Khả năng hấp phụ của vật liệu FB

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 58 - 60)

2.2.1.1. Hấp phụ asen

Dung dịch As(III) và As(V) có nồng độ mong muốn được chuẩn bị từ As2O3 và Na2HAsO4.7H2O, tương ứng, trong nước cất bão hoà khí Ar.

Các thí nghiệm được tiến hành ở nhiệt độ phòng trong hệ khuấy kín có sục khí Ar để loại bỏ O2 không khí, tránh hiện tượng oxi hóa có thể xảy ra với As(III) và vật

liệu. Tất cả các thí nghiệm đều sử dụng hàm lượng pha rắn là 0,1 g/l, pH dung dịch là 6,5 (trừ thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của pH). Mẫu hấp phụ được lắc trên máy lắc rung với tốc độ không đổi 120 v/ph trong thời gian 120 phút. Vật liệu được tách ra khỏi dung dịch bằng phương pháp lọc, dùng giấy lọc cellulose acetate 0,2 µm (CHLB Đức). Nồng độ As còn lại trong dung dịch được phân tích bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử (AAS).

Động học hấp phụ As:

Các dung dịch As(III) và As(V) nồng độ 100 µg/l được điều chỉnh pH = 6,5. Tiến hành thí nghiệm với những lượng vật liệu thay đổi: 0,1; 0,2 và 0,5 g/l. Nồng độ As còn lại trong dung dịch được phân tích sau từng khoảng thời gian xác định.

Ảnh hưởng của pH dung dịch đến hiệu suất hấp phụ:

Dựng đường động học hấp phụ tại hai giá trị pH dung dịch đầu là 6,5 và 8,5.

Đẳng nhiệt hấp phụ As và ảnh hưởng của hiệu ứng kết tụ đến dung lượng hấp phụ As của vật liệu:

Tiến hành thí nghiệm tại nhiệt độ 25 oC với hai vật liệu: 1) FB100-80

• Siêu âm 5 phút (Co (As) = 0,05 ÷ 0,5 mg/l); • Siêu âm 45 phút (Co (As) = 0,1 ÷ 3,5 mg/l) 2) FB75-500 không siêu âm (Co (As) = 0,1 ÷ 3,5 mg/l)

2.2.1.2. Hấp phụ Pb2+ và Cd2+

Dung dịch Pb2+ và Cd2+ được chuẩn bị từ Pb(NO3)2 và Cd(NO3)2.4H2O, tương ứng. Thí nghiệm hấp phụ được thực hiện với vật liệu FB75-500.

Các mẫu hấp phụ được lắc trên máy lắc rung với tốc độ không đổi 120 v/ph, sau đó lọc bằng giấy lọc cellulose acetate 0,2 µm (CHLB Đức), thu dung dịch để phân tích nồng độ Pb2+/Cd2+ còn lại bằng phương pháp AAS. Dung dịch NaOH và HCl nồng độ 0,1M được dùng để điều chỉnh pH trong các thí nghiệm.

Ảnh hưởng của pH dung dịch được nghiên cứu trong khoảng pH= 2 ÷ 8. Ảnh hưởng của lượng vật liệu được nghiên cứu trong khoảng 0,1 ÷ 3,0 g/l. Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc được nghiên cứu trong khoảng 5 ÷ 120 phút.

Đẳng nhiệt hấp phụ Pb2+ và Cd2+ được nghiên cứu trong khoảng nồng độ dung

Khi không phải là yếu tố cần khảo sát, các thông số thực nghiệm hấp phụ là: pH dung dịch 6,0; thời gian hấp phụ 60 phút, Co của dung dịch Pb2+ và Cd2+ là 300 và 100 mg/l, tương ứng, và hàm lượng FB 1,0 g/l.

2.2.1.3. Hấp phụ thuốc nhuộm RR-195

Dung dịch RR-195 gốc nồng độ 1000 mg/l được chuẩn bị từ RR-195trong nước cất. Các dung dịch có nồng độ RR195 khác nhau được chuẩn bị bằng cách pha loãng từ dung dịch gốc.

Vật liệu FB75-500 được chọn để nghiên cứu hấp phụ RR195.

Ảnh hưởng của pH dung dịch được nghiên cứu trong khoảng pH = 2 ÷ 8.

Ảnh hưởng của lượng vật liệu được nghiên cứu trong khoảng 0.1÷2.0 g/l.

Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc được nghiên cứu trong khoảng 1 ÷ 20 phút. Nghiên cứu đẳng nhiệt hấp phụ RR195 của vật liệu được tiến hành với nồng độ

RR-195 ban đầu trong khoảng 70 ÷ 150 mg/l.

Khi không phải là yếu tố cần khảo sát, các thông số thực nghiệm là: pH = 3, thời gian hấp phụ 15 phút, nồng độ dung dịch RR 195 ban đầu 80 mg/l và hàm lượng FB 1,25 g/l. Dung dịch được lọc tách ra khỏi vật liệu dùng giấy lọc cellulose acetate 0,2 µm (CHLB Đức) và phân tích nồng độ RR -195 bằng phương pháp so màu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)