tỏa. Mức độ ảnh hưởng của các triệu chứng được xác định trong bảng 2.1.

Bảng 2.1. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh phổi kẽ lan tỏa

2.4.2. Nghẽn mạch phổi

Đối với bệnh nghẽn mạch phổi, khó thở là triệu chứng hay gặp nhất. Khi nghẽn mạch phổi trở nên nặng, người mắc không hô hấp được khiến cho xảy ra hiện tượng thiếu ô-xy gây ngất. Khi tắc đường thở, dễ nghe thấy tiếng cò cử (tiếng thở bất thường khi bị tắc đường thở). Nghẽn mạch phổi gây ra xưng viêm hay thiếu dịch ở màng phổi, khiến cho các lớp màng phổi cọ sát vào nhau khi hít thở, gây ra tiếng. Mức độ ảnh hưởng các triệu chứng được xác định trong bảng 2.2.

Bảng 2.2. Triệu chứng lâm sàng và độ ảnh hưởng đến bệnh nghẽn mạch phổi

2.4.3. Lao phổi

Các triệu chứng xuất hiện khi mắc lao là sốt, ra mồ hôi đêm, sút cân. Ho ra máu thể hiện mắc lao phổi nặng, đau ngực đôi khi là do tràn dịch màng phổi gây

ra bởi lao phổi. Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng

2.3. Bảng 2.3. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh lao phổi

2.4.4. Tràn dịch màng phổi

Bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng phổ biến của bệnh như đau ngực tăng dần khi hít thở, ho khan khi thay đổi thư thế, khó thở tăng dần khi lượng dịch bị tràn ra mỗi lúc một nhiều. Một khi xuất hiện cùng lúc cả ba triệu chứng sau thì xác định ngay được bệnh: gõ phổi thấy vang, mất rung thanh, mất rì rào phế nang. Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng 2.4.

2.4.5. Tràn khí màng phổi

Bệnh khởi phát bằng việc đau ngực dữ dội, kèm khó thở, tái tím mặt mày. Cũng như tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi được xác định ngay khi xuất hiện đủ ba hội chứng: gõ ngực thấy vang, mất rung thanh, mất rì rào phế nang. Mức độ ảnh hưởng của triệu chứng được xác định trong bảng 2.5.

Bảng 2.5. Triệu chứng lâm sàng và ảnh hưởng đến bệnh tràn khí màng phổi

2.4.6. Viêm phổi do hít

Đối với bệnh viêm phổi do hít, xuất hiện ran ngáy ở cả hai phổi là có thể xác định ngay được bệnh (do viêm phổi ảnh hưởng đến đường thở). Các triệu chứng khác thể hiện khả năng mắc bệnh từ thấp đến cao, cũng được thể hiện trong bảng 2.6.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Nội dung chương 2 đã tổng hợp Tri thức một số bệnh về phổi được tham khảo từ cuốn sách “Khám và chữa các bệnh phổi” của Giáo sư, Thầy thuốc nhân dân Phạm Gia Cường. Tri thức được chọn lọc, sắp xếp và xử lí để sử dụng cho thiết kế hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi ở chương 3. Các triệu chứng lâm sàng được sắp xếp theo các mức độ ảnh hưởng đến bệnh ở từng bệnh khác nhau, tạo tiền đề xây dựng nên cơ sở tri thức các bệnh, phục vụ cho quá trình suy diễn của máy suy diễn. Ngoài ra, chương 2 còn đưa ra những yếu tố chẩn đoán bệnh phổi, theo các bước thăm khám thông thường của bác sĩ hay nhân viên y tế, tạo cái nhìn tổng quan hơn về các bước nhận biết và chẩn đoán bệnh qua triệu chứng lâm sàng.

CHƯƠNG 3.

THIẾT KẾ HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI

HCG được thiết kế với mục tiêu tạo ra một chương trình hệ chuyên gia hỗ trợ chẩn đoán một số bệnh về phổi, hỗ trợ cho các nhân viên y tế tuyến dưới – những người không phải chuyên gia và chưa có nhiều kinh nghiệm sẽ sử dụng hệ chuyên gia như một công cụ tham khảo.

3.1. Cơ sở tri thức

Tri thức của Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về phổi được biểu diễn bằng các luật sản xuất có dạng:

IF a THEN b

với a là điều kiện còn b là hành động. Các hệ thống dựa trên luật đơn giản, dễ hiểu và gẫn gũi với tư duy con người để biểu diễn tri thức. Kích thước của hệ thống dựa trên luật phụ thuộc vào số luật mà nó sử dụng. Với việc tách biệt hai phần “điều kiện” và “hành động”, kỹ sư tri thức có thể tạo ra vô số luật khác nhau. Trong phạm vi của Hệ chuyên gia y tế chẩn đoán ban đầu một số bệnh về

phổi, cấu trúc lệnh IF-THEN có sử dụng các biến thể trong phần điều kiện:

- Cấu trúc AND trong điều kiện: khi bắt buộc tồn tại nhiều điều kiện đồng thời để có thể đưa ra một hành động thì cấu trúc lệnh IF-THEN có dạng:

IF (điều kiện 1) AND (điều kiện 2) THEN (hành động).

Ví dụ trong chẩn đoán nguy cơ mắc phổi kẽ lan tỏa: IF (khó thở tăng dần) AND (ho khan) THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.

- Cấu trúc OR trong điều kiện: khi chỉ cần một trong số các điều kiện có vai trò tương đương nhau để đưa ra một hành động thì cấu trúc lệnh IF-THEN có

thể sử dụng dạng: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

IF (điều kiện 1) OR (điều kiện 2) THEN (hành động).

Ví dụ trong chẩn đoán nguy cơ mắc phổi kẽ lan tỏa: IF tím tái mặt mày OR ngón tay dùi trống OR suy tim phải THEN nguy cơ mắc bệnh là cao.

- Cấu trúc AND-in-OR-out trong điều kiện: khi chỉ cần một trong số các tổ hợp điều kiện tương đương nhau để đưa ra cùng một hành động, cấu trúc lệnh IF-THEN như sau:

IF [(điều kiện 1) AND (điều kiện 2)] OR (điều kiện 3) THEN (hành động).

Trong cấu trúc này, “điều kiện 3” có vai trò đưa ra hành động tương đương

với tổ hợp gồm hai điều kiện là “điều kiện 1” và “điều kiện 2”. Ví dụ trong chẩn

đoán lao phổi: IF [sút cân AND ra mồi hôi đêm] OR sốt THEN nguy cơ mắc bệnh là thấp. Trong ví dụ này, triệu chứng “sốt” có vai trò đưa ra cùng một hành động là “nguy cơ mắc bệnh là thấp” với tổ hợp cả hai triệu chứng “sút cân” và “ra mồ hôi đêm”.

Một phần của tài liệu ĐỒ án tốt NGHIỆP đại học CHUYÊN NGÀNH điện tử y SINH xây DỰNG hệ CHUYÊN GIA y tế CHẨN đoán BAN đầu một số BỆNH về PHỔI (Trang 34 - 40)