- Chịu trách nhiệm trước Bí thư, Phó bí thư Huyện đoàn về công tác kiểm tra, tham mưu đề xuất cho UBKT Huyện đoàn về chỉ đạo thực hiện công tác kiểm
2.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
2.3.3.1. Nguyên nhân thuộc về Huyện đoàn Thuận Châu
Mặc dù, lãnh đạo Huyện đoàn đã quan tâm chỉ đạo hoạt động nâng cao vai tro của Huyện đoàn trong công tác phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên, tuy nhiên còn chưa thực sự sát sao, quyết liệt, chưa chủ động và linh hoạt trong việc phân bổ nguồn lực tài chính; việc phê duyệt kế hoạch thực hiện còn chậm, kế hoạch vẫn chưa thực sự sát với thực tế, đáp ứng tối đa nhu cầu của thanh thiếu niên, kế hoạch chưa đảm bảo việc tiếp cận được các đối tượng thanh thiếu niên đặc thù; công tác giám sát, đánh giá còn lồng ghép, thiếu khoa học và sát thực.
Mặc dù, đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền của Huyện đoàn được quan tâm tập huấn, bồi dưỡng và thực hiện các chế độ, chính sách, song vẫn chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu, vẫn thiếu các kỹ năng tham mưu lập kế hoạch và giám sát, đánh giá, đặc biệt là phương pháp khoa học để thu thập và tổng hợp thông tin; các khóa tập huấn chưa đáp ứng yêu cầu cả về nội dung tập huấn và thời gian tập huấn, việc thực hành kỹ năng và tương tác chưa được quan tâm.
Cơ chế tài chính mặc dù đã được quan tâm, song vẫn tồn tại nhiều hạn chế, nguồn ngân sách phải thực hiện theo Luật ngân sách không thể điều chỉnh phân phối lại để phù hợp với sự thay đổi của tình hình thực thế, nguồn xã hội hóa bị phụ thuộc và hoàn toàn không có khả năng đảm bảo sự ổn định. Bên cạnh đó, khả năng đàm phán, thuyết phục của cả lãnh đạo và cán bộ Huyện đoàn có mặt còn yếu, chưa thực sự chủ động; tư tưởng trông chờ vào nguồn ngân sách, ngại xin tài trợ còn tương đối nặng nề, những phòng ban được giao những nhiệm vụ liên quan đến phải sử dụng nguồn lực xã hội hóa thường bị chậm tiến độ và khó khăn trong đánh giá hiệu quả tham mưu.
2.3.3.2. Nguyên nhân thuộc về môi trường bên ngoài Huyện đoàn Thuận Châu
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là nguồn ngân sách còn phụ thuộc phần lớn từ hỗ trợ của Ủy ban nhân dân huyện, quy mô doanh nghiệp trên địa bàn còn nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp xây dựng, vì thế nguồn lực dành cho hoạt động phòng chống ma túy nói chung của cách ngành nói chung, hoạt động phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên của Huyện đoàn nói riêng rất hạn hẹp, dẫn tới việc buộc phải cân đối, lựa chọn nội dung, phương thức thích hợp làm hạn chế rất nhiều sự sáng tạo của cán bộ và khả năng điều chỉnh kế hoạch của Huyện đoàn.
Yếu tố điều kiện tự nhiên của địa phương, đơn vị và hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin truyền thông trong huyện mặc dù đã được chú ý trong hoạt động truyền thông, song mỗi địa bàn có đặc điểm rất khác nhau, vì thế kế hoạch chưa thực sự sát với thực tiễn, đối tượng truyền thông được tiếp cận còn hạn chế, có thông tin, phương thức truyền thông chưa đáp ứng nhu cầu của thanh thiếu niên.
Chính sách, cơ chế, chế độ đãi ngộ của Nhà nước đối với công tác Đoàn và cán bộ Đoàn nói chung, đối với cán bộ làm công tác phòng chống ma túy nói riêng mặc dù đã được quan tâm, tuy nhiên, do có quy định cụ thể về độ tuổi cán bộ đoàn nên việc bố trí cán bộ chuyên trách, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian dài khó thực hiện được; bên cạnh đó là yêu cầu tinh giản biên chế, tinh giản bộ máy cần tiếp tục thực hiện cho nên hết sức khó khăn để thiết lập bộ máy ổn định, có chuyên môn sâu, có kỹ năng phong phú đáp ứng tối đa yêu cầu nhiệm vụ.
Hoạt động phòng chống ma túy cho thanh thiếu niên của Huyện đoàn nhận được sự quan tâm lãnh đạo chỉ đạo của Tỉnh đoàn, Thường trực Huyện ủy, UBND huyện và sự phối hợp của các ban, ngành liên quan, tuy nhiên, do mỗi ngành liên quan cũng đã được phân bổ nguồn lực và lập kế hoạch riêng do vậy khả năng để lồng ghép, phối hợp tổ chức thực hiện gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt là cơ chế thanh quyết toán ngân sách sau này; đối tượng hướng tới và mục tiêu kế hoạch của mỗi ngành cũng khác nhau do vậy chỉ có thể chia sẻ những thông tin chung, rất khó khăn để tạo lập một cơ chế thực sự đồng bộ.
CHƯƠNG 3