23 Kết quả điều trị viêm nha chu sau 6 tháng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có hỗ trợ laser diode (Trang 128)

4 2 3 1 Các chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu

Sau 6 tháng điều trị, trung bình các chỉ số nha chu tăng trở lại gần với thời điểm trước điều trị Tuy nhiên, vẫn còn khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả hai nhóm nghiên cứu (p<0,001) Tỷ lệ viêm nha chu trung bình tăng trở lại 73,7% (trước điều trị: 80,3%), mức độ nhẹ chiếm 26,3%

Trung bình chỉ số lâm sàng nha chu (PlI, GI, BOP, PD, CAL) ở nhóm SRP+DL khác biệt không có ý nghĩa so với nhóm SRP (p>0,05) Kết quả cho thấy về mặt lâm sàng không có sự khác biệt giữa hai phương pháp sau 6 tháng điều trị nha chu

So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm sau 6 tháng điều trị so với thời điểm ban đầu, hiệu quả điều trị mảng bám răng (PlI); hiệu quả điều trị viêm lợi (GI), hiệu quả điều trị chảy máu lợi (BOP); và hiệu quả điều trị độ sâu túi nha chu (PD) ở nhóm chiếu laser diode tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm SRP (p<0,05)

Đa số các nghiên cứu đánh giá lành thương mô nha chu sau điều trị ở thời điểm 3 tháng, một số ít các nghiên cứu đánh giá lành thương mô nha chu sau 6 tháng điều trị Hầu hết các nghiên cứu đều cho kết luận không có sự khác biệt về hiệu quả điều trị giữa hai phương pháp cạo cao-làm láng gốc răng và có chiếu hỗ trợ laser diode ở thời điểm 6 tháng sau điều trị tương tự nghiên cứu của chúng tôi

Nghiên cứu tổng quan có hệ thống của Sgolastra (2013) đánh giá hiệu quả lâm sàng nha chu sau 6 tháng giữa nhóm có hỗ trợ laser Diode (808- 980nm) trong điều trị nha chu không phẫu thuật so với nhóm không có hỗ trợ laser, nghiên cứu cho kết luận không có sự khác biệt hiệu quả lâm sàng các chỉ số nha chu giữa hai nhóm [124]

Theo nghiên cứu tổng quan có hệ thống và đa trung tâm của Slot DE (2014), đánh giá hiệu quả hỗ trợ laser Diode (808-980nm) trong điều trị nha chu không phẫu thuật so với nhóm không có hỗ trợ laser cho kết luận: nhóm hỗ trợ laser Diode có hiệu quả hơn so với nhóm chứng ở các chỉ số lâm sàng PD và CAL, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thống kê [128]

Matarese (2017) nghiên cứu nữa miệng trên 31 VNC, đánh giá hiệu quả điều trị nha chu về mặt lâm sàng, so sánh giữa hai phương pháp điều trị SRP và SRP có hỗ trợ DL Tác giả sử dụng laser Diode 810nm (Italia), 1W, thời gian chiếu 20 giây cho một răng Sau 6 tháng điều trị, sự khác biệt giữa 2 nhóm không có sự khác biệt thống kê [89]

Nghiên cứu mới nhất của Ozbert (2019), Katsikanis (2019) sử dụng laser diode 980nm cũng nhận thấy không có sự khác biệt giữa hai phương pháp điều trị có và không có hỗ trợ laser sau cạo cao-làm láng gốc răng [78], [103]

Một số nghiên cứu của các tác giả trên thế giới cho kết quả vẫn có hiệu quả điều trị với một vài chỉ số nha chu như CAL, GI, BOP

Nghiên cứu của Eltas (2019) trên 40 bệnh nhân VNC/ĐTĐ typ 2 chia làm hai nhóm, SRP+DL (n=20); SRP (n=20) Nhóm can thiệp được điều trị hỗ trợ DL 810nm, mức năng lượng 1W Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng (PlI, GI, PD, CAL) ở thời điểm 6 tháng sau điều trị, kết quả lâm sàng tốt hơn so với trước điều trị Trong đó chỉ số viêm lợi (GI) và chảy máu nướu khi thăm dò (BOP) có sự khác biệt giữa nhóm SRP+DL so với nhóm SRP [51]

