Nhà sản xuất, người tiêu dùng được hưởng lợ

Một phần của tài liệu Phân Tích Chiến Lược Tập Đoàn MASAN - Chuẩn Quỹ Đầu Tư (Trang 29 - 30)

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Tập đoàn Masan, cho biết: "Chúng tôi có chiến lược về hàng hóa, có quy mô lớn để có thể đàm phán mua được hàng từ nhà cung cấp với giá tốt hơn, có sản phẩm tự sản xuất, có sự tinh gọn trong mô hình bán lẻ. Đây là mô hình "win - win" khi nhà bán lẻ có thể bán hàng tốt hơn, người mua hàng có trải nghiệm tốt hơn".

4.6. Phân tích đánh giá chiến lược kinh doanh

4.6.1. Chiến lược tăng quy mô

Masan đang đẩy mạnh mở cửa hàng mới trong nửa cuối năm nhằm đưa số lượng điểm bán của VCM (VinMart và VinMart+) lên mức 3.000 điểm trong năm nay. Mục tiêu của Ban Điều Hành Masan là vừa tiến đến vị thế dẫn đầu của VCM về quy mô, vừa đưa VCM trở thành hệ thống bán lẻ có lợi nhuận. Tổng Giám Đốc Masan Group - ông Danny Le cho biết: “2021 là năm đánh dấu bước ngoặt của VinCommerce khi hệ thống bán lẻ này bắt đầu có lợi nhuận. Ưu tiên hàng đầu của chúng tôi là tái mở rộng hệ thống điểm bán để xây dựng chuỗi bán lẻ dẫn đầu về quy mô, đồng thời duy trì đà cải thiện lợi nhuận. Đây chính là nền tảng để chúng tôi gia tăng đầu tư nhằm đẩy nhanh chiến lược tích hợp từ offline đến online.

Tương lai tập đoàn MASAN sẽ nhượng quyền kinh doanh của hàng Vinmart để mở rộng quy mô một cách nhanh chóng.

4.6.2. Chiến lược tăng hiệu quả

Masan đã hợp tác với Alibaba và Lazada để đẩy mạnh phục vụ nhu yếu phẩm trên kênh online; Hợp tác chiến lược với Phúc Long tạo lập mô hình quầy bán hàng (kiosk) Phúc Long tại cửa hàng VinMart+. Tính đến cuối tháng 6/2021, có 50 cửa hàng VinMart+ thí điểm kiosk Phúc Long đi vào hoạt động. Mỗi ngày, mô hình này dự kiến đóng góp thêm 5 triệu đồng doanh thu cho mỗi cửa hàng. Theo thỏa thuận, kiosk Phúc Long sẽ chia sẻ 20% doanh thu với VCM, tương đương với 1 triệu đồng/ngày. Masan đặt mục tiêu tính đến cuối năm 2021 sẽ có 1.100 cửa hàng VinMart+ tích hợp mô hình kiosk Phúc Long.

Với mức đóng góp doanh thu trên, biên EBITDA của cửa hàng VinMart+ tích hợp kiosk Phúc Long dự kiến sẽ gia tăng 4%. Ngoài ra, Masan ra mắt mô hình thí điểm tích hợp dịch vụ tài chính của Techcombank và mô hình kiosk Phúc Long tại VinMart+ ở Hà Nội.

5. Chiến lược tài chính

5.1. Chi phí vốn

a. Market value of equity

Giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu được tính toán dựa trên giá trị thị trường của mỗi cổ phiếu MSN nhân với số cổ phiếu đang lưu hành.

Tại thời điểm ngày 8/9/2021 giá trị vốn hoá của MSN Là 151.108.440 tỷ đồng. b. Market value of Debt

Giá trị khoản nợ bao gồm các khoản vay và thuê tài chính hiện hành cùng với giá trị các khoản thuê hoạt động được chuyển đổi thành nợ.

- Vay ngắn hạn : 20.712.056- Vay dài hạn : 44.361.175

Một phần của tài liệu Phân Tích Chiến Lược Tập Đoàn MASAN - Chuẩn Quỹ Đầu Tư (Trang 29 - 30)