4 2 1 2 Các chỉ số nha chu ở hai nhóm nghiên cứu
Trung bình các chỉ số nha chu đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả hai nhóm nghiên cứu (p<0,001) Tỷ lệ viêm nha chu ở mức độ trung bình giảm còn 28,9% (trước điều trị: 80,3%), mức độ nhẹ chiếm 71,1% Kết quả cho thấy có sự cải thiện rõ rệt về mặt lâm sàng của điều trị nha chu của cả hai phương pháp cạo cao răng-làm láng gốc răng và cạo cao răng-làm láng gốc răng có hỗ trợ laser diode
So sánh kết quả điều trị giữa hai nhóm, trung bình chỉ số mảng bám răng (PlI); độ sâu túi nha chu (PD); mất bám dính lâm sàng (CAL) ở nhóm
SRP+DL giảm có ý nghĩa hơn so với nhóm SRP đơn thuần (p<0,05) Kết quả cho thấy nhóm điều trị nha chu có hỗ trợ laser diode có hiệu quả giảm viêm nướu nhiều hơn và kích thích lành thương tại mô nha chu nhanh hơn so với nhóm cạo cao-làm láng gốc răng
Sau khi cạo cao-làm láng gốc răng, chiếu hỗ trợ laser diode trong túi lợi với mức năng lượng đầu ra 1,5W không làm ảnh hưởng tới bề mặt chân răng và không gây tổn hại đến những tế bào ở dây chằng nha chu Ngoài ra thời gian chiếu không quá 10s/ 1 vị trí chiếu giúp tránh tăng nhiệt độ quá mức làm ảnh hưởng đến bề mặt chân răng, tủy răng [27], [75], [81] Điều trị SRP+DL có tác dụng diệt vi khuẩn trong túi nha chu làm giảm viêm lợi, loại bỏ biểu mô bệnh lý (de-epithelization); kích thích sinh học dẫn đến tăng lành thương và tăng bám dính mô liên kết vào bề mặt chân răng Kết quả về mặt sinh học này cải thiện mất bám dính lâm sàng (CAL) và giảm độ sâu túi nha chu (PD) và đây là ưu điểm của điều trị nha chu có hỗ trợ laser diode so với phương pháp SRP [27], [75], [81]
Nghiên cứu của Jia (2019), Roncati (2014), Cobb (2010) cho kết quả cải thiện CAL, PD ở thời điểm 3 tháng sau điều trị Tác giả so sánh hiệu quả của các loại laser khác nhau trong điều trị hỗ trợ SRP Kết quả điều trị SRP có hỗ trợ DL cho kết quả tốt hơn SRP có hỗ trợ Nd-YAG laser Ngoài ra, tác giả kết luận điều trị viêm nha chu có hỗ trợ diode laser có tính an toàn hơn so với Er- YAG laser [44], [75], [114]
So sánh hiệu quả điều trị giữa hai nhóm sau 3 tháng điều trị, hiệu quả điều trị viêm lợi (∆GI); chảy máu lợi (∆BOP); và độ sâu túi nha chu (∆PD) ở nhóm chiếu laser diode tốt hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm SRP
(p<0,05) Hiệu quả giảm độ sâu túi nha chu trong nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có sự giảm rõ rệt ở cả những túi nha chu sâu dưới 7mm Ở các chỉ số hiệu quả điều trị nha chu khác (∆PI, ∆CAL), nhóm chiếu laser diode cũng cho hiệu quả điều trị tốt hơn so với nhóm SRP, tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa thông kê (p>0,05)
Nhiều nghiên cứu trên thế giới cũng cho kết quả tượng tự nghiên cứu của chúng tôi:
Nghiên cứu nữa miệng của Kreisler và cs (2005) trên 22 bệnh nhân có VNC Bệnh nhân được SRP+DL 809nm, công suất 1W, thời gian chiếu
40s/răng, chế độ xung Các chỉ số lâm sàng (GI, BOP, PD, CAL) được đánh giá trước điều trị và sau điều trị 3 tháng Kết quả chỉ số lâm sàng NC (CAL, PD) giảm có ý nghĩa thống kê giữa nhóm SRP+DL so với nhóm SRP đơn thuần Các chỉ số lâm sàng NC (GI, BOP, PD, CAL) có giảm có ý nghĩa thống kê giữa trước và sau điều trị [81]
