Bệnh cầu trùng (Coccidiosis)

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 32)

- Nguyên nhân:

Cầu trùng và bệnh cầu trùng đã được phát hiện từ năm 1963 - Rivolta là người phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân gà. Năm 1964 Eimeria đã xác định đó là nguyên sinh động vật sinh sản theo bào tử thuộc lớp

Sporozoa, bộ Cocoidie, họ Eimeriaidae...

Riêng về gà, đến nay trên thế giới đã xác định có khoảng 12 loài

Eimeria. Trong đó có 9 loài: Eimeria tenella, Eimeria acervulina, Eimeria mitis, Eimeria brunette, Eimeria necatrix, Eimeria maxima, Eimeria praecox, Eimeria hagani, Eimeria mivatti.

- Đường lây nhiễm

Đường lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa. Gà ăn phải noãn nang cảm nhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi sẽ bị nhiễm cầu trùng.

Điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm cho bệnh cầu trùng gà tồn tại và lưu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng để quá lâu, không được thay đúng định kỳ, bãi chăn thả bị ô nhiễm mầm bệnh là các yếu tố quan trọng gây nhiễm bệnh cầu trùng cho đàn gà.

Bệnh xảy ra tập trung trên gia cầm còn non. Càng lớn tuổi, cơ thể có cách đề kháng lại bệnh, do đó mức độ thiệt hại sẽ thấp dần theo lứa tuổi tăng dần.

Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng xảy ra tập trung vào mùa các tháng nóng ẩm của mùa xuân và mùa thu. Thời kỳ này mưa nhiều, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho noãn nang cầu trùng phát triển ngoài tự nhiên.

Theo trung tâm nghiên cứu gia cầm Trung Ương, mùa xuân nhiễm 30,6%, mùa hè là 12,14%, mùa đông là 7,25%. Theo Bạch Mạnh Điều (2004) [5], tỷ lệ nhiễm cầu trùng qua các mùa luôn ngang nhau, mùa xuân 27,59%, mùa hè là 26,27%, mùa thu là 20,07%, mùa đông là 27,58% nhưng cường độ nhiễm vào mùa xuân cao nhất, mùa thu thấp nhất.

-Cơ chế sinh bệnh:

Cầu trùng xâm nhập vào cơ thể gà theo đường tiêu hóa. Nhờ khả năng sinh sản nhanh, cầu trùng gây ra tổn thương lan tràn trên mặt niêm mạc ruột già. Từ đó một số lượng lớn tế bào biểu bì, lớp niêm mạc, các mạch quản, thần kinh bị hủy hoại là điều kiện thuận lợi cho các hệ vi sinh vật khác nhau phát triển và xâm nhập vào cơ thể gà. Nói một cách khác, niêm mạc ruột bị tổn thương là điều kiện lý tưởng để các bệnh khác phát triển, cụ thể như: Bệnh do E. coli, Salmonella, Mycoplasma, P. Multocida, Gumboro, Newcastle, Marek,...

Khi tử bào tử (Sporozoit) xâm nhập vào tế bào biểu mô, sau đó dinh dưỡng và tăng kích thước, sinh sản liệt phân tăng số lượng cầu trùng, làm hàng loạt tế bào này ở ruột bị phá hủy mạnh, gây viêm ruột, rối loạn chức năng tiêu hóa, không thể hấp thu đủ chất dinh dưỡng. Do viêm ruột, mạch máu ruột bị vỡ, dịch thể máu tràn vào khoang ruột (gây tụ máu ở manh tràng). Những tổn thương trên làm cho gà bị gầy còm, thiếu máu, kiết lỵ. Mặt khác khi tế bào biểu mô bị phá vỡ, nhiều độc tố được sản sinh làm con vật bị trúng độc dẫn đến rối loạn thần kinh, cánh rủ xuống, con vật lờ đờ, kém hoạt bát. Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, mở đường cho vi khuẩn sẵn có dễ dàng xâm nhập vào đường huyết gây nên nhiều bệnh thứ phát và chất độc trong ruột ngấm vào đầu độc khắp cơ thể.

Theo Lê Văn Năm (2012) [19], thời kỳ ủ bệnh từ 4 - 7 ngày do đó bệnh cầu trùng thường thấy ở gà từ 10 tuổi trở lên.

Bệnh có thể biểu hiện là cấp tính phụ thuộc chủ yếu vào số lượng cầu trùng, chủng loại cầu trùng xâm nhập vào cơ thể gà và lứa tuổi mẫn cảm.

