* Bệnh đầu đen
Trên thế giới, bệnh do đơn bào H. meleagridis được phát hiện năm 1893 ởRhode Island, sau đó bệnh được báo cáo ở khắp lục địa và nhiều nước khác. Dịch bệnh do H. meleagridis nhanh chóng lan xuống các vùng ven biển phía Đông, miền Trung Tây và miền Tây Hoa Kỳ. Bệnh có tỷ lệ chết cao (có thể tới 100%). Các nhà khoa học sớm xác định đơn bào H. meleagridis là tác nhân gây bệnh. Giống như nhiều ký sinh trùng khác, vòng đời H. meleagridis rất phức tạp, liên quan tới một vật chủ trung gian là giun kim Heterakis gallinae
(McDougald L. R., 2008) [35].
Các nhà nghiên cứu cho rằng, gà nhiễm bệnh từ trứng của giun kim hoặc ăn phải giun đất đã mang trứng của giun kim. Bệnh này hầu hết các loại gà đều mẫn cảm, đặc biệt là gà Tây và gà dò, ít thấy ở gà lớn > 5 - 6 tháng tuổi.
Trong chăn nuôi gia cầm hiện đại, không phải là chuyện bất thường khi các trang trại chuyển đổi chăn nuôi gia cầm từ loại này sang loại khác, nhưng sẽ có nhiều tác hại khi các trại chăn nuôi gà thịt chuyển sang nuôi gà Tây. Hầu hết các trang trại chăn nuôi gà thịt đang bị ô nhiễm giun kim (Heterakis gallinae) nặng, mà giun kim được biết đến như một vector sinh học truyền đơnbào H. meleagridis cho đàn gia cầm (McDougald L. R., 2003) [35].
Theo Liebhart và cs. (2006) [31] đã phát triển phương pháp lai tại chỗ với một nghiên cứu cụ thể, dựa trên gen 18S rRNA để phát hiện H. meleagridis trong các mẫu mô và phân biệt đơn bào này với các vi sinh vật khác.
Theo Bleyen và cs. (2007) [26] cho biết, hiện nay, chẩn đoán Histomonas
bằng phương pháp PCR cho kết quả nhanh chóng và chính xác. Kỹ thuật PCR giúp tìm ra DNA của đơn bào H. meleagridis trong các mẫu mô và phân.
Theo Joder (1964) [30] đã nghiên cứu tình hình nhiễm Histomonosis ở gia cầm nuôi tại Hà Lan trên quy mô lớn. Tác giả đã thu thập 3.376 mẫu máu của gia cầm nghi mắc bệnh và kiểm tra bằng phương pháp ELISA. Kết quả, có 87% số mẫu dương tính với H. meleagridis.
* Bệnh CRD
Bệnh được Dobb (Hà Lan) ghi nhận đầu tiên trên gà tây vào năm 1905, năm 1935 Bnelson và Gibbs mô tả ở Bắc Mỹ, Nelson gọi là bệnh Coryza và đặt tên cho bệnh là Coccobacillaris. Về sau Smith, Nackham và Wrong, đã chứng minh, phân lập và cũng chính Nelson, 1935 thừa nhận các thể Coccobacillaris tìm thấy trước kia thuộc nhóm PPLO (Pneuro – Pneumonia like – Orgarism). Bệnh còn được gọi theo nhiều tên khác như: Bệnh viêm túi khí truyền nhiễm (Airsacinfection), bệnh viêm xoang ở gà tây, bệnh cảm nhiễm M.gallinarum (Hofstard, 1959).
Tại Mỹ, năm 1926 Tyzzer mô tả bệnh viêm xoang ở gà tây và đến năm 1938 bệnh này được Dicikinson và Hinshow đặt tên là “Bệnh viêm xoang truyền nhiễm” của gà tây. Năm 1936, Nenson cũng mô tả và gọi là bệnh “Coryza” và gọi tên căn bệnh là Coccobacillaris. Theo tác giả chỉ có thể nuôi cấy Coccobacillaris trong môi trường tế bào và phôi trứng.
Tháng 5 – 1961, tại hội nghị gia cầm thế giới lần thứ 29, quyết định căn nguyên gây bệnh được gọi là Mycoplasma gallisepticum và bệnh có tên chính thức là Chronic Respiratory Disease (CRD). Từ thập kỷ 70 cho đến nay, bệnh
CRD ở gà luôn được các nhà khoa học thú y quan tâm nghiên cứu để tìm ra những biện pháp phòng trị bệnh đem lại hiệu quả kinh tế cao đồng thời tạo ra được những giống gà sạch bệnh, khán.
