Thiếu máu cơ tim và sự phóng thích H-FABP

Một phần của tài liệu Luan an-1 (Trang 42 - 46)

1.2.3.1. Cơ chế phóng thích và động học H-FABP

Khi cơ tim bị tổn thương thiếu máu, các tế bào cơ tim không được cung cấp đủ oxy, kèm theo đó là sự ứ đọng của các chất thải trong quá trình chuyển hóa. Nếu quá trình này kéo dài sẽ làm cho màng bào tương bị phá hủy, dẫn đến sự thoát dịch của các chất nội bào qua khoảng kẽ cơ tim vào vi mạch và bạch huyết.

Hình 1.11. H-FABP trong điều kiện sinh lý và tổn thương cơ tim

* Nguồn: Rezar R (2020)[52]

Sự xuất hiện các chất nội bào vào tuần hoàn ngoại vi phụ thuộc nhiều yếu tố, tuy nhiên có 2 yếu tố chính, đó là: trọng lượng phân tử và độ chênh gradient nồng độ giữa nội bào và huyết tương. Cụ thể, H-FABP có trọng lượng phân tử rất thấp 15kDa, trong khi trọng lượng phân tử của Myoglobulin, Troponin I và CK-MB là: 18, 22 và 86 kDa; Về độ chênh gradient nồng độ: hàm lượng H-FABP trong tế bào cơ tim (0.52 mg/g) thấp hơn 4,5 lần so với Myoglobulin (2.35 mg/g), trong khi đó nồng độ H-FABP trong huyết tương (2.8 µg/l) thì thấp hơn 10 lần so với Myoglobulin (30 µg/l). Vì vậy, độ chênh gradient nồng độ giữa nội bào và huyết tương của H-FABP so với Myoglobulin chênh nhau ít nhất là 2 lần. Đặc tính này cùng với tính thấm cao của protein phân tử nhỏ qua hàng rào nội mô khiến H-FABP xuất hiện sớm trong vòng 30 phút sau khi cơ tim bị thiếu máu và tăng rất nhanh, nhanh hơn cả Myoglobulin [55],[53]. H-FABP đạt nồng độ đỉnh giờ thứ 6 – 8, do vậy, H-FABP là một chỉ điểm cho tình trạng cơ tim bị thiếu máu ngay cả khi chưa có hoại tử cơ tim và là một công cụ hữu hiệu có giá trị tiên lượng để theo dõi sau NMCT.

Bảng 1.5. Động học H-FABP và các dấu ấn sinh học tim

TLPT Xuất hiện Đạt đỉnh Về bình

Dấu ấn trong máu thường Ý nghĩa

(kDa) (giờ) (giờ) (ngày) H-FABP 15 0.5 6-12 1–1,5 Tăng rất sớm Myoglobin 18 1 - 3 5 - 8 1–1,5 Tăng chậm hơn Troponin I 22 3 - 6 14-18 5-10 Tăng muộn Tăng Troponin T 37 3 - 6 10-48 10-15 muộn, kéo dài Tăng CK-MB 86 3 - 8 9-24 2 - 3 muộn, kéo dài *Nguồn: Glatz J (2014) [54] 1.2.3.2. Kỹ thuật xét nghiệm H-FABP

Các kỹ thuật xét nghiệm định lượng nồng độ H-FABP đã được nhiều nhà sản xuất nghiên cứu và ngày càng phát triển, nhiều kít test xây dựng và ứng dụng vào trong lâm sàng. Các kỹ thuật xét nghiệm chính để định lượng H-FABP huyết thanh cho đến nay bao gồm:

- Kỹ thuật miễn dịch phóng xạ RIA (radioimmunoassay)

- Xét nghiệm miễn dịch hấp thụ liên kết với enzyme ELISA ( enzyme- linked immunosorbent assay)

- Xét nghiệm miễn dịch đo độ đục (latex turbidimetric immunoassay) - Xét nghiệm sắc ký miễn dịch vàng keo - colloidal gold immuno- chromatography.

Các phương pháp xét nghiệm đều có những hạn chế nhất định, trong đó đặc biệt, phương pháp miễn dịch phóng xạ RIA bị hạn chế bởi chi phí và sự nguy hiểm của việc chẩn bị và xử lý kháng nguyên phóng xạ. Xét nghiệm

ELISA dễ gây ra các lỗi kỹ thuật do quy trình phức tạp [55]. Kỹ thuật xét nghiệm sắc kỹ miễn dịch vàng keo để định lượng H-FABP mới được triển khai trong một vài năm gần đây. Độ chính xác, giá trị tham chiếu và khả năng áp dụng trong thực tiễn lâm sàng cần một thời gian để kiểm chứng. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn sử dụng định lượng H-FABP huyết thanh bằng phương pháp miễn dịch đo đục.

Trong phạm vi của nghiên cứu, chúng tôi xin trình bày nguyên lý kỹ thuật xét nghiệm miễn dịch đo độ đục trong định lượng nồng độ H-FABP.

Nguyên lý kỹ thuật này là phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể là các hạt latex có phủ kháng thể đơn dòng chuột kháng lại kháng thể H-FABP để tạo ra độ đục trong mẫu, mức độ được đo bằng lượng ánh sáng hấp thụ ở 700nm. Bằng cách xây dựng một đường cong tiêu chuẩn từ độ hấp thụ của các tiêu chuẩn, nồng độ H -FABP trong mẫu có thể được xác định.

Dựa trên các kỹ thuật này, nhà sản xuất phát triển các bộ kit xét nghiệm giúp định lượng H-FABP, như: Randox immunoturbidimetric, Randox immunoturbidimetric, Roche diagnostics H-FABP, CardioDetect …Các kít xét nghiệm này được báo cáo độ nhạy và độ chính xác cao, quy trình kỹ thuật thuận tiện do hoàn toàn tự động, tương thích với nhiều máy hóa sinh đang được áp dụng trên lâm sàng. Bên cạnh đó, thời gian trả kết quả sớm trong vòng 14 phút, tùy từng hãng sản xuất, do vậy phương pháp định lượng này đã được áp dụng vào nhiều nghiên cứu trong nước và trên thế giới [56],[57],[58], hứa hẹn sẽ trở thành xét nghiệm thường quy trong thực hành lâm sàng.

Một số lưu ý trong quá trình phiên giải kết quả xét nghiệm. Bệnh nhân đã nhận được các chế phẩm của kháng thể đơn dòng chuột để chẩn đoán hoặc điều trị có thể chứa chất chống chuột ở người (HAMA- Human Anti-Mouse Antibody). Các mẫu từ những bệnh nhân này có thể cho thấy kết quả sai khi thử nghiệm với bộ xét nghiệm sử dụng kháng thể đơn dòng của chuột. Bên cạnh đó, thành phần thuốc thử chứa Natri Azide, nên yêu cầu nhân viên phòng xét nghiệm phải được đào tạo và có trình độ phù hợp trong thao tác xét nghiệm.

Một phần của tài liệu Luan an-1 (Trang 42 - 46)