Theo nghiên cứu lâm sàng nữa miệng của Ustun (2014) trên 21 bệnh nhân Nhóm SRP+DL được chiếu hỗ trợ laser sau 1 tuần, thời gian chiếu 80s/Răng, công suất 1,25 W Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng (PlI, GI, PD, CAL) ở thời điểm 6 tháng sau điều trị, có sự khác biệt tốt hơn có ý nghĩa thống kê về chỉ số lâm sàng CAL [138]

Nghiên cứu tổng quan có hệ thống của Roncati (2014) cho kết quả có cải thiện độ sâu túi nha chu sau 6 tháng điều trị nha chu [114]

So sánh hiệu quả điều trị các chỉ số lâm sàng nha chu ở thời điểm sau 3 tháng và sau 6 tháng điều trị cho kết quả các chỉ số mảng bám răng (PlI), viêm lợi (GI), chảy máu lợi (BOP), độ sâu túi nha chu (PD), mất bám dính lâm sàng (CAL) tăng lên ở thời điểm sau 6 tháng so với thời điểm 3 tháng Như vậy hiệu quả điều trị nha chu giảm dần ở thời điểm 6 tháng sau điều trị so với thời điểm 3 tháng ở cả hai phương pháp

Từ kết quả nghiên cứu của chúng tôi sau 6 tháng cho thấy các chỉ số về mặt lâm sàng nha chu có tăng so với thời điểm 3 tháng Trong đó, nhóm cạo cao-làm láng gốc răng có hỗ trợ DL tăng ít hơn so với nhóm cạo cao-làm láng gốc răng (p>0,05)

Bảng 4 9 So sánh chỉ số lâm sàng nha chu với các tác giả khác ở thời điểm sau điều trị 6 tháng

a: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị

b: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng Như vậy điều trị nha chu không phẫu thuật cải thiện tình trạng lâm sàng mô nha chu nhiều hơn ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng so với thời điểm 6 tháng Khi so sánh giữa hai phương pháp điều trị, phương pháp cạo cao-làm láng gốc răng có hỗ trợ laser diode có hiệu quả giảm viêm và làm tăng liền thương nướu ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau điều trị có ý nghĩa hơn so với phương pháp cạo cao-làm láng gốc răng Sau tư vấn VSRM và điều trị nha chu, bệnh nhân đã có những thay đổi tích cực về thói quen chăm sóc răng miệng, cũng như có thêm những hiểu biết về mối liên quan giữa VNC và bệnh ĐTĐ Nhiều bệnh nhân đã chủ động tái khám và điều trị nha chu định kì 3 tháng Đây là điểm thành công có ý nghĩa của luận án

Tác giả (Năm NC) PlI TB + ĐLC GI TB + ĐLC BOP TB + ĐLC PD TB + ĐLC CAL TB + ĐLC Kemal Ustun (2014) a 0,57±0,5 a 0,72±0,47 a 1,1±0,17 a 1,21±0,22 a 2,45±0,47 a 2,79±0,47 a,b 3,01±0,67 a 3,46±0,71 Matarese (2017) a 22,79±4,2 a 24,67±3,2 a 2,24±0,35 a 2,68±0,29 a 3,19±0,22 a 3,11±0,25 Eltas (2019) a 0,86±0,25 a 0,8±0,24 a,b 0,58±0,16 a 0,91±0,23 a,b 24,65±7,06 a 31,7±9,03 a 2,77±0,12 a 2,99±0,33 a 3,78±0,52 a 3,85±0,66 Chúng tôi (2020) a 0,94±0,4 a 1,01±0,29 a 1,29±0,31 a 1,3±0,29 a 19,21±7,54 a 20,57±5,74 a 1,81±0,16 a 1,87±0,23 a 2,07±0,24 a 2,19±0,29