Năm 1952 các nhà khoa học: Markham, Wong, Olesiuk và Vanrokell công bố việc nuôi cấy thành công vi sinh bệnh gây bệnh từ gà và gà tây bị nhiễm CRD và đề nghị xếp Mycoplasma ở gà vào nhóm vi sinh vật gây bệnh ở phổi
- màng phổi (Pleuro Pleumonia Group) và bệnh được D. G Edward, E.A Freundt xếp vào giống Mycoplasma gallisepticum.
Năm 1954, nhiều tác giả đã nghiên cứu bệnh CRD ở gà tại một số nước trong khu vực châu Á cho thấy: bệnh là do Mycoplasma gallisepticum (MG) và
Mycoplasma synoviae (MS) gây ra. Các tác giả đã dùng vắc xin Mycoplasma gallisepticum nhược độc phòng bệnh đạt hiệu quả kinh tế và tạo ra đàn gà sạch bệnh.
Năm 1964, Joder nghiên cứu sự biến đổi hình thái khuẩn lạc
Mycoplasma (Characteziation of avian Mycoplasma). *Bệnh Cầu trùng
Cầu trùng và bệnh cầu trùng đã được phát hiện từ năm 1963 – Rivolta là người phát hiện ra một loại ký sinh trùng có trong phân gà. Năm 1964 Eimeria đã xác định đó là nguyên sinh động vật sinh sản theo bào tử thuộc lớp
Sporozoa, bộ Cocoidie, họ Eimeriaidae
Sau những năm 1990, các nhà khoa học như J.Eckert, R.Brawn, M.W.Shirley và P.Coudert đã viết những hướng dẫn nghiên cứu về cầu trùng và bệnh cầu trùng gà.
Singh.U.M đã nghiên cứu chế tạo vắc xin cầu trùng mới bao gồm E. maxima, E. acevunina, E. necatri, E. tenella đã được sử dụng thử nghiệm tại Trung Quốc.
Theo Jack Davies (2017) [29] cho biết, bệnh cầu trùng gà là bệnh ký sinh truyền nhiễm trên gà do cầu trùng thuộc họ Eimeria, bộ Coccidia. Cầu trùng ký sinh ở các đoạn khác nhau của ruột gà tùy theo loài gây bệnh. Cầu trùng gây bệnh trong ruột gia cầm làm rối loạn tiêu hóa, gây tổn thương lớp lót ruột làm giảm hiệu quả chuyển hóa thức ăn, giảm năng suất. Gà bị bệnh có sức đề kháng kém, các thương tổn trong ruột là yếu tố mở đường cho các bệnh khác, như bệnh việm ruột hoại tử tấn công. Bệnh cầu trùng tràn lan trên toàn cầu, đặc biệt phổ biến trên đàn gà nuôi tập trung, gây thiệt hại kinh tế rất lớn.
Bệnh cầu trùng gà là một bệnh ở gà con từ 10 - 18 ngày tuổi. Đôi khi bệnh cũng có ở gà 4 - 6 tháng tuổi. Trong điều kiện các cơ sở chăn nuôi gia cầm, gà 3 - 4 tuần tuổi nhạy cảm và nhiễm cầu trùng nặng nhất với tỷ lệ chết cao.
Theo Orlow (1975) [21] cho biết, bệnh cầu trùng chủ yếu ở gia cầm non.
E. tenella là loài gây bệnh mạnh nhất, phổ biến nhất ở gà một tháng tuổi.
E.maxima gây bệnh cho gà từ 1,5 - 2 tháng tuổi. Gia cầm non mắc bệnh, gia cầm lớn là vật mang trùng. Chuồng trại chật, ẩm ướt, thức ăn thiếu dinh dưỡng sẽ tạo điều kiện cho mầm bệnh phát triển, diễn biến bệnh nặng thêm. Các ổ dịch cầu trùng thường thấy vào mùa xuân và mùa thu.
Đã nghiên cứu về bản chất hóa học của thành oocyst qua xử lý bằng hypochlorid 5% lại cho rằng chất này không tác động được đến mang oocyst mà chủ yếu tác động đến Mycropyle (trường hợp E. maxima) bởi vì hypochlorid làm suy thoái màng oocyst và làm tiêu tan Mycropyle.