III. Doanh nghiệp Coca-Cola
2. Tập đoàn Coca-Cola tại Việt Nam
Phân tích mô hình PESTLE và Hofstede của tập đoàn Coca-Cola khi đầu tư vào Việt Nam
2.1. Mô hình PESTLE
2.1.1. Political (Chính trị)
Về mặt chính trị, trả lời cho câu hỏi “Tình hình chính trị của Việt Nam có ảnh hưởng như thế nào đến tập đoàn Coca- Cola Việt Nam”. Như đã biết trong năm vừa qua đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến nền kinh tế trên toàn cầu, do đó Việt Nam cũng bị chịu ảnh hưởng không hề nhỏ do đại dịch này gây ra. Thế nhưng, nhờ vào sự giúp đỡ và các chính sách của kích cầu thích hợp của Chính phủ dành cho các doanh nghiệp và tập đoàn tại Việt Nam, do đó các doanh nghiệp cũng đỡ đi một phần gánh nặng của mình. Hơn thế nữa, tập đoàn Coca-Cola là một tập đoàn lớn nên tại Việt Nam thì tập đoàn này cũng không bị chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch gây ra.
Tiếp theo là việc Việt Nam tham gia vào các tổ chức lớn, cũng như kí kết được nhiều hơn các hiệp định song phương cũng như đa phương, do đó càng thúc đẩy tập đoàn Coca- Cola Việt Nam phải ngày càng phải cải thiện các sản phẩm của chính tập đoàn này. Có như thế thì mới có thể cạnh tranh được với các sản phẩm từ các quốc gia khác gia nhập vào thị trường Việt Nam.
2.1.2. Economic (Kinh tế)
Về mặt kinh tế, nền kinh tế Việt Nam đang có xu hương tăng trưởng trong các năm gần đây, ngay cả khi có đại dịch Covid-19 như năm vừa qua thì chúng ta vẫn có mức tăng trưởng dương mà các nền kinh tế lớn khác trên Thế giưới cũng chưa thể làm được. Điều này chứng tỏ được sự lớn mạnh của nền kinh tế VN, qua đó cũng là một lợi thế cho tập đoàn Coca-Cola Việt Nam để có thể mở rộng thị trường cũng như mở rộng thêm các mặt hàng khác để có thể tăng lợi nhuận và tăng quy mô đầu tư của mình. Ngoài ra việc giá cả sản phẩm của Coca- Cola tại Việt Nam ở mức trung bình nên do đó cũng được nhiều người ưa thích sử dụng.
2.1.3. Sociocutural (Văn hóa)
Về mặt văn hóa, giới trẻ Việt Nam hiện nay có thói quen sử dụng đồ uống ngọt, có gas,.. chính vì vậy Việt Nam là một thị trường lớn, tiềm năng của tập đoàn Coca- Cola khi đầu tư vào. Bên cạnh đó, tập đoàn cũng sử dụng hình ảnh của các nhân vật nổi tiếng trong giới showbiz Việt để quảng bá hình ảnh thương hiệu của mình. Bởi vì, những nhân vật nổi tiếng này được coi là có những phát ngôn gây ấn tượng vớ giới trẻ dó đó tạo được niềm tin trong lòng giới trẻ Việt. Từ sự yêu thích đó, dẫn đến việc tập đoàn gia tăng thêm lượng khách hàng trẻ trung thành.
2.1.4. Technological (Công nghệ)
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, tập đoàn cần chú trọng vào việc đầu tư R&D cho chính mình, vì có như thế mới có thể cạnh tranh được với các mặt hàng, sản phẩm đến từ các doanh nghiệp và công ty lớn khác trên thị trường Việt Nam.
2.1.5. Legal (Pháp luật)
Luật thuế thu doanh nghiệp Việt Nam quy định về người nộp thuế, thu nhập chịu thuế, … Do vậy tập đoàn cần phải nghiêm túc chấp hành việc nộp thuế đầy đủ do nước sở tại quy định, tránh tình trạng trốn thuế.
