Khả năng hấp phụ của vật liệu IFMB – Hấp phụ RY-145

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 60 - 61)

Để xác định hàm lượng IFMB và nồng độ dung dịch ban đầu thích hợp, thực hiện hai dãy thí nghiệm hấp phụ sơ bộ với nồng độ dung dịch thuốc nhuộm ban đầu khác nhau trong khoảng 100 - 500 mg/l và hàm lượng vật liệu IFMB thay đổi trong khoảng 0.1 - 3.0 g/l. Kết quả khoảng nồng độ ban đầu Co thích hợp là 200 - 300 mg/l (hiệu suất hấp phụ đạt khoảng 98 – 86%) và hàm lượng IFMB là 1.0 g/l.

Xác định hiệu suất hấp phụ RY-145 để lựa chọn thành phần tối ưu cho vật liệu IFMB

Các mẫu IFMB có thành phần khác nhau được kiểm tra khả năng hấp phụ trong điều kiện như nhau.

Ảnh hưởng của pH được khảo sát trong khoảng pH = 2 ÷ 10 với Co = 300 mg/l.

Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc được nghiên cứu trong khoảng 1 ÷ 120 phút. Mẫu

vật liệu nZVI/bentonite (nZVI/B) và mẫu FMB được tổng hợp và nghiên cứu đồng thời để so sánh.

Đẳng nhiệt hấp phụ RY-145 được nghiên cứu trong khoảng nồng độ RY-145 ban đầu

Co = 200÷900 mg/l. Đẳng nhiệt hấp phụ thuốc nhuộm RR-195 trên IFMB cũng đã được nghiên cứu để so sánh với khả năng hấp phụ thuốc nhuộm của FB.

Khi không phải là yếu tố cần khảo sát, các thông số thực nghiệm hấp phụ là: lượng chất hấp phụ 1.0 g/l, dung dịch ban đầu có pH = 6,0 và Co = 300 mg/l (trừ thí nghiệm lựa chọn thành phần tối ưu, Co = 200 mg/l), thời gian tiếp xúc 120 phút.

Mẫu được lắc trên máy lắc (IKA HS 260 Basic) tốc độ 120 v/ph. Huyền phù sau khi hấp phụ được lọc trên giấy lọc 0,2 μm, thu dung dịch, xác định nồng độ thuốc nhuộm bằng phương pháp UV-vis.

Trong tất cả các thí nghiệm, mẫu được sục khí N2 trước 15 phút để loại trừ khả năng phân hủy thuốc nhuộm do quá trình oxy hóa của nZVI trong sự có mặt của O2.

2.2.3. Khả năng hấp phụ của vật liệu CAB/CGA – Hấp phụ amoni

Thí nghiệm hấp phụ amoni

Lượng chất hấp phụ được giữ cố định trong các thí nghiệm là 1.5 g/l, lượng dung dịch là 50 ml có nồng độ amoni thay đổi tùy theo thí nghiệm và pH = 6,5 (trừ thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của pH).

Hỗn hợp được đặt trong bình nón 250 ml, lắc trên máy lắc THz-98A với tốc độ 120 v/ph. Lọc để thu dung dịch sau khi hấp phụ và xác định hàm lượng amoni còn lại, từ đó xác định hiệu suất hấp phụ amoni.

Ảnh hưởng của pH được khảo sát trong khoảng pH = 2 ÷ 10, nồng độ dung dịch ban

đầu Co = 50 mg (NH4+ - N) /l.

Ảnh hưởng của thời gian tiếp xúc được nghiên cứu trong khoảng 5 ÷ 120 phút tại ba

nồng độ dung dịch ban đầu Co = 25, 50 và 100 mg (NH4+ - N)/l.

Đẳng nhiệt hấp phụ RY-145 được nghiên cứu trong khoảng nồng độ dung dịch ban

đầu Co = 25 ÷ 100 mg (NH4+ - N)/l, thí nghiệm được thực hiện tại 25 oC.

Trong tất cả các thí nghiệm hấp phụ trên cả ba vật liệu, hiệu suất hấp phụ được tính từ nồng độ dung dịch cân bằng và nồng độ ban đầu theo phương trình 1.4.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chế tạo một số vật liệu nano vô cơ hiệu năng cao định hướng ứng dụng trong xử lý nước.. (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)