Viêm phổi do hít

Một phần của tài liệu đề tài XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI (Trang 32 - 34)

Viêm phổi do hít là bệnh nhiễm khuẩn phổi do hít dịch dạ dày hoặc vi khuẩn từ mũi họng xuống phổi như hình 2.9.

Chấn đoán lâm sàng: Biểu hiện thường thấy là khó thở nhanh, ho, khác

đờm, sốt sau khi nôn hoặc nuốt khó. Ran ngáy lan tỏa ở hai phổi.

Chẩn đoán cận lâm sàng: Hình ảnh chụp X quang phổi có thể phát hiện

lâu hơn có thể dẫn đến hoại tử (chủ yếu là viêm phổi kỵ khí cộng đồng), thậm chí phá hủy nhu mô phổi hiểu hiện trên phim X quang là hình thang có mức nước nằm ngang.

Hình 2.9. Viêm phổi do hít phải vi khuẩn Nguyên nhân:

- Đối với viêm phổi do hít ở cộng đồng, thường do vi khuẩn kị khí ở miệng (liên cầu khuẩn kỵ khí và ít ưa khí, trực khuẩn Fusobacterium, vi khuẩn không bào tử kỵ khí gram dương) và Bacteroides (melaninogenicus, intermedius, oralis, ureolyticus). Nhóm người có nguy cơ cao là nhóm người cao tuổi, nghiện rượu, tiêm chích ma túy, có bệnh thực quản, răng xấu hoặc mới chữa răng xong.

- Đối với viêm phổi do hít ở bệnh viện thì hay gặp ở người cao tuổi hoặc người có phản xạ nôn giảm, người được đặt sond mũi, sond dạ dày, tắc ruột, người dùng máy khí dung bị nhiễm khuẩn,v.v.. Những người có nguy cơ cao: bệnh nhân nặng nằm ở bệnh viện (nhất là bệnh nhân hôn mê, nhiễm toan, nghiện rượu, đái tháo đường, đặt nội khí quản v.v…), bệnh nhân gây mê, đột quỵ, sa sút trí tuệ, người cao tuổi, người dùng thuốc kháng acid hoặc thuốc ức chế thụ thể H2.

- Vi sinh vật gây bệnh gồm: E.coli, P.aeruginosa, S.aureus, Klebsiella, Enterobacter, Serratia và Proteus, Hemophilus Influenzae, S.pnewmococcus, Legionella và Acinetobacter (viêm phổi đơn phát) ; Nấm, bao gồm Candida albicans, gặp ít hơn.

Điều trị:

+ Không có vi khuẩn nên không cần dùng kháng sinh

+ Hút phế quản bằng sond hoặc bằng đường nội soi, tư thế dẫn lưu, liệu phát vận động hô hấp; nếu cần, làm thông khí hỗ trợ.

- Đối với viêm phổi do hít ở cộng đồng:

+ Penicillin G có kết quả tốt. Loại Bacteroides và Fusobacterium có thể kháng với Penicillin nhưng đáp ứng tất với clindamycin.

- Đối với viêm phổi do hít ở bệnh viện:

+ Đáp ứng tốt với vancomycin kết hợp với ceftazidim hoặc Imipenem, hoặc Ampicillin/ Sulbactam.

+ Viêm phổi do Pseudomomas được điều trị bằng Betalactam chống Pseudomonas phối hợp với Aminoglycosid.

+ Clindamycin có thể được dùng phối hợp để tăng cường tác dụng chống vi sinh vật kỵ khí.

+ Không dùng Metronidazol đơn thuần để điều trị loại kỵ khí.

Một phần của tài liệu đề tài XÂY DỰNG HỆ CHUYÊN GIA Y TẾ CHẨN ĐOÁN BAN ĐẦU MỘT SỐ BỆNH VỀ PHỔI (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)