Gà bị bệnh cầu trùng biểu hiện triệu chứng lâm sàng ở 3 thể: Thể cấp tính, thể mãn tính và thể mang trùng.

a, Thể cấp tính:

Sau thời gian nung bệnh, cả quá trình diễn biến mà người ta nghi nhận được qua các biểu hiện lâm sàng chỉ kéo dài từ 3 - 7 ngày.

Lúc đầu gà giảm ăn, buồn ngủ, gà ỉa phân loãng sống (do thức ăn không tiêu hóa hết).

Khi có hiện tượng viêm xuất huyết trong ruột thì gà uống rất nhiều nước, cứ đứng cù rù, lẻ loi hoặc tụm lại thành đống tại góc chuồng. Quan sát những gà đứng chúng ta thấy cổ gà rụt, mắt nhắm nghiền, 2 cánh sẽ chạm gần sát nền (khoác áo tơi), lúc này phân gà sệt màu sám nâu có gợn máu. Gà nhợt nhạt và rất yếu vì thiếu máu.

Khi vạch hậu môn gà để khám thỉnh thoảng chúng ta thấy có dính máu hậu môn.

Một số gà có biểu hiện thần kinh, liệt hoặc bán liệt chân hoặc cánh. Thể cấp tính gà chết trong thời gian 3 - 4 ngày, tỷ lệ chết 70 - 80% số gà bệnh (nếu khồng điều trị kịp thời), số gà còn lại chuyển sang mạn tính.

b, Thể mãn tính

Thể nãm tính bệnh cầu trùng do 3 trường hợp mang lại:

-Số gà ốm cấp tính còn sống chuyển sang bệnh mãn tính.

- Đàn gà đã được phòng cầu trùng bằng một số loại thuốc, nhưng do dùng thuốc không đúng quy trình hoặc không đủ liều phòng.

- Tuổi gà càng cao thì gà có sức đề kháng càng tốt, cho nên trong những trường hợp này bệnh cầu trùng mãn tính thường thấy ở gà lớn (2 - 3 tháng tuổi trở lên).

Các biểu hiện thể mãn tính hoàn toàn giống như thể cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn như gà kém ăn, uống nhiều nước, ỉa chảy loãng phân sống lúc đầu, sau đó phân màu nâu gợn máu hoặc lẫn máu.

Gà thiếu máu nhợt nhạt, xù lông, hay nằm tụm đống kêu khác lạ một cách yếu ớt. Gà gầy rất nhanh. Nếu chúng ta không kịp thời thì một phần gà (15 - 30%) sẽ chết. Bệnh kéo dài hàng tuần phụ thuộc vào tuổi gà bị bệnh.

c, Thể mang trùng

Gà lớn mang mầm bệnh tuy nhiên các dấu hiệu bệnh ít và ít được chú

ý Gà vẫn ăn uống bình thường nhưng thi thoảng bị ỉa chảy có vẻ như vô lý. Ở gà đẻ sản lượng trứng bị tụt 15 - 20% nhưng người chăn nuôi không rõ

nguyên nhân.

-Bệnh tích của bệnh

Theo Lê Văn Năm (2003) [16], trong những trường hợp gà bị cầu trùng quá cấp do Eimeria tenella hoặc do bị ghép với E. coli thì gà bệnh ỉa ngay ra máu tươi hoàn toàn, xác gà chết còn béo tốt, thịt trắng.

Trường hợp dưới cấp hoặc mãn tính thì xác gà ướt, xung quanh lỗ huyệt bẩn đầy phân, gà chết rất gầy và thiếu máu.

Gà bị bệnh cầu trùng dù ở thể cấp tính hay thể mãn tính thì các bệnh tích cũng tập trung chủ yếu ở đường ruột. Phụ thuộc vào chủng loại cầu trùng để có các vùng ruột khác nhau có biến đổi đặc trưng:

- Manh tràng phình to, chứa nhiều phân lẫn máu, đôi khi là máu hoàn toàn. Niêm mạc ruột thừa bị viêm xuất huyết rất nặng.

- Niêm mạc ruột non dày lên và quan sát thấy vô số điểm xuất huyết hoặc dải xuất huyết. Khi bị kế phát bởi E. coli thì cả ruột non phình ra rất to chứa nhiều hơi, phân lẫn máu. Nhìn từ ngoài vào ngay sau khi mổ bụng gà (chưa mổ ruột) ta đã thấy ngay qua thành ruột có vô số nốt đỏ trắng. Nốt đỏ là điểm xuất huyết, nốt trắng là các tụ điểm tăng sinh của tế bào bị nhiễm các thể phân lập và có rất nhiều căn nguyên tập trung tại đây.

