Một số bệnh tích điển hình của gà mắc một số bệnh thường gặp

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 59)

Đề chẩn đoán chính xác bệnh, ngoài việc kiểm tra triệu chứng lâm sàng trên gà mắc bệnh, em còn mổ khám gà để kiểm tra các cơ quan nội tạng bên trong. Kết quả mổ khám bệnh tích của gà mắc bệnh được trình bày ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Bệnh tích mổ khám của gà nhiễm bệnh Tên bệnh Đầu Đen CRD

Bệnh đầu đen ở gà, đối bệnh tích ở manh tràng 92,30% số gà có manh tràng viêm, sưng, niêm mạc manh tràng xuất huyết hoặc hoại tử, thành manh

tràng tăng sinh, dày gấp nhiều lần so với bình thường. Chất chứa trong lòng manh tràng nhớt, màu hồng, màu máu cá hoặc có máu tươi hoặc manh tràng có chất chứa trong lòng rắn, màu vàng xám, đóng kén rắn chắc, màu trắng trông giống như những con sâu.

Đối với bệnh tích ở gan có 100% số gà gan bị sưng to hơn so với bình thường, bề mặt gan có nhiều ổ viêm xuất huyết gan sưng gấp 2 - 3 lần so với bình thường, bề mặt có nhiều ổ hoại tử hình hoa cúc, các ổ hoại tử có màu trắng xám hoặc trắng ngà, lõm ở giữa, khi cắt dọc gan, thấy ổ hoại tử có hình nón ngược.

Như vậy, các tổn thương ở gan và manh tràng như trình bày ở trên là những bệnh tích đặc trưng nhất của Histomonosis. Việc mổ khám bệnh tích của gà nghi mắc bệnh giúp cho việc chẩn đoán bệnh chính xác hơn, từ đó có biện pháp điều trị kịp thời cho những con gà cùng đàn với con gà được mổ khám.

Đối với bệnh đường hô hấp mãn tính. Ngoài triệu chứng lâm sàng như mắt gà sưng, chảy nước mắt, nước mũi, thì khi mổ khám cơ quan hô hấp thấy bệnh tích điển hình biểu hiện trên cơ quan hô hấp như: khí quản có nhiều dịch màu trắng nhầy hoặc hơi vàng, phổi và túi khí có hiện tượng viêm, phù thũng, một số gà khi kiểm tra màng bao tim có hiện tượng viêm màng bao tim.

Trong thực tế cho thấy bệnh CRD thường hay ghép với bệnh E.coli, khi gà bị CRD ghép với E.coli thì gà thường sốt cao, tỷ lệ chết có thể lên đến 30%.

Đối với bệnh cầu trùng của gà, đây là bệnh điển hình nhất có thể chẩn đoán bằng lâm sàng. Khi mổ khám sẽ giúp người chăn nuôi biết chính xác tình trạng của bệnh. Bệnh tích điển hình nhất của bệnh khi khám cơ quan tiêu hóa đó là toàn bộ bề mặt của ruột non bị sung huyết, có các mạch máu nổi lên trên bề mặt. Nếu gà bị nặng tình trạng này nhìn rất rõ. Hai manh tràng phình to, chứa đầy hơi và có máu, Khi cắt ruột ra để kiểm tra niêm mạc ruột sẽ thấy trên bề mặt ruột non có nhiều điểm trắng xám, xuất huyết rõ rệt, chất chứa trong manh tràng chủ yếu là máu. Phần ruột già khi kiểm tra niêm mạc thấy có thể có hiện tượng hoại tử đối với trường hợp gà bị cầu trùng nặng.

Bệnh cầu trùng có thể mắc ở tất cả các loại gà và lứa tuổi khác nhau, vì vậy việc dùng thuốc để phòng cầu trùng cho gà trong thời gian nuôi là rất cần thiết.

Bệnh thường xảy ra lúc giao mùa hoặc khi thời tiết thay đổi, hoặc khi gà bị stress, vì vậy biện pháp phòng bệnh cần được thực hiện đầy đủ đó là vệ sinh chuồng trại và sử dụng kháng sinh để điều trị và kết hợp với sử dụng thuốc tăng sức đề kháng cho gà.

Một phần của tài liệu Áp dụng quy trình phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh cho đàn gà nuôi tại trang tại gia cầm đinh thị thu hà, xã hòa hưng, huyện xuyên mộc, tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 56 - 59)