2.1.6. Environmental (Môi trường)
Việc sử dụng lon, chai là đặc thù của ngành nước giải khát, vì vậy việc xả thải ra môi trường là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, việc giảm tỷ lệ sử dụng nước để sản xuất các sản phẩm của mình cung là điều mà tập đoàn cần quan tâm vì xuất phát của họ là ngành sản xuất nước giải khát, cái tên gọi đã nói lên tất cả đặc thù của ngành.
2.2 Mô hình Hofstede
Culture’s feature Điểm
Power distance 70
Individualism and collectivism 20
Masculinity and femininity 40
Uncertainly avoidance 30
Long-term orientation and short-term orientation
57
*Power distance (Khoảng cách quyền lực) – 70 điểm
Việt Nam là quốc gia có khoảng cách quyền lực cao (70 điểm). Điều này có nghĩa là phần lớn người dân sẽ chấp nhận và kéo dài sự bất bình đẳng giữa người và người. Người dân Việt Nam sẽ nghe theo sự chỉ đạo của lãnh đạo, cấp trên không biết phản biện vấn đề; con cái nghe lời, không dám cãi lại cha mẹ… Họ coi đó là bổn phận, điều đương nhiên. Người Việt Nam trở lên kém sáng tạo, thụ động trong công việc. Sự phân chia đẳng cấp rất rõ ràng, việc một người cấp thấp được chuyển lên cấp cao hơn là khó khăn. Điều này dẫn đến việc nhân sự cấp cao của các công ty từ nước ngoài vào Việt Nam (Coca-Cola) là người nước ngoài
*Individualism and collectivism (Tính cá nhân và tính tâp thể) – 20 điểm
Tính cá nhân và tập thể liên quan đến mức độ mà một xã hội chấp nhận chủ nghĩa cá nhân hay yêu cầu một người phải sống vì tập thể. Tính cá nhân cuả Việt Nam là 20 được đánh giá là thấp, con người từ khi sinh ra đã buộc phải hòa nhập vào cộng đồng lớn, thường là đại gia đình với nhiều thế hệ. Cộng đồng này sẽ bảo vệ họ khỏi những khó khăn, đổi lại họ phải trung thành với cộng đồng mà không được quyền thắc mắc. Điều này sẽ có lợi cho tập đoàn Coca-Cola là nguồn nhân công trung thành, không nhảy việc. Nhưng đổi lại thì họ khá bảo thủ, không chịu đi ra bên ngoài tìm kiếm cái mới.
Với 40 điểm, điểm số thấp thì Việt Nam là quốc gia Nữ quyền. Tại đây, trọng tâm là làm để sống. Các nhà quản lý luôn nỗ lực vì sự đồng thuận, mọi người coi trọng sự bình đẳng, đoàn kết và chất lượng trong cuộc sống của họ. Xung đột được giải quyết bằng thỏa hiệp và thương lượng. Việt Nam tập trung vào hạnh phúc, trạng thái không được hiển thị và người quản lý hiệu quả là người hỗ trợ và ra quyết định đạt được thông qua sự tham gia của các thành viên. Điều này tạo ra một môi người kinh doanh hòa bình, hạnh phúc, thương lượng cho Coca-cola nếu đầu tư vào.
*Uncertainly avoidance (Mức độ e ngại rủi ro) - 30 điểm
Mức độ e ngại rủi ro thể hiện việc mức độ sẵn sàng chấp nhận những thay đổi mới trong cộng đồng
Việt Nam có mức độ e ngại rủi ro là 30- đây là chỉ số thấp, chứng tỏ rằng họ chấp nhận việc sẽ gặp nhiều rủi ro và nhiều điều không thể lường trước được. Họ sẵn sang chấp nhận để thay đổi và thử nghiệm. Mọi người tin rằng không nên có nhiều quy tắc hơn mức cần thiết và nếu những quy tắc khong rõ ràng hoặc không linh hoạt thì nên thay đổi. Điều này sẽ giúp ích cho các tập đoàn Coca-Cola sẽ có nguồn nhân sự nhanh nhạy với tình hình môi trường kinh doanh, sẵn sàng thử nghiệm các phương thức quảng bá mới để đưa Coca-Cola tiếp cận nhiều hơn nữa với người dân.