Đại hội VI của Đảng tháng 12/1986 đã quyết định thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước nhất là đổi mới về mặt tư duy kinh tế Đường lối đổi mới của Đảng đã tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành sản xuất và dịch vụ
Song song với đổi mới trong cơ chế quản lý nền kinh tế quá trình CNH HĐH được Đảng ta nhấn mạnh và mang sắc thái riêng của nền KTTT Về mặt kinh tế giai đoạn này nước ta có những bước phát triển đáng khích lệ đã tập tập trung được sức mạnh của toàn dân tộc tâp trung được mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế xã hội nên tạo ra được những bước phát triển nhanh chóng Tuy nhiên giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn và bất ổn đời sống người lao động nói chung và cán bộ công chức nhìn chung còn thấp
Trong bối cảnh kinh tế - xã hội đó Tháng 9/1987 Hội đồng bộ trưởng ban hành Quyết định số 147/HĐBT ngày 22/9/1987 về tiền lương và đời sống công nhân viên chức các lực lượng vũ trang và các đối tượng chính sách xã hội Đến năm năm 1993 tại kỳ họp thứ 2 Quốc hội khoá IX Chính phủ đã báo cáo phương hướng giải quyết chế độ tiền lương và đời sống trong năm 1993 và được Quốc hội thông qua Đề án về tiền lương do Chính phủ trình với một số nội dung: Điều chỉnh mức lương tối thiểu; ban hành hệ thống thang bảng lương cho các khu vực hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang; ban hành mới một số loại phụ cấp và điều chỉnh một số loại phụ cấp đã có đối với cán bộ công chức khu vực hành chính sự nghiệp và lực lượng vũ trang
3 1 3 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn từ năm 1993 – 2004
Giai đoạn 1993 đến 1996 nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng khá cao nhưng từ năm 1997 do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế - tài chính Châu á 1997 - 1999 nên tốc độ tăng trưởng giảm dần (năm 1999 chỉ còn 4 9%) Từ năm 2000 tốc độ phát triển kinh tế bắt đầu tăng các năm sau đều tăng hơn năm trước bình quân trên 7% (GDP năm 2001: 6 9%; 2002: 7 08%; 2003: 7 43%; 2004: 7 8%) Kinh tế vĩ mô tương đối ồn định các mối quan hệ và cân đối chủ yếu trong nền kinh tế dần được cải thiện Về giá cả tiêu dùng tuy có tăng riêng năm 2004 tăng 9 5% nhưng không gây sáo trộn lớn trên thị trường…
Trước tình hình nói trên để tiếp tục thực hiện cải cách tiền lương ngày 4/11/2003 Quốc hội khoá XI ra Nghị quyết số 17/2003/QH11 về dự toán ngân sách nhà nước năm 2004 và ngày 16/11/2003 Quốc Hội khoá XI ra Nghị quyết số 19/2003/QH 11 về nhiệm vụ năm 2004 Căn cứ vào các Nghị quyết của Quốc hội Chính phủ đã trình Thường vụ Quốc hội về chế độ tiền lương năm 2004 đối với các đối tượng hưởng lương trợ cấp từ ngân sách nhà nước và thực hiện từ 1/10/2000
Nội dung cơ bản của của chế độ tiền lương tháng 10/2004 gồm các nội dung sau: - Điều chỉnh mức lương tối thiểu theo Nghị định số 203/2004/NĐ - CP ngày 14/12/2004 (290000 đ/tháng)
- Điều chỉnh quan theo hướng tăng khoảng giãn cách: Tối thiểu - Tối đa 1 - 13 - Điều chỉnh lại hệ số tiền lương các bậc lương trong các thang lương bảng lương của các ngạch theo bội số mới
- Điều chỉnh lại phụ cấp chức vụ lãnh đạo và chế độ phụ cấp lương
3 1 4 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2005 đến nay
Đây là giai đoạn nước ta có được thuận lợi rất cơ bản là những thành tựu to lớn và những bài học kinh nghiệm quan trọng sau 20 năm đổi mới Nhờ đó mà KT- XH có sự phát triển mạnh so với những giai đoạn trước đó Cụ thể tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng cao cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ giảm tỷ trọng khu vực nông lâm nghiệp và
