Từ đặc điểm tính chất ban đầu của NTBV và các nghiên cứu thực nghiệm của luận án nghiên cứu sinh đã đề xuất quy trình xử lý NTBV nhiễm thuốc kháng sinh bằng hệ hóa lý được đề xuất hình 3.42 dưới đây:
Thuyết minh dây chuyền: Nước thải bệnh viện được thu gom vào hố thu gom, sau đó sẽ qua song chắn rắc để loại bỏ các cặn lớn, cành lá cây vv…Tiếp tục, NTBV được đưa vào bể điều hòa, khí được cung cấp đề sục khí để điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào. Tiếp tục, NTBV được đưa vào bể trộn. Tại đây, phèn sắt FeSO4 được trộn đều với nước thải để tạo các bông cặn lớn tại bể đông keo tụ, giúp quá trình lắng xử lý TSS tốt hơn ở bể lắng. Sau đó, NTBV được đưa vào bể oxy hóa nâng cao tăng cường kết hợp với tia UV với các liều lượng chất hoạt hóa ZVI và chất oxy hóa H2O2, Na2S2O8 theo nghiên cứu mục 3.3.3. Tại bể oxy hóa có trang bị nam châm điện để giúp thu hồi ZVI và tái sử dụng lại ZVI theo nghiên cứu mục 3.3.5. ZVI sẽ được thu hồi đưa ra bể chứa ZVI thu hồi, ZVI thu hồi sẽ được rửa sạch bề mặt bằng axit H2SO4 0,1 M sau đó rửa bằng nước sạch đến pH =7. Ngoài ra, trang bị hệ thống tự động lau sạch bề mặt đèn UV, tránh cặn bẩn bám khi xử lý. Cuối cùng, NTBV được châm NaOH để nâng pH = 7 và qua lọc nhanh trọng lực để loại bỏ hoàn toàn các ion Fe và SO42- trước khi xả vào nguồn xả. Nước thải sau xử lý theo quy trình như trên sẽ đạt QCVN 28-2010 cột A.
Chất thải rắn NTBV Hố thu gom Sục khí FeSO4 Bể đông keo tụ
ZVI, H2O2, Na2S2O8
Chất thải rắn ZVI thu hồi
Song chắn rác
Bể oxy hóa nâng cao + đèn UV Bể chứa ZVI Bể lắng
Bể trộn Bể điều hòa
ZVI tái sử dụng
NaOH Chất thải
rắn
Hình 3.39 Sơ đồ công nghệ xử lý NTBV nhiễm kháng sinh CIP và AMO
Bể lọc nhanh trọng lực