Bảng 2.4. Chỉ tiêu cho vay tại Techcombank 2017– 2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 62 - 65)

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Cho vay khách hàng 160.849 159.939 230.802 Tỉ lệ nợ xấu 1,6% 1,8% 1,3% (Nguồn: tác giả tự tổng hợp từ BCTN 2017 – 2019) (Đơn vị : nghìn tỷ VNĐ)

Biểu đồ 2.1. Biểu đồ cho vay khách hàng tại Techcombank 2017 – 2019

So với 2 năm 2017 và 2018, tăng trưởng tín dụng năm 2019 là 44,3%, trong đó tỉ lệ nợ xấu giảm từ 1,8% xuống còn 1,3%. Với mục tiêu an toàn, bền vững, ngân hàng đã nâng cao công tác quản trị rủi ro, chọn lọc khách hàng hiệu quả nhằm giảm bớt phần cho vay kém hiệu quả, hạn chế rủi ro nợ quá hạn, chú trọng khai thác khách hàng cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời dịch chuyển phân khúc cho vay từ trung và dài hạn sang ưu tiên cho vay ngắn hạn.

Tính đến hết năm 2019, dư nợ cho vay khách hàng cá nhân vượt 105,2 nghìn tỷ, tăng 45% so với năm 2018 với sản phẩm trọng tâm là sản phẩm cho vay mua nhà dự án với số dư hơn 72 nghìn tỉ và sản phẩm vay mua nhà đất thổ cư với số dư gần 13 nghìn tỉ. Với sự nỗ lực đó, tháng 1 năm 2020 Techcombank vinh dự nhận giải “Sản phẩm cho vay mua nhà tốt nhất” trong mảng ngân hàng bán lẻ do tạp chí Asian banker bình chọn.

Năm 2019, với 37.937 lượng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ mà Techcombank phục vụ, cho vay khách hàng ở đối tượng này tăng trưởng nằm ở mức 43% với tổng dư nợ 44.921 tỷ đồng. Bên cạnh đó, tỷ lệ nợ xấu vốn ở mức thấp tiếp tục giảm xuống 0.9% vào tháng 12 năm 2019, so với mức 1,5% năm 2018 do văn hóa quản trị rủi ro tốt, được hỗ trợ bởi hệ thống và công cụ cảnh báo sớm.

Với vai trò cung cấp các giải pháp chuỗi giá trị cho khách hàng bán buôn và khách hàng lớn trong các lĩnh vực kinh tế mục tiêu và hệ sinh thái của họ, khối khách hàng bán buôn phục vụ và chăm sóc với số lượng 433 khách hàng và tổng dư nợ của tệp khách hàng này trong năm 2019 là 80.634 tỷ đồng.

Một sự kiện trong 2019 là việc Techcombank chính thức được NHNN phê chuẩn áp dụng trước thời hạn Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo phương pháp tiêu chuẩn của Basel II. Sự kiện này được đánh giá là cột mốc quan trọng đánh dấu sự thành công của Techcombank trong việc không ngừng nâng cao năng lực quản lý rủi ro và chuẩn mực an toàn trong hoạt động ngân hàng theo thông lệ quốc tế. Qua đó, ngày càng hoàn thiện hệ thống quản trị điều hành theo hướng chuyên nghiệp, minh bạch, hiệu quả dựa trên những cơ sở dữ liệu đầy đủ, rõ ràng và chi tiết.

Bên cạnh cho vay, ngân hàng còn sử dụng vốn vào việc đầu tư như trái phiếu doanh nghiệp, đầu tư chứng khoán, đầu tư bất động sản…nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Các nghiệp vụ này được các chuyên gia nghiên cứu và đi đầu tư với điều kiện an toàn, đạt lợi nhuận.

2.1.3.3. Cung cấp các dịch vụ tài chính khác

Ngoài những hoạt động huy động vốn, cho vay và đầu tư mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng, ngoài ra ngân hàng thu được phí từ những nghiệp vụ cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng.

Techcombank cung cấp dịch vụ thanh toán tiện ích, đây là công cụ mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Do áp dụng chương trình “Zero Fee – Miễn phí dịch vụ”, Techcombank đã thu hút được rất nhiều khách hàng đến sử dụng, trải nghiệm và gắn bó. Năm 2017, số lượng khách hàng của Techcombank đạt mốc 5 triệu khách hàng thì năm 2019, ngân hàng đã cung cấp nhiều loại sản phẩm, dịch vụ đa dạng hơn cho hơn 7 triệu khách hàng cá nhân và doanh nghiệp khắp Việt Nam thông qua 1 trụ sở chính, 2 văn phòng đại diện và 311 điểm giao dịch tại 45 tỉnh thành trên cả nước. Không chỉ đáp ứng nhu cầu giao dịch tiện lợi, an toàn mà dịch vụ thanh toán này còn đảm bảo nhu cầu an toàn tài chính cho người Việt.

Bên cạnh đó, tháng 9 năm 2017, Techcombank và Công ty TNHH Manulife Việt Nam đã chính thức công bố việc kí kết thỏa thuận hợp tác bảo hiểm độc quyền 15 năm. Lợi thế của mối quan hệ này là khách hàng được cung cấp giải pháp trọn gói về ngân hàng và bảo hiểm chỉ thông qua một lần giao dịch. Năm 2018, Techcombank cung cấp đến khách hàng sản phẩm Bách lộc toàn gia với doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ 1.750 tỷ đồng thì năm 2019, con số này lên đến 2.380 tỷ đồng, tăng 36% so với năm trước. Đây là mảng mang về cho Techcombank nguồn thu nhập ngoài lãi. Dịch vụ hoa hồng hợp tác bảo hiểm năm 2018 chiểm 22% trong cơ cấu thu nhập phí của ngân hàng, năm 2019 chiếm 29%.

Ngoài ra, Techcombank còn cung cấp các dịch vụ như bảo lãnh, chiết khấu, tư vấn tài chính… với đội ngũ nhân sự xuất sắc. Không dừng ở việc cung cấp dịch vụ mà ngân hàng còn tư vấn cho khách hàng các giải pháp tài chính, luật pháp và phương án marketing, bán hàng…đặc biệt của khối ngân hàng bán buôn. Năm 2019, khối ngân hàng bán buôn đã trao giải pháp và phục vụ lên tới 433 khách hàng.

2.2.Thực trạng tác động của các nhân tố đến hoạt động huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam

2.2.1 Thực trạng huy động tiền gửi của ngân hàng TMCP kỹ thương

Việt Nam

Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, tư vấn dịch vụ cho khách hàng dựa trên sự am hiểu nhu cầu khách hàng, mang đến giải pháp và các sản phẩm thực sự phù hợp cho khách hàng nên khách hàng khi gửi tiền tại Techcombank luôn an tâm và hài lòng với lựa chọn của mình.

a) Quy mô và tốc độ tăng trưởng

Bảng 2.5 Chỉ tiêu tiền gửi khách hàng tại Techcombank 2017-2019

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Nhân tố ảnh hưởng đến huy động tiền gửi tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Trang 62 - 65)