4 2 1 2 Các chỉ số miễn dịch viêm ở hai nhóm nghiên cứu

Hàm lượng các yếu tố miễn dịch viêm trong máu sau điều trị 6 tháng vẫn giảm ở cả hai nhóm so với trước điều trị Nghiên cứu của chúng tôi có kết quả tương tự với nghiên cứu của Chen (2012), Yamazaki (2005), Correa (2010)

Nghiên cứu của Chen (2012) trên 134 bệnh nhân ĐTĐ có viêm NC BN được chia là 3 nhóm, nhóm 1(n=42): điều trị SRP có gây tê và nạo túi nha chu sâu sau 3 tháng; nhóm 2 (n=43): SRP đơn thuần và làm sạch mảng bám trên nướu sau 3 tháng, và nhóm chứng (n=41): không điều trị gì Tác giả xét nghiệm đánh giá hàm lượng TNF-α ở các thời điểm 6 tháng sau điều trị nha chu Kết quả hàm lượng có giảm so với trước điều trị, tuy nhiên không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p>0,05) Khi so sánh kết quả giữa các phương pháp điều trị nha chu, kết quả cũng không có sự khác biệt (p>0,05) [41]

a: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị b: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng

Tác giả cận lâm sàng Trƣớc điều trị sau 6 tháng

Chen (2012) CRP (mg/L) 3,21±4,45 3,09±4,64 2,81±4,05 a,b 1,58±1,31 a,b 1,53±1,27 3,16±5,45 TNF-α (pg/mL) 11,19±3,97 12,43±15,55 10,52±3,37 10,78±2,97 11,03±3,77 10,98±2,42 CRP (mg/L) 2,32±2,69 2,4±2,91 1,67±2,15 2,54±3,46 Chúng tôi TNF-α (ng/mL) 3,88±4,76 3,78±2,24 3,68 ± 3,26 3,29 ± 0,87 IL-1β (ng/mL) 0,57±0,97 0,5±0,92 0,36 ± 0,51 0,37 ± 0,59 IL-6 (ng/mL) 1,05±3,21 0,88±1,5 0,57 ± 0,46 0,97 ± 1,35

Nghiên cứu của Yamazaki (2005), đánh giá thay đổi hàm lượng TNF-α, IL- 6 trên 21bệnh nhân nha chu ở mức độ vừa và nặng Bệnh nhân được kiểm soát mảng bám, cạo cao- làm láng gốc răng dưới gây tê tại chổ Kháng sinh được chỉ định dùng 4 ngày sau phẫu thuật Tác giả biện luận quá trình sản xuất IL-6 do được kích thích bởi các cytokine khác như IL-1β, TNF-α Viêm nha chu có thể xem là yếu tố làm khởi phát đáp ứng miễn dịch viêm, do đó làm tăng nồng độ các chất trung gian viêm trong tuần hoàn IL-6, TNF-α trong huyết tương được xác định bằng phản ứng miễn dịch hấp thụ liên kết men (Enzyme-linked

immunosorbent assay: ELISA) Kết quả sau điều trị nha chu, hàm lượng các chỉ số miễn dịch viêm có giảm nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [148]

Nghiên cứu của Correa (2010) đánh giá hiệu quả điều trị nha chu lên hiệu quả kiểm soát đường huyết, các yếu tố viêm toàn thân, và các cytokine ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Nghiên cứu tiến hành trên 23 bệnh nhân ĐTĐ typ 2 có VNC mạn tính Bệnh nhân được điều trị nha chu không phẫu thuật (Hướng dẫn VSRM, cạo cao làm láng mặt gốc răng bằng máy và dụng cụ bằng tay dưới gây tê tại chỗ Ngoài ra, bệnh nhân còn được theo dõi, kiểm soát mảng bám trên nướu hai lần/tháng trong vòng 3 tháng) và đánh giá các chỉ số cận lâm sàng trước và sau điều trị nha chu (SRP) [47] Các chỉ số miễn dịch viêm (TNF-α, IL-6) được phân tích bằng kỹ thuật hạt bead (multiplex bead

technique) của hãng Bio-Rad, USA giống như nghiên cứu của chúng tôi Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất hiện nay trên thế giới để định lượng

Tác giả Chỉ số Trƣớc điều trị sau 3 tháng giá trị p

Yamazaki K (2005)