* Chẩn đoán bệnh

Theo Lê Văn Năm (2003) [16], có 4 phương pháp chẩn đoán:

- Dịch tễ: Gà bị mắc thường sau 10 - 14 ngày tuổi và bệnh nặng nhất từ 18 - 45 ngày tuổi, từ 45 - 49 ngày tuổi ở thể mãn, sau 90 ngày là thể mang trùng.

- Lâm sàng: Bệnh có với những triệu chứng lâm sàng điển hình như đã mô tả ở trên cho phép chúng ta có cơ sở nghi đó là bệnh cầu trùng.

- Mổ khám bệnh tích: Phụ thuộc vào chủng căn nguyên và đặc điểm khu trú của chúng, khi mổ khám chúng ta thấy rất rõ biến đổi ở niêm mạc và thành ruột ở những vùng đường ruột khác nhau. Manh tràng phình to chứa nhiều hơi, viêm xuất huyết. Phân lẫn máu, các tế bào niêm mạc bị hoại tử, thành manh tràng và ruột non xưng dày lên, có rất nhiều nốt xuất huyết hoặc từng dải xuất huyết dọc theo đường ruột. Đôi khi thấy trong ruột có dịch nhầy fibrin màu vàng nâu và một số nốt sần hoại tử màu trắng đục. Các cơ quan khác không có gì biến đổi lớn ngoài các biểu hiện của sự thiếu máu. Toàn bộ cơ thể khô và còi cọc.

- Xét nghiệm phân: Phương pháp xét nghiệm phân dùng chủ yếu vào mục đích khẳng định bệnh và phân loại chủng cầu trùng.

Thông thường 7 - 9 ngày sau khi nhiễm bệnh hầu như không có thể phát hiện noãn nang cầu trùng trong phân. Do đó, chẩn đoán bệnh phải lấy ngay niêm mạc hoặc vật chất tại các vùng có biến đổi để xem xét sự có mặt của thể phân lập (Sizont thế hệ 1 hoặc 2) hoặc nguyên bào tử trung gian (Merozoit). Phương pháp dùng để xét nghiệm phân phổ biến nhất vẫn là phương pháp của Fulerbon và Darling.

-Phòng bệnh:

Theo Lê Văn Năm (2003) [15], trước khi đưa gà vào nuôi, chuồng và tất cả dụng cụ phục vụ cho chăn nuôi phải được tiêu độc khử trùng bằng việc quét dọn sạch sẽ, sau đó phun crezin 5%, sau một tuần phun lại bằng formol 1,5%, sau đó 2 ngày quét vôi đặc. Mọi dụng cụ sau khi rửa sạch được ngâm trong crezin 5% trong 2 - 5 giờ và phơi thật khô. Chất độn chuồng phải phơi khô phun formol 1,5% mới được đưa vào chuồng.

Chuẩn bị xong, cả chuồng và dụng cụ để được hun sấy bằng một hỗn hợp thuốc tím + formol với tỷ lện ngang nhau: 10m3 chuồng cần 10g thuốc tím pha với 10ml formol 30 - 380C, có thể đổ thêm 10ml nước để giảm phản ứng, giữ khói thuốc tím lâu hơn trong chuồng để khử trùng tốt hơn, hiệu quả hơn. Cuối cùng sau 2 ngày mới đưa vào nuôi. Trước cửa chuồng gà nên có chậu thuốc khử trùng hoặc rắc một lớp mỏng vôi bột. Ra vào chuồng phải đi qua đó.

- Làm vắc xin cầu trùng như: avicoc, coccivac, B, D, T, anticoc,... của Hà Lan, Pháp, Mỹ, Thái Lan, Brungarai,...

-Trị bệnh

Theo Nguyễn Thành Chung (2010) [3] để điều trị bệnh cầu trùng gà dùng một trong các loại thuốc sau:

- Ringecoccin SW tan trong nước: 1g/2 lít nước. Dùng trong 5 ngày liên tục.

-Costrim1 24%: 1g/5kg thể trọng. Ngày một lần, liên tục 3 - 5 ngày.

-Costrim2 12%: 1g/2,5kg thể trọng. Ngày một lần, liên tục 3 - 5 ngày.

-Synavia: 10g/200kg thể trọng/20 lít nước. Dùng 3 ngày.

-Cosmix fort: 1g/1 lít nước hoặc trộn 0,5 kg thức ăn. Dùng 3 - 6 ngày.

- ESB3 30% chữa bệnh: 1g ESB3/1 lít nước uống. Nếu bệnh nặng có thể tăng lên 1,5g-2g/lít nước uống.

-Coccostop: 1g/lít nước uống, dùng 3 - 5 ngày.

- Tetracylin: 0,125g/1 lít nước hoặc 0,01 - 0,04g/con.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 26 - 32)