2.2.2.1. Phương pháp so sánh
Đây là phương pháp phổ biến được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung, phân tích báo cáo tài chính nói riêng. Khi sử dụng phương pháp so ánh cần chú ý những vấn đề sau:
- Phải tồn tại ít nhất 2 chỉ tiêu
- Các chỉ tiêu phải đảm bảo tính chất so sánh được. đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.
Xác định gốc để so sánh:
Gốc so sánh được lựa chọn có thể là gốc về không gian hay thời gian, tùy thuộc vào mục đích phân tích. Về không gian, có thể so sánh đơn vị này với đơn vị khác, bộ phận này với bộ phận khác… Việc so sánh về không gian thường được sử dụng khi cần xác định vị trí hiện tại của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, so với số bình quân ngành, bình quân khu vực… Cần lưu ý rằng, khi so sánh về mặt không gian, điểm gốc và điểm phân tích có thể đổi chỗ cho nhau mà không ảnh hưởng đến kết luận phân tích. Về thời gian, gốc so sánh được lựa chọn là các kỳ đã qua (kỳ trước, năm trước) hay kế hoạch, dự toán. Cụ thể:
- Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích, gốc so sánh được xác định là trị số của chỉ tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước (năm trước). Lúc này sẽ so sánh trị số chỉ tiêu giữa kỳ phân tích với trị số chỉ tiêu ở các kỳ gốc khác nhau;
- Khi đánh giá tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra, gốc so sánh là trị số kế hoạch của chỉ tiêu phân tích. Khi đó, tiến hành so sánh giữa trị số thực tế với trị số kế hoạch của chỉ tiêu nghiên cứu.
Các dạng so sánh:
Các dạng so sánh thường được sử dụng trong phân tích là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối hoặc so sánh với số bình quân.
So sánh bằng số tuyệt đối: phản ánh quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu nên khi so sánh bằng số tuyệt đối, các nhà phân tích sẽ thấy rõ được sự biến động về quy mô của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ (điểm) phân tích với kỳ (điểm) gốc.
Mục tiêu của so sánh số tuyệt đối là để thấy được sự thay đổi hoặc sự khác biệt về quy mô của một chỉ tiêu kinh tế.
phân tích ) So sánh bằng số tương đối: khác với so sánh bằng số tuyệt đối, khi so sánh bằng số tương đối, các nhà quản lý sẽ nắm được kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển, xu hướng biến động, quy luật biến động của các chỉ tiêu kinh tế. có nhiều loại số tương đối, tùy theo mục đích và yêu cầu phân tích mà sử dụng cho thích hợp.
Mức biến đông giản đơn = Trị số chỉ tiêu kỳ phân tích Trị số chỉ tiêu kỳ gốc
(2.2 ) So sánh với số bình quân: khác với so sánh bằng số tuyệt đối và số tương đối, so sánh với số bình quân sẽ cho thấy mức độ mà đơn vị đạt được so với bình quân chung của tổng thể, của ngành, của khu vực. Qua đó, nhà quản lý có thể xác định được vị trí hiện tại của doanh nghiệp. Có hai cách xác định số trung bình là trung bình cộng và trung bình nhân.
2.2.2.2. Phương pháp loại trừ
Phương pháp loại trừ được áp dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố độc lập tới chỉ tiêu nghiên cứu. Khi xác định ảnh hưởng của một nhân tố tới các chỉ tiêu phân tích thì sẽ giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phương pháp này bao gồm hai dạng: phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp số chênh lệch. 2.2.2.2.1. Phương pháp thay thế liên hoàn
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp thay thế lần lượt từng nhận tố từ giá trị gốc sang kỳ phân tích để xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu nghiên cứu. Các nhân tố chức được thay thế thì giữ nguyên kỳ gốc. Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu nhân tố cần phân tích. Sau đó, so sánh trị số của chỉ tiêu nghiên cứu vừa tính được với trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước khi thay thế nhân tố. Mức chênh lêch về trị số của chỉ tiêu nghiên cứu trước và sau khi thay thế chính là ảnh hưởng của từng nhân tố tới tổng thể chỉ tiêu phân tích.
