Triển vọng và dự báo

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của tập đoàn coca cola tại việt nam (Trang 26 - 30)

I. KHÁI QUÁT CHUNG

3. Triển vọng và dự báo

3.1. Triển vọng

Nước ta đang xây dựng ngành Bia – Rượu – Nước Giải Khát trở thành một ngành kinh tế quan trọng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đa dạng, có thương hiệu và khả năng cạnh tranh quốc tế

•Dân số đông, tốc độ phát triển nhanh: Căn cứ vào ước tính của GSO, dân số Việt Nam khoảng 90 triệu người với tốc độ tăng dân số xấp xỉ 1.1%/năm, ước đạt

hơn 102 triệu người vào năm 2025.

•Cơ cấu dân số vàng: Với cơ cấu dân số nằm trong nhóm trẻ nhất thế giới, với 56% dân số dưới 30 tuổi (theo Nielsen), VBA dự đoán tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020.

•Tỷ lệ đô thị hóa cao: Số liệu của GSO 2013 cho thấy dân số đô thị năm 2013 chiếm khoảng 32.2% tổng dân số, tỷ lệ này ước tính tăng lên 40.5% vào năm 2025. Tỷ lệ này có lợi cho ngành Bia do mức tiêu thụ Bia bình quân đầu người của khu vực đô thị cao gấp đôi so với khu vực nông thôn (Theo Canadean).

Về thu nhập:

•Thu nhập tăng nhanh, tầng lớp trung lưu tăng nhanh: Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Nielsen, 56% người tiêu dùng Việt Nam dưới 30 tuổi và tầng lớp trung lưu của Việt Nam sẽ tăng trưởng gấp đôi từ 12 triệu người (2014) lên 33 triệu người (2020). Cụ thể hơn, ông Glenn Maguire, Kinh tế trưởng khu vực châu Á – Thái Bình Dương của ANZ, ước tính Việt Nam sẽ có thêm khoảng 2 triệu người tiêu dùng gia nhập vào tầng lớp trung lưu, đạt tốc độ hình thành tầng lớp trung lưu nhanh nhất Châu Á. GDP đầu người năm 2017 đạt đến 2,385 USD (tăng 170 USD so với năm 2016), trong đó gần 41% thu nhập là dành cho thực phẩm, nước uống và thuốc lá. Cơ cấu tiêu dùng này được dự đoán sẽ không thay đổi trong những năm tới.

•Mức chi tiêu tăng mạnh nhất trong Châu Á: Tỷ lệ tăng trưởng chi tiêu của người tiêu dùng của Việt Nam trong giai đoạn 2011-2020 được dự báo sẽ thuộc loại cao nhất trong khu vực ASEAN, đạt 8%, cao hơn cả Indonesia và Malaysia 5%, và Philippines, Thái Lan và Singapore cùng là 4% theo báo cáo Global Insights, Bain Analysis.

•Kinh tế có dấu hiệu hồi phục: Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2017 đã có sự tăng trưởng tốt khi GDP của Việt Nam 2014 tính theo giá hiện hành đạt 5 triệu tỷ đồng. Tổng giám đốc

Ngân hàng ANZ Việt Nam, ông Tareq Muhmood chia sẻ thu nhập bình quân tại Việt Nam sẽ tăng khoảng 10% mỗi năm. VBA dự kiến tổng mức chi tiêu của người tiêu dùng tại Việt Nam sẽ tăng gấp đôi và đạt xấp xỉ 173 tỷ USD vào năm 2020 theo báo cáo Global Insight.

Về phong cách sống và thói quen tiêu dùng:

•Phong cách ăn uống và vui chơi thay đổi theo hướng phương Tây hóa: Người Việt Nam đặc biệt là giới trẻ đang hình thành thói quen tiêu thụ Bia, Rượu và Cocktail trong các dịp hội nghị, ăn uống và vui chơi. Trong số đó, những người làm việc tại khu văn phòng ưa thích Đồ uống cao cấp như một xu hướng của sự thành công và hợp thời trang.

•Chất lượng, sức khỏe được đặt lên hàng đầu: Theo báo cáo “Cận cảnh người tiêu dùng Việt Nam” của Nielsen, 73% người được khảo sát sẵn sàng bỏ tiền cao hơn để có sản phẩm tốt hơn và 39% người đặt tiêu chuẩn về sức khỏe lên hàng đầu. Những con số đó cho thấy người tiêu dùng Việt Nam có nhận thức ngày càng cao về sức khỏe và có những tiêu chuẩn cao khi lựa chọn hàng hóa.