Nghiên cứu của Yukna (2007) về điều trị nha chu có hỗ trợ DL cho kết quả giảm có ý nghĩa thống kê chỉ số PD và CAL sau khi điều trị Tác giả giải thích do loại bỏ được phần biểu mô bị bệnh trong túi nha chu sau điều trị laser diode giúp bám dính mô liên kết vào mặt gốc răng thông qua tái tạo mô nha chu [81], [150]
Theo nghiên cứu lâm sàng nữa miệng của Ustun (2014) trên 21 bệnh nhân VNC Nhóm SRP+DL được chiếu hỗ trợ laser sau SRP 1 tuần, thời gian chiếu 80s/răng, công suất 1,25 W Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng (PlI, GI, PD, CAL) ở các thời điểm 3tháng sau điều trị, kết quả có sự khác biệt tốt hơn có ý nghĩa thống kê về các chỉ số lâm sàng PD, CAL, GI [138]
Nghiên cứu của Chandra (2019) trên 36 bệnh nhân VNC có ĐTĐ typ 2 chia làm hai nhóm, SRP+DL (n=18); SRP (n=18) Nhóm can thiệp được điều trị hỗ trợ DL 808nm, mức năng lượng 1,5W-1,8W Bệnh nhân được đánh giá lâm sàng (PlI, GI, PD, CAL) ở các thời điểm 3tháng sau điều trị, kết quả có sự khác biệt tốt hơn có ý nghĩa thống kê ở các chỉ số lâm sàng nha chu ở nhóm có hỗ trợ laser diode so với nhóm SRP Chandra kết luận điều trị hỗ trợ DL có hiệu quả giảm viêm ở mô nha chu do đặc tính diệt vi khuẩn của laser [37]
Trong khi đó, nghiên cứu của Eltas (2019) không cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa về chỉ số PD, CAL giữa nhóm SRP+DL so với nhóm SRP Kết quả nghiên cứu của Kocak (2016) cho kết quả không có sự khác biệt các chỉ số lâm sàng nha chu giữa hai nhóm [51], [52]
Trong nghiên cứu, khi so sánh hiệu quả điều trị về các chỉ số nha chu ở thời điểm sau 1 tháng và sau 3 tháng điều trị cho kết quả như sau:
Các chỉ số viêm lợi (GI), chảy máu lợi (BOP), độ sâu túi nha chu (PD), mất bám dính lâm sàng (CAL) vẫn tiếp tục giảm ở thời điểm sau 3 tháng Như vậy quá trình giảm viêm, liền thương mô nướu vẫn tiếp tục diễn ra từ thời điểm sau điều trị cho đến thời điểm 3 tháng sau điều trị Trong đó, nhóm có hỗ trợ laser diode giảm nhiều hơn so với nhóm SRP
Như vậy sau 3 tháng điều trị, trung bình các chỉ số nha chu đều giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị ở cả hai nhóm nghiên cứu (p<0,001) Trong đó các chỉ số PI, PD, CAL giảm có ý nghĩa thông kê ở nhóm SRP+DL so với nhóm SRP đơn thuần So với thời điểm sau điều trị 1 tháng, các chỉ số GI, BOP, PD, CAL tiếp tục giảm ở thời điểm 3 tháng Hiệu quả điều trị nha chu ở nhóm hỗ trợ laser diode tốt hơn nhóm SRP (p<0,05)
Bảng 4 8 So sánh các chỉ số lâm sàng nha chu với các nghiên cứu khác ở thời điểm sau 3 tháng điều trị
a: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị b: có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nhóm can thiệp và nhóm chứng
Tác giả (Năm NC) PI TB + ĐLC GI TB + ĐLC BOP TB + ĐLC PD TB + ĐLC CAL TB + ĐLC Võ Thị Thúy Hồng (2011) a,b 0,91±0,34 a 1,47±0,39 a,b 1,09±0,3 a 1,13±0,34 a,b 4,62 ± 2,7 18,32 ± 10,69 a,b 1,54±0,19 1,92±0,27 2,57±0,58 2,58±0,62 Chandra S (2019) a,b 1,26±0,02 a 1,57±0,32 a,b 1,04±0,22 a 1,55±0,32 a,b 1,8±0,32 a 2,63±0,39 a,b 6,65±0,53 a 7,5 ± 0,52 Eltas (2019) 0,7±0,15aa 0,66±0,10 a,b 0,55±0,11 a 0,71±0,18 a,b 23,6±6,0 a 30,15±8,63 a 2,89±0,24 a 2,92±0,34 a 3,81±0,48 a 3,8±0,66 Emrah Kocak (2016) a 0,95±0,7 a 1±0,8 a 1±0,8 a 1±0,95 a 2,5±2,3 a 2,6±2,35 a 1,65±1,4 a 1,7±1,5 Kemal Ustun (2014) a 0,61±0,52 a 0,65±0,52 a,b 1,02±0,07 a 1,21±0,22 a,b 2,4±0,41 a 2,81±0,35 a,b 2,97±0,63 a 3,38±0,58 Chúng tôi (2020) a,b 0,64±0,22 a 0,74±0,19 a 0,93±0,23 a 1,01±0,23 a 11,6±5,14 a 12,85±4,13 a,b 1,57±0,15 a 1,71±0,16 a,b 1,86±0,2 a 1,97±0,23
