Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy cho thanh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Vai trò của Huyện đoàn Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên (Trang 60 - 64)

- Chịu trách nhiệm trước Bí thư, Phó bí thư Huyện đoàn về công tác kiểm tra, tham mưu đề xuất cho UBKT Huyện đoàn về chỉ đạo thực hiện công tác kiểm

2.2.3. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch phòng chống ma túy cho thanh

thiếu niên của Huyện Đoàn Thuận Châu

- Xác định bộ máy để thực hiện kế hoạch nâng cao vai trò của Huyện đoàn trong công tác phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên: để thực hiện kế hoạch Huyện đoàn sẽ giao nhiệm vụ cụ thể cho các cá nhân, đơn vị chuyên môn để chỉ đạo, tổ chức thực hiện. Trong đó, Bí thư Huyện đoàn có nhiệm vụ phê duyệt kế hoạch và dự toán ngân sách để thực hiện; Phó Bí thư Huyện đoàn phụ trách lĩnh vực thực hiện các chỉ đạo cụ thể về hình thức, thời gian, địa bàn, các đầu mối phối hợp bằng công văn, thông tri triệu tập, giấy mời; Chuyên viên phụ trách công tác Đoàn – Hội được phân công làm các công việc tham mưu các dự thảo văn bản, trực tiếp xây dựng kịch bản, chương trình cụ thể và liên hệ các đầu mối phối hợp thực hiện; Chuyên viên phụ trách về kinh tế thẩm định dự toán thực hiện, đảm bảo nguồn lực tài chính để thực hiện kế hoạch tuyên truyền và các hoạt động trong công tác phối hợp cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

- Tập huấn cho các cán bộ đoàn các kiến thức, kỹ năng cần thiết để thực hiện tuyên truyền: để đảm bảo kế hoạch nâng cao vai trò của Huyện đoàn trong công tác phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên đạt hiệu quả mong muốn thì việc tổ chức tập huấn cho các cán bộ của Huyện đoàn làm công tác tuyên truyền phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên là rất quan trọng. Thông qua các khóa, lớp tập huấn cán bộ được trang bị, cập nhật các kiến thức về ma túy, tình hình tệ nạn ma túy; tác động của ma túy, tệ nạn ma túy đối với thanh thiếu niên; kỹ năng tiếp cận, tuyên truyền vận động thanh thiếu niên nói chung và thanh thiếu niên nghiện ma túy, vi phạm pháp luật về phòng chống ma túy nói riêng. Cán bộ làm công tác phòng, chống ma túy của Huyện đoàn tập huấn thông qua việc được cử tham dự các khóa, lớp tập huấn của Tỉnh đoàn, Ủy ban nhân dân huyện và được triệu tập tham gia các khóa, lớp tập huấn do các cơ quan ban ngành phối hợp tổ chức.

- Tổ chức thực hiện các phương thức thực hiện: tiến hành tổ chức thực hiện các phương thức nâng cao vai trò của Huyện đoàn trong công tác phòng chống ma

túy cho thanh thiếu niên đã xác định trong kế hoạch, bao gồm:

+ Xây dựng các tiểu phẩm, ký sự, phóng sự, phim tài liệu, tin, bài viết, về phòng, chống ma túy đăng phát trên các phương tiện thông tin đại chúng, hệ thống thông tin cơ sở và cổng thông tin của Đoàn;

+ Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp về phòng, chống ma túy thông qua báo cáo viên tại các lớp tập huấn của tổ chức đoàn cấp dưới, dự sinh hoạt chi đoàn, các hội nghị, tọa đàm chuyên đề;

+ Tổ chức biên soạn, in ấn và phát hành tờ rơi, tờ gấp, poster, sổ tay công tác Tuyên truyền phòng, chống ma túy phát hành tại các các điểm bưu điện văn hóa xã; biên soạn, phát hành tài liệu hướng dẫn thực hiện chính sách pháp luật, tài liệu Tuyên truyền phòng, chống ma túy tại các xã, phường, thị trấn; Cấp phát báo miễn phí liên quan đến công tác phòng, chống ma túy cho các điểm bưu điện văn hóa xã;

+ Triển khai các hoạt động diễu hành cổ động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy”, “Ngày Quốc tế phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy 26 - 6”;

+ Tổ chức các Hội thi tuyền truyền, các buổi Tuyên truyền lưu động về phòng chống ma túy tại các xã, phường, thị trấn.