thuỷ sản Đầu tư trực tiếp của nước ngoài phát triển ở mức cao Đời sống của cán bộ viên chức và người hưởng lương đã được cải thiện đáng kể nhờ tăng lương theo các Nghị định của Chính phủ Đời sống đại đa số người dân ổn định và từng bước được cải thiện do sản xuất phát triển và giá nhiều loại nông sản thực phẩm tăng Bước vào năm 2007 thế và lực của nền kinh tế nước ta cũng như những kinh nghiệm tổ chức quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đều đã được tăng lên đáng kể Việc nước ta trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã tạo thêm cơ hội để nền kinh tế nước ta hội nhập sâu hơn và rộng hơn vào kinh tế thế giới Tuy nhiên một số năm gần đây kinh tế - xã hội nước ta gặp nhiều khó khăn thách thức do khủng hoảng kinh tế thế giới Nền kinh tế còn nhiều mặt yếu kém chất lượng tăng trưởng hiệu quả SXKD và sức cạnh tranh thấp trong khi yêu cầu hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới ngày càng khẩn trương và sâu rộng hơn Đây là những thách thức rất lớn đối với nền kinh tế nước ta đỏi hỏi phải thay đổi tư duy cách thức quản lý kinh tế - xã hội kể cả chính sách tiền lương cũng phải thay đổi cho phù hợp với tình hình mới
3 2 Thực trạng đội ngũ công chức cấp xã
3 2 1 Số lượng công chức cấp xã
Tổng số cán bộ công chức viên chức nói chung và số lượng công chức cấp xã được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 3 1 Số lượng công chức cấp xã giai đoạn từ năm 2003 – 2020
Đơn vị: Người
(Nguồn: Tổng hợp số liệu thống kê của Bộ Nội Vụ)
Số liệu bảng 3 1 cho thấy tổng số cán bộ công chức viên chức tăng nhanh qua các năm Việc tăng số lượng cán bộ công chức viên chức như trên là do các
Số lượng 2003 2010 2016 2018 2020 Tổng số CBCCVC 1 530 000 2 251 000 2 800 000 2 742 310 2 025 551 CBCC cấp xã 250 000 253 700 256 608 251 321 184 141 Công chức cấp xã 101 000 106 000 111 496 109 198 92 071
nguyên nhân sau: (i) Do bổ sung chức năng nhiệm vụ thành lập mới tổ chức để tăng cường quản lý nhà nước ở một số ngành lĩnh vực và chia tách đơn vị hành chính (ii) Việc thành lập mới và nâng cấp các đơn vị sự nghiệp công đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội cũng là một nguyên nhân làm tăng số lượng cán bộ công chức viên chức trong những năm qua (iii) Ngoài ra việc quản lý biên chế chưa chặt chẽ cũng làm tăng số lượng cán bộ công chức viên trong trong thời gian qua
Số liệu bảng cũng cho thấy số lượng công chức cấp xã cũng tăng lên khá cao trong giai đoạn từ 2003 – 2016 Cụ thể năm 2003 số lượng công chức cấp xã chỉ là 101 000 người thì đến năm 2016 số lượng công chức cấp xã tăng lên là 111 496 người (tăng 10 496 người) Nguyên nhân là do chia tách xã và tăng số lượng biên chế của một số xã Tuy nhiên số lượng công chức cấp xã có xu hướng giảm trong những năm gần đây (giảm từ 109 198 năm 2018 xuống còn 92 071 công chức xã năm 2020)
3 2 2 Chất lượng công chức cấp xã
Về chất lượng đội ngũ cán bộ - công chức nói chung và chất lượng công chức cấp xã nói riêng thể hiện ở trình độ chuyên môn trình độ lý luận chính trị trình độ quản lý nhà nước cơ cấu ngạch công chức cơ cấu tuổi v v… Đây là những chỉ số cụ thể đánh giá chất lượng đội ngũ công chức nước ta
Theo thống kê của Bộ Nội vụ về số lượng chất lượng đội ngũ cán bộ công chức và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã năm 2020 cho thấy:
* Đội ngũ cán bộ công chức cấp xã
Về số lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cả nước có 184 141 người Trong đó số cán bộ người dân tộc thiểu số là 34986 người (chiếm 19%); số cán bộ nữ là 31 672 người (chiếm 17 2%)
