810NM Ở BỆNH NHÂN VIÊM NHA CHU CÓ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƢỜNG TYP 2
Viêm nha chu gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe toàn thân và điều trị còn nhiều khó khăn Thành công trong điều trị
nha chu phụ thuộc vào việc loại bỏ hay kiểm soát được các vi khuẩn gây bệnh trong túi nha chu và tái tạo lại các đặc tính sinh học tại mô nha chu giúp tái bám dính mô vào chân răng Loại bỏ tác nhân VK gây bệnh dưới lợi có thể đạt được bằng phương pháp điều trị nha chu không phẫu thuật Tuy nhiên, chỉ điều trị bằng phương pháp cơ học (SRP) không thể loại bỏ hoàn toàn VK gây bệnh trong túi nha chu, đặc biệt ở các vị trí như vách mềm túi NC; vùng chẻ chân răng; túi nha chu sâu [70], [89], [113],[124], [139]
Trong 5 năm trở lại đây, SRP thường được kết hợp với laser diode để tăng hiệu quả điều trị về mặt lâm sàng và sinh học Laser có tác dụng diệt khuẩn và loại bỏ các độc tố của VK qua cơ chế tác dụng nhiệt và cắt-làm mỏng tổ chức Ngoài ra nó có thể tiếp cận đến các vị trí trong túi nha chu mà dụng cụ cơ học không tiếp cận được Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, laser diode có bước sóng từ 655nm-980nm còn kích thích lành thương thông qua cơ chế tăng tổng hợp collagen, tăng hình thành mạch máu và tăng giải phóng các yếu tố tăng trưởng tại mô nha chu [89], [117], [124], [139]
Laser diode có bước sóng 805-980nm hấp thụ tốt với các sắc thể có màu đặc biệt là hemoglobin Do vậy nó có tác dụng lên vi khuẩn dưới nướu như Pg, Pi Nghiên cứu của Matarese (2017) cho kết quả, SRP+DL làm giảm mạnh số lượng vi khuẩn gây bệnh, đặc là vi khuẩn có màu cam, màu đỏ (Pg, Tf, Td) sau 1 tháng và 2 tháng so với nhóm SRP Những vi khuẩn gây bệnh này là vi khuẩn Gram (-), rất khó loại bỏ bằng phương pháp SRP đơn thuần [62], [89], [113]
Trong các loại laser sử dụng điều trị nha chu, laser Diode 810nm và Diode 980nm là hai loại laser thường được sử dụng nhất Laser Diode rất hiệu quả trong điều trị mô mềm, với nhiều công dụng như diệt khuẩn, lấy bỏ tổ chức viêm, cầm máu, kích thích sinh học Ngoài ra, laser diode có tính an toàn Các nghiên cứu cho thấy rằng, nếu trong khe nướu không có máu và được làm ẩm thì laser diode 809nm (mức năng lượng từ 1W-1,8W) không có khả năng làm tổn thương mặt gốc răng do nhiệt [34], [44], [117], [132]
Nghiên cứu của chúng tôi sử dụng laser diode 810nm (hãng Dentsply, USA) cường độ 1,5 W, chế độ xung (ngắt quãng: tần số 20Hz, độ rộng xung 20ms), công suất 15J/cm2 Thời gian chiếu trong túi nha chu là 10 giây, thời gian chiếu cho viêm lợi là 5 giây Đặt đầu sợi quang vào đáy túi nha chu hay khe lợi, tiếp xúc với vách mềm (mô lợi) Kích hoạt ánh sáng laser, di chuyển nhẹ nhàng đầu sợi quang theo chiều gần-xa và chiều đứng trong túi nha chu/ khe lợi ở mặt ngoài và mặt trong của các răng được chiếu Chế độ cài đặt của máy và quy trình chiếu cho mỗi tình trạng bệnh nha chu vừa có tác dụng điều trị diệt khuẩn, kích thích sinh học làm giảm viêm, nhanh lành thương ở túi nha chu Ngoài ra,với chế độ chiếu tia này, bệnh nhân không phải gây tê để điều trị túi nha chu mà không gây khó chịu cho bệnh nhân (bệnh nhân không đau khi chiếu tia) [52] Với quy trình chiếu một lần duy nhất sau cạo cao-làm láng gốc răng còn giúp giảm thời gian điều trị cho bệnh nhân
Nghiên cứu của Kocak (2016), Chandra (2019) với một lần chiếu duy nhất sau cạo cao-làm láng gốc răng vẫn cho thấy tính hiệu quả trong hỗ trợ lành thương và giảm viêm ở mô nha chu [37], [52] Một số nghiên cứu củ trước đây thường có quy trình chiếu hỗ trợ laser nhiều lần sau SRP như Aykol (2011) chiếu 3 lần sau SRP vào ngày thứ1,2,7; Dukíc (2013) chiếu 3 lần sau SRP và ngày thứ 1,3,7 [29], [50] Với sự ra đời của các máy laser diode thế hệ mới với công suất và chế độ chiếu điều chỉnh hợp lý vẫn mang lại hiệu quả trong một lần điều trị sau cạo cao-làm láng gốc răng