Xử lý hình ảnh

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy photocopy (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) (Trang 30 - 36)

- Trình bày nguyên lý tạo ảnh trong máy photocopyBÀI 3 CHU KỲ SAO CHỤP

2. Xử lý hình ảnh

Qui trình xử lý ảnh bao gồm 8 bước chính xung quanh drum quang dẫn - Nạp điện tích lên drum quang dẫn

- Chiếu ảnh - Hiện ảnh

- Truyền ảnh sang giấy - Tách giấy

- Gạt mực thừa trên drum - Xóa điện tích trên drum - Cố định ảnh trên giấy

24

Hình: Qui trình xử lý ảnh

* Nạp điện tích lên drum quang dẫn

- Sử dụng một bộ nguồn cao thế một chiều DC khoảng 5KV, 200mA cung cấp cho một vật phát xạđể bức xạđiện tích nạp lên bề mặt drum quang dẫn.

- Lúc này, trên bề mặt Drum quang dẫn được tích đầy điện tích và điện tích này (+) hay (-) phụ thuộc vào nguồn cao thế một chiều.

- Mật độ điện tích trên bề mặt tấm quang dẫn nhiều hay ít phụ thuộc vào nguồn điện một chiều và khoảng cách giữa mặt phát xạ tới drum quang dẫn.

- Bộ corona nạp điện tích(corona main charge): Đây là phương pháp nạp gián tiếp, dây corona không tiếp xúc với drum

- Có hai loại nạp điện tích cơ bản: Nạp âm và nạp dương. Nhìn chung drum quang dẫn OPC thì nạp điện tích âm, drum silicon vô định hình thì nạp điện tích dương. ở đây ta chỉ xét về bộ corona nạp điện tích âm

Nạp điện tích âm Nạp điện dương

25 + Dây corona + Mán kim loại + Đế cao áp + Đế cao áp thành vách máy + Lưới scorotron

Bộ trục nạp điện tích(Main charge Roller)

- Trục nạp điện tích(trục sạc) là một thanh kim loại phủ một lớp cao su dày có khả năng dẫn điện tỳ sát lên bề mặt drum quang dẫn. Khi drum quay, trục sạc sẽ quay theo để nạp điện tích đều trên bề mặt drum.

- Một số trục sạc ứng dụng điện áp phân cực DC trong khi một số loại khác lại sử dụng kết quả của việc thêm điện áp phân cực AC cùng với điện áp phân cực DC. Tác dụng của điện áp phân cực AC là giúp điện áp biến thể bề mặt của drum đồng dạng.

Hình: Trục nạp điện tích

So với phương pháp sc bằng corona, phương pháp dùng trục sạc có các ưu và

khuyết như sau:

❖ Ưu điểm:

- Nạp điện tích đều

- Sử dụng điện thế nạp thấp, ít xảy ra tình trạng đánh lửa - Lượng Ozon thải ra thấp

❖ Nhược điểm:

- Do tiếp xúc trực tiếp với drum nên mau dơ

26

Chiếu ảnh lên drum quang dẫn

- Nguồn sáng phát ra từ đèn chụp chiếu lên bản gốc nằm cố định trên kính chụp. Đèn chụp sẽ di chuyển dọc theo bản gốc để lấy hình ảnh chiếu xuống drum trong khi drum quay với một vận tốc ổn định.

- Ánh sáng phản xạ từ bản gốc sẽ di chuyển qua một hệ thống các gương phản chiếu, qua lens và chiếu trực tiếp xuống drum để giải phóng điện tích. Vùng không hình ảnh trên bản gốc(màu trắng) sẽ cho ánh sáng phản xạ có cường độ mạnh nhất. Ngược lại, vùng có hình ảnh màu đen sẽ cho ánh sáng phản xạ có cường độ yếu nhất. Khi đó, ứng với từng mức năng lượng ánh sáng được chiếu xuống drum, điện tích trên bề mặt drum sẽ giải phóng một cách thích hợp.

- Lúc này trên bề mặt drum đã hình thành một hình ảnh giống như bản gốc mà mắt thường không nhìn thấy gọi là hình ảnh tĩnh điện ẩn.

27

Hình: Kính chụp và thước gốc

Hệ thống kính chụp bao gồm một tấm kính trong suốt đặt trên hệ thống các scanner và được kẹp bởi hai thước gốc có nhiệm vụđịnh vị bản gốc phục vụ cho công tác quét ảnh.

Trên kính chụp, người ta qui định hướng quét chính là theo chiều ngang của kính chụp. Hướng quét phụ theo chiều dọc của kính chụp.

Đèn chụp(Exposure Lamp)

Hệ thống đèn chụp bao gồm: máng đèn, cầu chì nhiệt, đèn chụp halogen, được đóng mởdưới sựđiều khiển của AC driver board.

- Máng đèn: làm bằng nhôm, cấu tạo như gương cầu lõm có nhiệm vụ hội tụ ánh sáng chiếu về bản gốc.

- Cầu chì nhiệt(thermost fuse): bảo vệ cháy nổ. Khi nhiệt độ đèn vượt quá giới hạn cho phép, cầu chì nhiệt sẽ ngắt dòng điện cấp vào đèn.

Gương phản chiếu(Mirror)

Dẫn hướng ánh sáng phản chiếu từ bản gốc đến drum. Mặt phản xạ của gương được mạ một lớp đặc biệt(Crom..) để tăng độ cứng và ánh sáng phản xạ hầu như là toàn phần.

28

Hình: Mặt phản xạ của gương

Thấu kính(Lens)

- Vị trí thấu kính: được bố trí sau scanner 2 và trước scanner 3. Lens thường có màu trắng, trước Lens người ta lắp một kính lọc màu xanh hoặc đỏ để giảm cường độ ánh sáng của các gam màu nổi.

- Nhiệm vụ: Hệ thống Lens được trang bị ở hệ thống quang học nhằm các mục đích sau:

+ Hội tụ hình ảnh giúp cho các bản chụp sắc nét

+ Di chuyển thấu kính tịnh tiến theo chiều dọc sẽ thay đổi tỷ lệ sao chụp (phóng to thu nhỏ) theo chiều ngang của bản gốc.

Các scanner và hệ thống vận hành scanner

- Scanner 1: gồm đèn chụp, máng đèn, gương phản chiếu số 1. Làm nhiệm vụ quét ảnh từ bản gốc.

- Scanner 1: gồm gương số 2 và số 3 di chuyển tỉ lệ theo scanner 1 làm nhiệm vụ duy trì khoảng cách từ bản gốc đến Lens khi scanner 1 quét ảnh.

- Lens: di chuyển tịnh tiến dọc theo bản gốc để phóng to thu nhỏ theo chiều ngang,

- Scanner 3: gồm gương số 4 và số 5 làm nhiệm vụhướng dẫn ánh sáng hội tụ sau Lens. Khi Lens di chuyển, Scanner 3 di chuyển theo tỉ lệ để di trì khoảng cách từ Lens đến drum.

29 - Hệ thống vận hành scanner

Hiện ảnh lên Drum

Cho drum mang ảnh tĩnh điện tiếp xúc với bột mực khô mang điện tích trái dấu. Vì các điện tích trái dấu hút nhau, tương ứng với mức điện tích trên drum mà mực được giữ lại nhiều hay ít. Lúc này, trên bề mặt drum quang dẫn đã tái tạo được hình ảnh của bản gốc bằng mực mà mắt thường có thể nhìn thấy được.

CÂU HỎI ÔN TẬP

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy photocopy (nghề kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy tính) (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)