Vật liệu hấp phụ nano, nanocomposite trong xử lý nước

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 28 - 29)

Trong các kỹ thuật xử lý nước đã đề cập ở trên, hấp phụ là một trong những kỹ thuật đã được công nhận là quan trọng, hiệu quả và được sử dụng rộng rãi để xử lý nước thải, nước ngầm bao gồm cả nước sinh hoạt. Những ưu điểm nổi bật của phương pháp hấp phụ bao gồm:

- Vận hành dễ dàng, thiết kế linh hoạt, yêu cầu năng lượng thấp; - Có thể được áp dụng để xử lý hầu hết các chất hữu cơ, vô cơ;

- Đặc biệt có lợi thế so với nhiều phương pháp khác khi làm việc ở khu vực nồng độ chất ô nhiễm trong nước thấp. Do cân bằng hấp phụ có thể đạt tới nồng độ rất thấp, hấp phụ có thể cho phép thu được nước có chất lượng cao mà các phương pháp thông thường (keo tụ, kết tủa, lọc ....) không thể đạt được.

Nhìn chung, tính khả thi về kinh tế, kỹ thuật của các quá trình hấp phụ phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ, đặc trưng của nguồn nước cần xử lý, chất ô nhiễm cần loại bỏ, điều kiện vận hành, cấu hình thiết bị, tái sinh và xử lý chất thải.

Việc xem xét phương pháp hấp phụ cùng với các phương pháp xử lý nước khác đã được đề cập đến trong công bố của Chella Santhosh (2016) [36]. Mặc dù rất nhiều kỹ thuật đã liên tục được phát triển, hấp phụ vẫn sẽ là công nghệ xử lý nước hiệu quả trong tương lai gần.

Tuy nhiên, hấp phụ có những hạn chế nhất định, đặc biệt là sự thiếu vắng các chất hấp phụ hiệu quả cao. Nhìn chung, không thể sử dụng một chất hấp phụ duy nhất để loại bỏ tất cả các loại chất ô nhiễm, với các chất ô nhiễm khác nhau cần sử dụng chất hấp phụ thích hợp. Việc tìm kiếm các chất hấp phụ mới và hiệu quả luôn nhận được sự quan tâm trong nghiên cứu cũng như phát triển công nghệ. Đặc biệt, hướng nghiên cứu sử dụng công nghệ, vật liệu nano để xử lý môi trường là hết sức tiềm năng. Bên cạnh các chất hấp phụ truyền thống như than hoạt tính, rất nhiều vật liệu nano, nanocomposite khác nhau đã, đang được nghiên cứu chế tạo và sử dụng như các chất xúc tác, hấp phụ hiệu quả để loại bỏ các chất ô nhiễm trong nước [37].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)