Việt Nam
Hoàn thiện chính sách tiền lương của công chức cấp xã cần phải thực hiện theo những quan điểm chủ đạo sau:
Quan điểm 1: Phải coi chính sách tiền lương công chức nói chung và chính sách tiền lương đối với công chức cấp xã nói riêng là chính sách đầu tư vào vốn con người đầu tư cho sự phát triển
Trong nhiều năm qua tiền lương của công chức đặc biệt là công chức cấp xã luôn thấp hơn mức trung bình trong xã hội Thực tế này đã làm suy giảm động lực lao động của công chức cấp xã ảnh hưởng xấu đến tác phong làm việc và tinh thần phục vụ nhân dân gây ra hiện tượng chảy máu chất xám từ khu vực nhà nước ra khu vực ngoài nhà nước không thu hút được đội ngũ lao động có trình độ cao vào làm việc trong khu vực hành chính công cấp xã…
Để nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước và xây dựng nền hành chính hiện đại thì tiền lương trả cho công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng phải đảm bảo thực sự trở thành công cụ tạo động lực lao động cho công chức Cụ thể:
- Tiền lương phải đủ cao ít nhất cũng bằng hoặc cao hơn khu vực thị trường Đây là yếu tố duy trì thái độ làm việc của công chức
- Việc xếp lương tăng lương phải phù hợp và tỷ lệ thuận với chất lượng lao động cũng như kết quả lao động thực tế của công chức cấp xã
Muốn vậy Nhà nước cần tiếp tục rà soát hoàn thiện các quy định pháp lý về tiêu chuẩn chức danh công chức các cấp đánh giá hoàn thành công việc Bảng lương công chức cấp xã cần xây dựng theo hướng trả lương theo vị trí việc làm Mặt khác cần tăng quyền tự chủ cho thủ trưởng cơ quan trong việc đánh giá và trả lương công chức trong cơ quan
Quan điểm 2: Hoàn thiện chính sách tiền lương của cán bộ công chức cấp xã phải gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước của địa phương và trong mối tương quan với các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân
Chính sách tiền lương công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng có mối liên hệ mật thiết với sự phát triển KT-XH của đất nước Chính sách tiền lương phù hợp sẽ thúc đẩy sự phát triển KT-XH Ngược lại nếu chính sách tiền lương không phù hợp sẽ kìm hãm sự phát triển của nền KT-XH Mục tiêu của hoàn thiện chính sách tiền lương công chức là nhằm nâng cao chất lượng nền hành chính đồng bộ hóa thể chế của nền KTTT định hướng XHCN giải phóng lực lượng sản xuất và huy động tối đa các nguồn lực nhằm phát triển nền kinh tế xã hội của đất nước
Trái lại để chính sách tiền lương mới có thể thực hiện và phát huy hiệu quả thì cần những điều kiện và nguồn lực nhất định Sự phát triển KT-XH sẽ góp phần làm tăng ngân sách dành để chi lương cho công chức tạo áp lực và những tiền đề cần thiết để đổi mới cách thức làm việc và hiệu quả thực hiện công việc của công chức Những tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ trong quản lý xã hội sẽ được tiếp thu vận dụng trong quản lý và đánh giá công chức Điều này góp phần hoàn thiện các căn cứ hoạch định chính sách tiền lương của công chức
Mặt khác việc thiết kế chính sách tiền lương của công chức phải phù hợp và tương quan với tiền lương trong khu vực khác trong nền kinh tế Do lao động của công chức là lao động đặc biệt có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH nên tiền lương của công chức không thể thấp hơn so với tiền lương ở các khu vực khác trong nền kinh tế quốc dân Trái lại chúng phải có mối tương quan với với nhau đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập của xã hội
Quan điểm 3: Chính sách tiền lương phải gắn liền với vị trí việc làm chất lượng và hiệu quả công việc Xây dựng và thực hiện bản mô tả vị trí việc làm tiêu chuẩn chức danh công chức là cơ sở để quy hoạch tuyển dụng sử dụng đào tạo và trả lương cho từng vị trí việc làm trong hệ thống
Tiền lương có thể được xây dựng dựa trên những căn cứ khác nhau như: công việc (vị trí việc làm) kết quả thực hiện công việc trình độ của người lao động (kiến thức kỹ năng năng lực) Tuy nhiên mỗi căn cứ đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Do đó một chính sách tiền lương tốt cần dựa trên cả ba nhóm căn cứ nói trên
Hệ thống công chức của nước là hệ thống công chức chức nghiệp Do vậy chính sách tiền lương đang thiên về các đặc tính cá nhân của công chức Nghĩa là tiền lương phụ thuộc vào chức danh công việc nhưng chức danh công việc lại lệ thuộc quá nhiều vào bằng cấp kiến thức kinh nghiệm hay thâm niên công tác của Công chức Điều này tạo cho Công chức một thói quen chạy theo bằng cấp và làm việc cầm chừng để chờ tăng lương theo thâm niên Hệ quả là không phát huy được tinh thầm làm việc tích cực
Hiện nay Nhà nước đã thực hiện chuyển sang quản lý công chức theo vị trí việc làm bằng việc ban hành Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức và Thông tư số 05/2013/TT-BNV hướng dẫn thực hiện Nghị định số 36/2013/NĐ-CP ngày 22/04/2013 về vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức Đây là là điều kiện thuận lợi để triển khai trả lương theo vị trí việc làm Việc chuyển đổi sang hệ thống công vụ việc làm và trả lương theo vị trí việc làm sẽ thúc đẩy đội ngũ công chức phải cố gắng và nỗ lực thực hiện công việc Những người nào không đáp ứng được yêu cầu của công việc hoặc thực hiện công việc không tốt sẽ bị thải loại khỏi hệ thống Việc trả lương khi đó sẽ căn cứ chủ yếu trên vị trí việc làm và mức độ hoàn thành công việc