4 2 2 2 Kết quả thay đổi HbA1c sau 3 tháng điều trị nha chu
Bệnh viêm nha chu dễ xảy ra và ở mức độ nặng hơn ở bệnh nhân ĐTĐ, ngược lại tình trạng đường huyết khó kiểm soát hơn khi bệnh nhân có viêm nha chu Do vậy, ngoài đánh giá hiệu quả điều trị viêm nha chu trên lâm sàng, mục tiêu chính của nghiên cứu là đánh giá kết quả điều trị nha chu lên khả năng cải thiện đường huyết trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 [51], [55] Nhiều
nghiên cứu can thiệp lên mô nha chu viêm cho kết quả có giảm các chất trung gian viêm tại chỗ và toàn thân Thông qua đó, làm giảm nồng độ HbA1c sau điều trị viêm nha chu [77]
Ổn định đường huyết phụ thuộc vào nhiều yếu tố (tuân thủ điều trị, tiết thực, kiểm soát viêm ), trong đó kiểm soát viêm nhiễm trong miệng là yếu tố quan trọng Nhiều nghiên cứu cho thấy hiệu quả của SRP đối với kiểm soát viêm, tuy nhiên hiệu quả lâu dài tại mô nha chu và cải thiện đường huyết vẫn còn tranh cãi Điều trị nha chu bằng SRP có hỗ trợ laser diode trong những năm trở lại đây cho thấy tính hiệu quả lâu dài trong phục hồi mô nha chu và cải thiện đường huyết [7], [42], [51]
Sau 3 tháng điều trị nha chu trên bệnh nhân ĐTĐ trong nghiên cứu của chúng tôi, nhóm can thiệp nồng độ HbA1c trung bình giảm từ 8,17% xuống còn 7,56% (ΔHbA1c = 0,61%) Nhóm chứng nồng độ HbA1c trung bình giảm từ 8,19% xuống còn 7,94% (ΔHbA1c = 0,25%) Nồng độ HbA1c ở cả hai nhóm giảm có ý nghĩa thống kê so với trước điều trị (p<0,05), trong đó nồng độ HbA1c ở nhóm SRP+DL giảm có ý nghĩa so với trước điều trị hơn so với nhóm SRP (p<0,001)
Cơ chế của việc giảm đường huyết sau điều trị nha chu được giải thích do giảm các yếu tố viêm tại chỗ và toàn thân (giảm nồng độ các chất trung gian viêm như TNF-α, IL-6, CRP trong hyết thanh) [57], [110], [111] Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả giảm HbA1c ở nhóm SRP+DL tốt hơn so
với nhóm SRP Điều này có thể khẳng định rằng chiếu hỗ trợ laser diode giúp diệt khuẩn trong túi nha chu, làm giảm các yếu tố viêm tại mô nha chu Chính các yếu tố này ảnh hưởng tích cực đến giảm các yếu tố viêm toàn thân giúp cải thiện đường huyết (HbA1c) tốt hơn
Nghiên cứu trong nước của Vũ Thị Thúy Hồng (2011) đánh giá hiệu quả điều trị nha chu lên kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường Tác giả điều trị nha chu bằng phương pháp cạo cao-làm láng gốc răng kết hợp với kháng sinh (Doxycicline 10mg) trong 7 ngày Kết quả có sự cải thiện đường huyết (HbA1c) sau 3 tháng điều trị so với trước điều trị (p<0,05) [7]
Nghiên cứu của Emrah Kocak và cs (2016), trên 60 bệnh nhân ĐTĐ có viêm nha chu mạn tính Tác giả chia làm hai nhóm (mỗi nhóm 30 BN), một nhóm được điều trị nha chu SRP và một nhóm điều trị nha chu có hỗ trợ laser Diode 940 nm (SRP+DL) Kết quả điều trị chỉ số sinh hóa HbA1c giảm có ý nghĩa ở nhóm SRP+DL so với nhóm SRP (0,41% vs 0,22%, p<0,05) Tác giả giải thích cơ chế điều trị nha chu làm giảm IL-6,TNF-α trong dịch khe nướu và toàn thân Đây là chất khơi mào của các protein pha cấp như CRP, gây tác động vào insulin tín hiệu nội bào Vì vậy, giảm các chất trung gian viêm do điều trị nha chu sẽ cải thiện đường huyết [52]
Nghiên cứu của Chandra (2019), trên 36 bệnh nhân viêm nha chu mạn tính có ĐTĐ Tác giả chia làm 2 nhóm (mỗi nhóm 18 bệnh nhân), một nhóm được điều trị nha chu SRP và một nhóm điều trị nha chu có hỗ trợ laser Diode 808 nm Bệnh nhân được đánh giá HbA1c ở các thời điểm trước điều trị, sau điều trị 3 tháng Kết quả HbA1c ở nhóm SRP+DL giảm nhiều hơn 6,49% so với nhóm SRP (16,25% vs 9,76%), tuy nhiên sự giảm HbA1c không có sự khác biệt giữa hai nhóm (p=0,12)[37]
Nhiều nghiên cứu phân tích đa trung tâm (meta-analysis) khẳng định tính hiệu quả của điều trị nha chu với giảm nồng độ HbA1c [111], [127]
Nghiên cứu tổng hợp đầu tiên của Janket (2005), tổng hợp các nghiên cứu từ tháng 1/1980 đến tháng 1/2005 Tác giả khảo sát trên 10 nghiên cứu can thiệp với 456 bệnh nhân, cho kết quả nồng độ HbA1c giảm 0,66% ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 sau điều trị nha chu [74], [97]
Nghiên cứu phân tích đa trung tâm của Darré (2008) trên 9 nghiên cứu, gồm 485 bệnh nhân Kết quả cho thấy có giảm nồng độ HbA1c 0,46% sau điều trị nha chu [49]
Nghiên cứu của Teeuw (2010), trên 5 nghiên cứu, gồm 371 bệnh nhân, cho kết quả giảm HbA1c 0,4% trong thời gian theo dõi sau điều trị từ 3-9 tháng [134] Nghiên cứu của Preshaw (2012), trên 3 nghiên cứu cho kết quả giảm HbA1c 0,4% sau 3-4 tháng điều trị nha chu [111] Nghiên cứu của
Engebretson và Kocher (2013) cho thấy hiệu quả giảm nồng độ HbA1c 0,36% ở nhóm điều trị nha chu so với nhóm không điều trị [55], [97]
Nghiên cứu mới nhất của Chen (2021) tổng hợp 23 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đánh giá hiệu quả của điều trị nha chu đối với cải thiện đường huyết cũng cho kết quả phù hợp với kết quả nghiên cứu của chúng tôi (giảm HbA1c có ý nghĩa sau 3 tháng điều trị nha chu) Tác giả kết luận giảm HbA1c nhiều ở bệnh nhân có nồng độ đường huyết cao trước điều trị [42]
Các nghiên cứu phân tích đa trung tâm (meta-analysis) đã khẳng định rằng, điều trị nha chu làm giảm nồng độ HbA1c khoảng 0,4%-0,65% được đánh giá là điều trị nha chu có hiệu quả [40], [111]
Tuy nhiên, cũng có một số nghiên cứu cho kết quả điều trị nha chu ảnh hưởng đến nồng độ HbA1c không có ý nghĩa thống kê
Nghiên cứu của Wang (2014) so sánh giữa SRP+ kháng sinh (doxycicline) và nhóm SRP Kết quả có giảm nồng độ HbA1c sau điều trị so với trước điều trị, nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) [142]
Nghiên cứu của Correa (2010) có giảm nồng độ HbA1c sau điều trị, tuy nhiên không có ý nghĩa thống kê Tác giả giải thích do tình trạng béo phì của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (BMI= 30,6kg/m2) không được cải thiện sau 3 tháng điều trị nha chu Tăng chỉ số BMI thường làm tăng kích thước và số lượng các tế bào mỡ (Adipocytes), những tế bào này tăng chuyển hóa sản xuất một lượng lớn TNF-α và IL-6, làm trầm trọng thêm sự đề kháng insulin [47]