Về tác động tích cực của các FTAs •Giảm thuế xuất nhập khẩu; •Tăng vốn đầu tư FDI vào ngành;

•Phát triển hệ thống kênh phân phối trong và ngoài nước. Các yếu tố khác

•Chính sách tạo điều kiện cho du lịch phát triển: Việt Nam đã gỡ bỏ những rào cản về thủ tục nhập cảnh như ban hành Nghị quyết 46/NQ-CP miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu, miễn visa đơn phương cho 7 nước (Nhật Bản, Hàn Quốc, Na Uy, Phần Lan, Đan Mạch, Thụy Điển, Nga), miễn visa trên cơ sở có đi có lại với 9 nước ASEAN. Chính sách

này sẽ là tiền đề cho du lịch phát triển mạnh, từ đó sức tiêu thụ Đồ uống, đặc biệt là sản phẩm ở phân khúc bậc cao, sẽ tăng.

•Thị trường bán lẻ đã, đang và sẽ phát triển mạnh: Thống kê của Bộ Công thương, thị phần bán lẻ hiện đại ở Việt Nam mới chiếm khoảng 25% tổng mức bán lẻ. Cả nước hiện có khoảng 724 siêu thị và 132 trung tâm thương mại, 530 siêu thị mini (cửa hàng tiện lợi có thương hiệu và vận hành theo chuỗi) và hơn 779 chợ truyền thống tính đến tháng 9/2015. Mạng lưới bán lẻ dày đặc giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hàng hóa nói chung và sản phẩm ngành Đồ uống nói riêng, từ đó tăng thêm giá trị tiêu thụ.

3.2. Dự báo

Thu nhập khả dụng của người dân Việt Nam tăng lên là nhân tố chính tăng trưởng chi tiêu cho các đồ uống có cồn. Theo BMI dự đoán, chi tiêu đồ uống có cồn sẽ tăng trung bình hàng năm 11.8% đến năm 2022, vượt qua mức tăng trưởng sản lượng tiêu thụ được dự báo ở mức 6.1% cùng giai đoạn. Giai đoạn này được cho có triển vọng tích cực nhờ yếu tố kinh tế ổn định, cũng như mạng lưới bán lẻ được phát triển chuyên nghiệp rộng khắp Việt Nam.Ngành bán lẻ:

Mối liên hệ giữa sản xuất và thương mại trong ngành Đồ uống có ý nghĩa quan trọng giúp đơn vị sản xuất nâng cao hiệu quả quản lý, tiếp cận thị trường cũng như xử lý nhanh các phản hồi về sự cố sản phẩm đối với người tiêu dùng. Việc này giúp các nhà máy quản lý chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, cũng như độ đồng đều của sản phẩm (liên quan trực tiếp từ khâu vận chuyển và bảo quản sản phẩm), giảm thời gian lưu kho– đặc thù riêng của ngành Đồ uống. Do đó thị trường bán lẻ là một trong những nhân tố quyết định đến sức cạnh tranh của ngành Đồ uống.

Theo Quy hoạch của Bộ Công thương, đến năm 2020 cả nước sẽ có khoảng 1,200 – 1,500 siêu thị, tức là cần thêm 550 siêu thị so với hiện tại, 180 trung tâm thương mại và 157 trung tâm mua sắm. Bên cạnh đó theo cam kết WTO, kể từ ngày 1/1/2009, Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho các doanh nghiệp nước ngoài được lập các công ty phân phối tại

thị trường nội địa. Việt Nam cũng đã cam kết mở cửa cho phép nhà cung cấp nước ngoài tiếp cận thị trường Việt Nam ở hầu hết các phân ngành trong ngành dịch vụ phân phối, bao gồm cả đại lý hoa hồng, bán buôn, bán lẻ, bán hàng đa cấp, nhượng quyền thương mại.

Như vậy từ tháng 1/2015, các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài sẽ được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây Việt Nam được xem như một trong những thị trường tiềm năng, có sức hút mạnh đối với nhiều tập đoàn nước ngoài.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về môi trường kinh doanh của tập đoàn coca cola tại việt nam (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(36 trang)