Để làm việc đó trước hết Nhà nước phải rà soát và xây dựng lại hệ thống tiêu chuẩn chức danh đối với từng vị trí việc làm làm cơ sở để đề bạt bổ nhiệm công chức vào các vị trí việc làm Mặt khác phải hoàn thiện hệ thống quy định pháp lý về đánh giá cán bộ công chức trên cơ sở kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao quy định rõ quyền hạn nghĩa vụ của công chức tương ứng với trách nhiệm cụ thể có chế tài nghiêm đối với các vi phạm về kỷ luật hay vi phạm pháp luật đồng thời thực hiện chế độ thưởng xứng đáng cho những thành tích xuất sắc của công chức
Quan điểm 4: Hoàn thiện chính sách tiền lương phải đi đôi với công cuộc cải cách hành chính và tinh giản bộ máy hành chính các cấp
Cải cách chính sách tiền lương của công chức là một trong những nội dung cốt lõi và cụ thể của cải cách hành chính nhưng cũng là một điều kiện để cải cách và nâng cao hiệu quả hoạt động của nền công vụ quốc gia
Vì tiền lương là giá cả sức lao động cho nên khi cải cách hành chính chất lượng lao động của công chức được nâng lên quyền hạn và trách nhiệm được quy định rõ ràng cho từng người kết quả và hiệu quả thực hiện công việc được nâng lên dó đó tiền lương cũng phải tăng lên một cách tương xứng Ngược lại tiền lương tăng lên (hay giảm đi) tương xứng với nhiệm vụ và mức độ hoàn thành nhiệm vụ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ để mỗi công chức phát huy năng lực cá nhân để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao
Để đảm bảo chính sách tiền lương của công chức mới được thực thi hiệu quả thì cần thiến hành cải cách thể chế hành chính theo hướng đảm bảo sự thống nhất và chặt chẽ của hệ thống văn bản pháp luật; cải cách các thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa công khai minh bạch và thuận lợi nhất là các thủ tục liên quan đến người dân và doanh nghiệp; cải cách tổ chức bộ máy hành chính theo hướng tinh giản bộ máy và phân định rõ ràng chức năng nhiệm vụ của từng đơn vị; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức các cấp gắn với từng vị trí việc làm; cải cách tài chính công nhằm tiết kiệm chi phí quản lý và tăng thu nhập cho công chức; hiện đại hóa nền hành chính nhằm tăng hiệu quả thực thi công vụ chống tham nhũng và giảm bớt số lượng Công chức
Quan điểm 5: Hoàn thiện chính sách tiền lương phải được thực hiện một cách đồng bộ và nhất quán theo một lịch trình đã định sẵn
Chính sách tiền lương của công chức nói chung và công chức cấp xã nói riêng là một hệ thống được cấu thành bởi nhiều chính sách thành phần Các chính sách thành phần này có mối liên hệ mật thiết với nhau tạo thành một chỉnh thể Do vậy để đạt được mục tiêu chung của cải cách chính sách tiền lương của Công chức cấp xã thì không thể chỉ đổi mới một nội dung mà cần tiến hành rà soát đổi mới toàn bộ các nội dung như: tiền lương tối thiểu quan hệ tiền lương thang và bảng lương các chế độ phụ cấp đặc biệt là hình thức trả lương Hơn thế nữa để chính sách tiền lương mới đi vào cuộc sống cần có những điều kiện cần và điều kiện đủ Do đó cải cách chính sách tiền lương cần phải gắn với cải cách hành chính hoàn thiện hệ thống chức danh và tiêu chuẩn chức danh công việc hoàn thiện hệ thống vị trí việc làm cũng như các biện pháp để tạo nguồn ngân sách trả lương cho Công chức
Chính vì cải cách chính sách tiền lương được tiền hành một cách đồng bộ trong toàn hệ thống nên không thể nóng vội để tiến hành ngay một lúc tất cả các nội dung Trái lại cải cách chính sách tiền lương cần có lộ trình hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của đất nước Mục đích là không gây nên những xáo trộn trong hệ thống hành chính cũng như trong toàn xã hội Đặc biệt là sự xáo trộn trong cơ cấu chi tiêu ngân sách quốc gia
Quan điểm 6: Hoàn thiện chính sách tiền lương công chức cấp xã gắn với định hướng cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp (nghị quyết số 27-NQ/TW)
Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khoá XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ công chức viên chức lực lượng vũ trang thể hiện quan điểm chỉ đạo "Nhà nước trả lương cho cán bộ công chức viên chức và lực lượng vũ trang theo vị trí việc làm chức danh và chức vụ lãnh đạo phù hợp với nguồn lực của Nhà nước và nguồn thu sự nghiệp dịch vụ công bảo đảm tương quan hợp lý về tiền lương trên thị trường lao động thực hiện chế độ đãi ngộ khen thưởng xứng đáng theo năng suất lao động tạo động lực nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đạo đức công vụ đạo đức nghề nghiệp góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị"
Như vậy về quan điểm và mục tiêu cải cách tiền lương thu nhập của cán bộ công chức ở Việt Nam rất rõ ràng Về quan điểm “coi việc trả lương đúng cho lao động công chức là thực hiện đầu tư cho phát triển tạo động lực để kinh tế phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ công góp phần làm trong sạch và nâng cao hiệu lực hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước” Về mục tiêu cải cách tiền lương thu nhập cho cán bộ công chức phải tiến tới đảm bảo cho cán bộ công chức sống được bằng tiền lương ở mức trung bình khá của xã hội