Điều kiện áp dụng phương pháp này là mối quan hệ các nhân tố đến chỉ tiêu phân tích là trực tiếp, các nhân tố ảnh hưởng có quan hệ tích số hoặc thương số với các chỉ tiêu phân tích và các nhân tố phải được sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số
lượng đến nhân tố chất lượng.
Khi phân tích theo phương pháp này thì không được thay đổi trình tự sắp xếp của các nhân tố. Khi đánh giá sự thay đổi của một nhân tố thì giả định nhân tố khác không thay đổi nhưng không được tách rời mối quan hệ của các nhân tố.
Mô hình chung của phương pháp này được khái quát như sau:
Giả định chỉ tiêu Q cần phân tích; Q tùy thuộc vào 3 nhân tố ảnh hưởng, theo thứ tự a, b và c; các nhân tố này có quan hệ tích số chỉ tiêu Q, từ đó chỉ tiêu Q được xác định cụ thể như sau:
Q= a. b. c
Nếu quy ước kỳ kế hoạch được ký hiệu là số 0 (số không) còn kỳ thực tế được ký hiệu bằng số 1 (số một)- Từ quy ước này, chỉ tiêu Q kỳ kế hoạch và kỳ thực tế lần lượt được xác định như sau:
Q0= a0. b0. c0 và Q1= a1. b1. c1
- Số tuyệt đối: ∆Q= Q1- Q0, trong đó ∆Q là số chênh lệch tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích giữa kỳ phân tích và kỳ gốc.
- Số tương đối: (Q1/Q0)*100 Các nhân tố ảnh hưởng: ∆Qa= a1. b0. c0- a0. b0. c0 ∆Qb= a1. b1. c0- a1. b0. c0 ∆Qc= a1. b1. c1- a1. b1. c0 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng: ∆Q= ∆Qa+ ∆Qb+ ∆Qc
Trên cơ sở đã phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố, cần rút ra những kết luận và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của chỉ tieu phân tích.
2.2.2.2.2. Phương pháp số chênh lệch
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp dựa vào sự ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này được sử dụng khi các nhân tố có quan hệ với chỉ tiêu phân tích được biểu diễn dưới dạng tích, các nhân tố được sắp xếp thwo thứ tự nhân tố số lượng rồi đến nhân tố chất lượng.
Khi thực hiện phương pháp này, muốn phân tích sự ảnh hưởng của một nhân tố ta lấy phần chênh lệch vủa nhân tố đó nhân với trị số các nhân tố khác, nhân tố chưa thay đổi trị số giữ nguyên ở kỳ gốc, nhân tố đã thay đổi trị số chuyển sang kỳ phân tích, cứ như thế cho tới hết.
2.2.2.3. Phương pháp liên hệ cân đối
Đây là phương pháp dựa trên cơ sở sự cân bằng về lượng giũa hai mặt của các yếu tố và của quá trình kinh doanh. Khi các chỉ tiêu nhân tố có quan hệ với các chỉ tiêu phân tích được biểu hiện dưới dạng tổng số hoặc hiệu số. Phương pháp liên hệ cân đối đưuọc vận dụng để xác định sự ảnh hưởng bằng mức chênh lệch của từng nhân tố giữa các kỳ (kỳ thực tế so với kỳ kế hoạch, kỳ hiện tại so với kỳ trước), giữa các nhân tố mang tính độc lập.
2.2.2.4. Phương pháp phân tích khác
Ngoài các phương pháp phân tích trên còn có rất nhiều phương pháp được dùng trong PTBCTC như:
Phương pháp phân tích theo mô hình Dupont: người ta thường vận dụng mô hình Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Phương pháp này có thể đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc và toàn diện. Bên cạnh đó còn đánh giá đầy đủ và khách quan đến những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Phương pháp phân chia (chi tiết): Đây là phương pháp được sử dụng để chia nhỏ quá trình và kết quả thành những bộ phận khác nhau phục vụ cho mục tiêu nhận thức quá trình và kết quả đó dưới những khía cạnh khác nhau phù hợp với mục tiêu quan tâm của từng đối tượng trong từng thời kỳ.