Vận hành nguồn lực tài chính: để thực hiện được kế hoạch phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên thì việc đảm bảo nguồn lực tài chính mang tính chất quyết định, tài chính thực hiện kế hoạch được vận hành theo các quy định hết sức chặt chẽ. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước thì Huyện đoàn còn có thể huy động nguồn lực xã hội hóa và văn bản đề nghị phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan. Trên cơ sở quyết định phê duyệt dự toán hoặc phân bổ dự toán của Ủy ban nhân dân huyện và nguồn tài chính xã hội hóa, Bí thư Huyện đoàn chỉ đạo bộ phận chuyên môn đề xuất tạm ứng kinh phí; chỉ đạo bộ phận chuyên môn phối hợp với Kế toán trưởng hoàn thiện chứng từ thanh, quyết toán.

- Phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan: để thực hiện tốt kế hoạch truyền thông phòng chống ma túy cho than thiếu niên hằng năm, cơ quan Huyện đoàn

phải thực hiện các nội dung phối hợp với nhiều cơ quan, đơn vị có liên quan như: + Phối hợp với Công an huyện trong việc thống nhất địa bàn, phân bổ nguồn lực tổ chức tuyên truyền và nắm bắt tình hình, diễn biến tội phạm liên quan đến ma túy, tình hình thanh thiếu niên vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy;

+ Lập kế hoạch, dự toán gửi Phòng Tài chính kế hoạch huyện trong việc thẩm định hồ sơ thanh quyết toán nguồn ngân sách đã được Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt.

+ Phối hợp với Phòng lao động – thương binh xã hội huyện, Trung tâm cai nghiện ma túy huyện trong việc thống nhất nội dung, phương thức tuyên truyền và tình hình nghiện ma túy trong thanh thiếu niên; và các hoạt động trong công tác phối hợp cảm hóa, giáo dục, giúp đỡ thanh thiếu niên sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng.

+ Trung tâm Tuyên truyền văn hóa huyện trong việc phát hành các ấn phẩm, tin bài, phóng sự tuyên truyền trực quan;

+ Các cơ sở Đoàn xã và đoàn trực thuộc trong việc tổ chức hoạt động truyền thông lưu động cụ thể liên quan tới địa bàn, đối tượng thanh thiếu niên;

- Tạo động lực cho cán bộ làm truyền thông phòng chống ma túy: đối với cán bộ đoàn nói chung và cán bộ làm công tác tuyên truyền phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên nói riêng được thụ hưởng các chế độ chính sách chung theo thang, bảng lương cán bộ, công chức và một số khoản phúc lợi tùy theo cơ quan, đơn vị. Chính vì vậy, ngoài việc đảm bảo chế độ chính sách theo quy định thì ban lãnh đạo Huyện đoàn cần quan tâm động viên khích lệ, tạo động lực cho các cán bộ làm tốt công tác Tuyên truyền thông qua một số hình thức như:

+ Đề xuất biểu dương tại các cuộc giao ban định kỳ, hội nghị chuyên đề hoặc phát biểu chỉ đạo của lãnh đạo trực tiếp tại các cuộc tuyên truyền;

+ Khen thưởng và đề nghị khen thưởng tại các hội nghị sơ kết tổng kết của ngành và cấp cao hơn;

+ Được đề nghị, xem xét trong đánh giá, phân loại cán bộ công chức, xét nâng lương đột xuất, thường xuyên; được quan tâm giới thiệu, đề bạt các chức vụ

lãnh đạo phòng, ban khác phù hợp với năng lực và vị trí việc làm.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Vai trò của Huyện đoàn Thuận Châu, tỉnh Sơn La trong phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w