TNF-α (pg/mL) 1,81 1,59 p>0,05

các chất trung gian miễn dịch viêm, có độ nhạy và độ đặc hiệu cao Kết quả cho thấy có giảm hàm lượng TNF-α sau trị có ý nghĩa thống kê, hàm lượng IL-6 có giảm so với trước điều trị [47]

a: Khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị

Kết quả nghiên cứu của Correa (2010) cho thấy có đáp ứng với điều trị nha chu thông qua giảm nồng độ TNF-α trong tuần hoàn Kết quả nghiên cứu phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả Iwamoto (2001) và Dag (2009)

Tác giả O’Connell (2008) nghiên cứu đánh giá hiệu quả của điều trị nha chu đối với kiểm soát đường huyết và các yếu tố viêm toàn thân 30 bệnh nhân có viêm nha chu và ĐTĐ được chia làm hai nhóm điều trị (15 bệnh nhân nhóm SRP và 15 bệnh nhân nhóm SRP kết hợp với kháng sinh nhóm Doxy) Kết quả hàm lượng IL-6 giảm có ý nghĩa thống kê sau điều trị (p<0,05) Tác giả giải thích các chất trung gian miễn dịch viêm có giảm do giảm vi khuẩn gây bệnh có trong mảng bám răng ở mô nha chu Hàm lượng IL-6 giảm sau điều trị NC làm giảm sự phá hủy tại mô nha chu, cải thiện đường huyết (HbA1c) ở bệnh nhân ĐTĐ và như vậy tạo môi trường thuận lợi cho mô nha chu phục hồi sau điều trị [101]

a: Khác biệt có ý nghĩa so với trước điều trị

Tác giả Chỉ số Trƣớc điều trị Sau điều trị

O’Connell (2008) IL-1β (pg/ml) 0,3 ± 0,3 0,3 ± 0,3 IL-6 (pg/ml) 2,1 ± 0,3 a 1,1 ± 0,2 TNF-α (pg/ml) 0,3 ± 0,2 0,3 ±0,2

Tác giả Chỉ số Trƣớc điều trị Sau điều trị giá trị p

Correa (2010) TNF-α (pg/ml) 5,6 (4,3-7,4)

a

4,8 (2,7-6,7) 0,014 IL-6 (pg/ml) 3,1 (2,1-4,2) 2,3 (1,2-4,5) 0,627

Nghiên cứu của Kardesler (2010), đánh giá hiệu quả điều trị nha chu ở bệnh nhân ĐTĐ đối với các chất trung gian viêm 40 bệnh nhân chia làm 3 nhóm (13bn kiểm soát đường huyết tốt (HbA1c<7%), 12 bn kiểm soát đường huyết kém, 15 bn VNC không ĐTĐ) được hướng dẫn VSRM và cạo cao răng trên nướu, làm các xét nghiệm ELISA sau điều trị Kết quả nghiên cứu của Kardesler cho thấy hàm lượng IL-6 ở bệnh nhân ĐTĐ trong máu cao hơn ở người có

đường huyết bình thường Sau điều trị IL-6 giảm có ý nghĩa ở nhóm kiểm soát đường huyết tốt và không ĐTĐ Kết quả không có sự khác biệt về CRP và TNF- α sau điều trị [76]

Nghiên cứu tổng quan có hệ thống gần đây nhất của Akram (2016) cũng cho kết luận có giảm các cytokines sau điều trị nha chu có hỗ trợ laser [21]

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên thế giới Kết quả cho thấy có giảm hàm lượng các yếu tố miễn dịch viêm sau điều trị nha chu Trong đó, nhóm có hỗ trợ laser diode giảm nhiều hơn và thời gian kéo dài hơn Kết quả ủng hộ giả thuyết điều trị viêm nha chu làm giảm viêm toàn thân [40]