- Về trình độ chuyên môn số cán bộ chưa qua đào tạo có 57083 người (chiếm 31%); số có trình độ sơ cấp là 11969 người (chiếm 6 5%); trung cấp là 66 659 người (chiếm 36 2%); cao đẳng là 7 733 người (chiếm 4 20%) và đại học là 40 787 người (chiếm 22 15%)
- Về trình độ lý luận chính trị số chưa qua đào tạo là 31 303 người (chiếm 17%); số có trình độ sơ cấp là 29462 người (chiếm 16%); trung cấp 114161người (chiếm 62%) và cao cấp là 8838 người (chiếm 4 8%)
Như vậy số liệu trên cho thấy trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã nhìn chung thấp hơn so với mặt bằng chung của đội ngũ cán bộ công chức các cấp Cán bộ công chức cấp xã có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt nghiệp trung cấp chiếm đại đa số (cán bộ chiếm tỉ lệ là 36 13%; công chức chiếm tỉ lệ là 59 42%) Đó là thống kê trên văn bằng chứng chỉ còn trong thực tế không ít cán bộ công chức cấp xã chỉ ở trình độ "cầm tay chỉ việc" nên khi tham mưu trong quản lý nhà nước và giải quyết các thủ tục hành chính còn nhiều lúng túng dẫn đến sai phạm gây bức xúc khiếu kiện trong nhân dân Chăn nuôi trồng trọt là công việc chính ở nông thôn nhưng nhiều người trong đội ngũ này không am hiểu về kỹ thuật nông nghiệp không tham mưu được cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương Với trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị như vậy đội ngũ cán bộ công chức cấp xã đang gặp phải những thách thức lớn trước đòi hỏi phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn hiện nay Nguyên nhân của thực trạng này là do phần lớn công chức cấp xã xuất thân ở nông thôn vùng sâu vùng xa nên việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức đảm bảo tiêu chuẩn gặp rất nhiều khó khăn Đây là thách thức rất lớn trong việc phát triển chính quyền cấp cơ sở nâng cao hiệu quả hiệu lực quản lý nhà nước ở địa phương
3 3 Thực trạng chính sách tiền lương cán bộ công chức cấp xã
3 3 1 Phân tích thực trạng chính sách tiền lương cán bộ công chức cấp xã quacác lần cải cách các lần cải cách
Cho đến nay nước ta đã tiến hành 3 cuộc cải cách tiền lương (năm 1985 1993 và 2004) Trong những năm qua không có cải cách tiền lương riêng của cán bộ công chức cấp xã mà gắn liền với cải cách tiền lương nói chung trong đó cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức cấp xã là một nội dung của cuộc cải cách chính sách tiền lương cán bộ công chức Do đó trong phần này tác giả sẽ phân tích chính sách tiền lương cán bộ công chức qua các lần cải cách (1985 1993 và 2004)
trên cơ sở đó chỉ rõ những nội dung mới những quy định mới đối với công chức cấp xã trong từng giai đoạn
3 3 1 1 Chính sách tiền lương công chức giai đoạn 1985 – 1992
Đây là đợt cải cách mở đầu trong thời kỳ đổi mới Lúc này chúng ta đang trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế trầm trọng Trong thời gian này nhiều nghị quyết của Đảng đã được đưa ra để tháo gỡ như nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 5 (3/1982); nghị quyết hội nghị TW lần thứ nhất (9/1982) lần thứ 3 (12/1982 thứ 4 (6/1983) thứ 5 (12/1983) Trong lĩnh vực tiền lương điển hình là nghị quyết của Hội nghị TW 8 (6/1985) đã quyết định một cuộc cải cách lớn về giá – lương – tiền với nội dung chủ yếu là: tính đủ chi phí hợp lý vào sản xuất; thực hiện cơ chế một giá; đảm bảo tiền lương thực tế cho người làm công ăn lương; xác lập quyền tự chủ về tài chính của các cơ sở kinh tế Trong giai đoạn này tiền lương bị chi phối chủ yếu bởi yếu tố chiến tranh và cơ chế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp Do chi ngân sách tăng vọt song thu ngân sách lại tăng rất ít vì giá vật tư lại không tăng bao nhiêu so với thị trường do đó chính phủ phải cho in tiền với khối lượng lớn hơn rất nhiều so với kế hoạch Điều ấy dẫn đến một hệ lụy nguy hiểm là lạm phát bùng nổ và leo thang nhanh chóng tạo ra một vòng xoáy về giá lương tiền theo hướng bất lợi đe dọa nhấn chìm nền kinh tế: tiền phát hành nhiều song vẫn không đủ (chỉ số giá bán lẻ năm 1986 tăng 587 2% so với 1985) lương của người lao động nói chung hầu như không có (tiền lương thực tế chỉ còn khoảng 30% so với 1985) vật tư hàng hóa không có sản xuất nông nghiệp sa sút đầu tư cho cho công nghiệp giảm thấp
Với sự ra đời của Nghị định 235/ HĐBT ngày 18/9/1985 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ) về cải tiến chế độ tiền lương của công nhân viên chức và các lực lượng vũ trang đã đánh dấu một sự thay đổi lớn về chính sách tiền lương nói chung (tất cả các cấp) Tuy nhiên cải cách tiền lương đợt này chủ yếu hướng tới đội ngũ cán bộ công chức cấp huyện trở lên và lực lượng vũ trang Đối với cán bộ công chức cấp xã do khó khăn về tài chính trong giai đoạn này đội ngũ cán bộ công chức cấp xã chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí hàng tháng nên đời sống của
cán bộ công chức cấp xã gặp rất nhiều khó khăn
3 3 1 2 Chính sách tiền lương công chức giai đoạn từ năm 1993 - 2003
Năm 1993 Đảng và nhà nước ta đã tiến hành đợt cải cách tiền lương theo nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH TW khóa VII Đông thời Chính phủ ban hành Nghị định số 25/CP và 26/CP ngày 23/5/ 1993 quy định tạm thời về chế độ tiền lương mới đối với các chức vụ dân cử CNVC nhà nước CB CNV cơ quan Đảng đoàn thể và CNV các doanh nghiệp nhằm khắc phục những hạn chế bất cập của NĐ 235/CP Một trong những nội dung cơ bản của cải cách tiền lương đợt này là thay đổi triệt để cấu trúc tiền lương từ việc phân phối gián tiếp sang phân phối trực tiếp xóa bỏ các bao cấp còn lại như bù tiền điện tiền nhà ở tiền học tiền chữa bệnh v v với mục tiêu:
- Tiền lương phải trở thành thước đo giá trị lao động áp dụng ở mọi thành phần kinh tế khi có quan hệ lao động theo thị trường
- Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động là nguồn thu nhập chính kích thích người lao động là việc có năng suất chất lượng và hiệu quả thực hiện phân phối công bằng trong xã hội
- Khắc phục mâu thuẫn cơ bản của chính sách tiền lương 1985 Thực hiện tiền tệ hóa tiền lương xóa bao cấp với bước đi thích hợp nhằm giảm sức ép đối với ngân sách nhà nước
- Nhà nước thực hiện quản lý kiểm soát tiền lương và thu nhập bằng các công cụ điều tiết thích hợp nhằm tăng cường và củng cố trật tự kỷ cương pháp luật trong lĩnh vực lao động tiền lương
Tuy nhiên giai đoạn này tiền lương công chức cấp xã vẫn thực hiện theo Nghị định số 25/1998/NĐ-CP tính cho đến ngày 01 tháng 11 năm 2003 Theo Nghị định này hệ thống bảng lương công chức chưa có bảng lương đối cới cán bộ công chức cấp xã dẫn đến cán bộ công chức cấp xã với đặc thù công việc thường xuyên phải đi xuống địa bàn tiếp xúc trực tiếp với dân đưa chủ trường đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đến người dân nhưng không được hưởng lương mà chỉ được hưởng sinh hoạt phí hàng tháng với mức rất thấp không đảm bảo đời sống người lao động Việc cán bộ công chức cấp xã vẫn chỉ được hưởng mức sinh hoạt phí như giai đoạn trước là điều thiệt thòi rất lớn đối với cán bộ công chức cấp xã