4 2 3 3 Kết quả thay đổi HbA1c sau 6 tháng điều trị nha chu

Sau 6 tháng điều trị nha chu trên bệnh nhân ĐTĐ, nhóm can thiệp nồng độ HbA1c trung bình giảm từ 8,17% xuống còn 7,9% (ΔHbA1c = 0,25) Nhóm chứng nồng độ HbA1c trung bình từ 8,19% tăng lên 8,32% (ΔHbA1c = -0,13) Nồng độ HbA1c ở nhóm can thiệp có giảm so với trước điều trị, trong khi đó nồng độ HbA1c ở nhóm tăng hơn so với trước điều trị Sự khác biệt nồng độ HbA1c ở hai nhóm sau 6 tháng điều trị so với trước điều trị không có ý nghĩa thống kê (p>0,05)

Sau 6 tháng điều trị nha chu, các chỉ số nha chu (PlI, GI, BOP, PD,

trị Các chỉ số miễn dịch viêm trong máu cũng tăng trở lại, do vậy tình trạng đường huyết không còn được cải thiện như ở thời điểm 3 tháng sau điều trị nha chu Các nghiên cứu tổng quan có hệ thống đánh giá hiệu quả của điều trị viêm nha chu đối với cải thiện đường huyết sau 6 tháng cũng cho kết quả tương tự nghiên cứu của chúng tôi

Nghiên cứu của Engebretson và cs (2013) trên cở mẫu n= 514 bệnh nhân ĐTĐ có VNC ở mức độ trung bình và nặng, ở nhiều trung tâm điều trị khác nhau Nhóm can thiệp (n=257) được điều trị nha chu không phẫu thuật và súc miệng bằng chlohexidine, nhóm chứng không điều trị NC Kết quả không có sự cải thiện nồng độ HbA1c sau 6 tháng ở nhóm can thiệp so với trước điều trị [54]

Faggion và cs (2016) thu thập 226 bài báo liên quan, trong đó có 11 bài tổng quan có hệ thống với phân tích đa trung tâm Chỉ số đường huyết thường được dùng để đánh giá hiệu quả kiểm soát đường huyết là HbA1c Các phân tích đa trung tâm từ nghiên cứu tổng quan có hệ thống cho kết quả giảm trung bình HbA1c 0,46% sau 3 tháng điều trị nha chu ở bệnh nhân ĐTĐ Tuy nhiên, kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của HbA1c ở thời điểm trước và sau 6 tháng điều trị [56]

Trong khi đó, Nghiên cứu của Eltas (2019) cho kết quả giảm nồng độ HbA1c sau 6 tháng vẫn có ý nghĩa so với trước điều trị Tuy nhiên, kết quả không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của HbA1c sau 6 tháng điều trị giữa nhóm SRP+DL so với nhóm SRP [51]

Như vậy sau 6 tháng, hầu hết các nghiên cứu đều kết luận rằng hiệu quả điều trị nha chu không còn ảnh hưởng làm giảm đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ có VNC [32], [54], [97]

Bảng 4 10 So sánh kết quả thay đổi HbA1c sau điều trị nha chu ở bệnh nhân ĐTĐ của các nghiên cứu

a: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị

b: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng Trong phạm vi nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy điều trị nha chu góp phần cải thiện đường huyết (HbA1c) ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 Việc ổn định đường huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cân nặng, chế độ ăn, chế độ điều trị, luyện tập và khả năng đáp ứng của từng bệnh nhân Đây là những yếu tố gây nhiễu cho các nghiên cứu về hiệu quả của điều trị nha chu ở bệnh nhân ĐTĐ Nghiên cứu chúng tôi đã tìm cách chọn đối tượng bệnh nhân để hạn chế tối đa các yếu tố gây nhiễu để đánh giá chính xác hiệu quả điều trị nha chu trong việc cải thiện đường huyết

Qua nghiên cứu cho thấy điều trị nha chu không phẫu thuật có giảm đường huyết (HbA1c) sau 3 tháng có ý nghĩa Trong đó nhóm có hỗ trợ laser diode cải thiện tốt hơn và kéo dài hơn tới thời điểm 6 tháng so với nhóm cạo cao-làm láng gốc răng Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra kiến nghị là

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và điều trị viêm nha chu trên bệnh nhân đái tháo đường typ 2 có hỗ trợ laser diode (Trang 128)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(188 trang)
w