43
BÀI 7. PHƯƠNG PHÁP CÂN CHỈNH VÀ CÀI ĐẶT BẰNG
CHƯƠNG TRÌNH MÁY Mục tiêu
- Trình bày được phương pháp truy cập vào chương trình điều khiển - Trình bày được bảng kiểm tra mã tín hiểu đầu vào
- Nhận biết được bảng mã báo lỗi hỏng để cân chỉnh
Nội dung
1. Phương pháp truy cập vào chương trình điều khiển máy
❖ Máy toshiba: chia làm 3 nhóm lệnh
Nhóm lệnh 1: dùng để điều chỉnh nhiệt độ bộ sấy, điều chỉnh xóa lỗi ổ cứng, điều chỉnh sạc...
Nhấn phím 0 + 8 + giữ + tắt mở máy
Ví dụ: Máy đang lỗi ổ cứng ta ứng dụng lệnh sau (F10) Bước 1: Nhấn phím 0 + 8 + giữ tắt mở máy
Bước 2: Định dạng ổ cứng bằng cách nhập tiếp 690 chọn start – set Bước 3: Khởi động máy lại
Nhóm lệnh 2: dùng để điều chỉnh mực tự động trong máy
Nhấn phím 0 + 5 + giữ + tắt mở máy
Ví dụ: Đểđiều chỉnh mực tựđộng trong máy Bước 1: Nhấn phím 0 + 5 + giữ + tắt mở máy Bước 2: Nhập 200 điều chỉnh mực theo ý muốn Bước 3: Khởi động máy lại
Nhóm lệnh 3: dùng để kiểm tra test các motor trong máy
Nhấn phím 0 + 3 + giữ + tắt mở máy
Ví dụ: Muốn test kiểm tra motor mực thải
Bước 1: Nhấn phím 0 + 3 + giữ + Tắt mở máy Bước 2: Nhập 116
2. Chương trình điều khiển máy
2.1. Bảng mã cài đặt kích thước giấy
Hệ mã khay gồm mã khay nằm trên khay và các sesor mã khay nằm trên máy
❖ Mã khay cơ: là một cảm biến gồm nhiều công tắc vi cấp ghép lại với nhau ứng với những quy tắc đã định sẵn, mã khai kết hợp với các sensor mã khay sẽ qui
44
Mã khay nằm ngang
Mã khay dạng đĩa tròn
❖ Mã khay chương trình: Ngoài ra ta có thể qui định khổ giấy cho từng loại khay bằng các thao tác trên chương trình máy, ta gọi đó là mã khai chương trình Ví dụ: Cài đặt mã khai cho máy FT5840
Vào SP Mode số 5 – 019 –6 đặt số 2 –cài đặt khay LCT với khổ giấy A4 ngang
* Chú ý:
- Khi đưa giấy vào khay phải điều chỉnh thanh chận hông và thanh chận đuôi sao cho khớp với xấy giấy.
- Khi đưa khổ giấy khác vào khay, ta phải cài đặt lại mã khay và kiểm tra xem máy đã nhận đúng khổ giấy qui định chưa?
45
2.2. Bảng mã lỗi báo hỏng(toshiba 810)
stt Mã lỗi Cách khắc phục
01 F10 lỗi ổ cứng 08 - 690- start - set - khởi động lại
02 CD2 Lỗi cụm mực thải 08 - 399 - start - bấm 0 - set
03 C36 Lỗi sạc 08 - 418 - 0 thì set 1 - 1 thì set 0
04 Điều chỉnh mức 05 - 200 giảm xuống(nếu đậm nhiều)
05 Cách kiểm tra 2 motor trên bộ hồi mực 03 123 03 - 131 06 C26 Lỗi bo thấu kính 07 C47 Đứt cầu chì bộ sấy
08 CD1 Nhông Drum bị cứng, motor trong quay drum trong sườn máy có bị hỏng
09 CA5 Lỗi điều chỉnh bộ nguồn laser
10 C44 Lỗi bộ phận sấy
11 CD3 Lỗi cụm mực hồi
12 CD4 Lỗi mực thải
13 C37 Lỗi cụm motor nâng belt
- Có thể tham khảo tại website printcopy.info
2.3. Cơ chế máybáo hết mực
- Mực in được bơm trực tiếp xuống hộp từ, được con xoắn tải mực vào trong hộp từ trộn với bột từ, ngoài ra còn một lượng mực dư được thu hồi từdrum được xoắn lên cụm mực hồi và cũng quay về đổ vào hộp từ, trên hộp từ có cảm biến nhận mực gọi là TD dò mực(hay TDK), khi cài đặt chế độ mực xuống trong hộp từ nhiều hay ít thì TDK này sẽ nhận biết gởi tín hiệu về khối điều khiển, nếu lượng mực đã cài đặt trước đó có giá trị cao, khi lượng mực xuống hộp từ thấp lúc đó TDK tự động kích hoạt làm cho chai mực quay để bơm mực xuống hộp từ, sao cho bằng với lượng mực thiết lập ban đầu, nếu quá trình bơm mực xuống không đạt với giá trị ban đầu thiết lập thì máy tiếp tục bơm mực, trong khoảng thời gian nhất định, nếu vẫn không có mực xuống hộp từ đủ, máy sẽ báo hết mực.
2.4. Trình tự sửa chữa khi thay vật tư mới
- Xác định đúng nguyên nhân hư hỏng
46
- Tuân thủ theo quy trình tháo lắp được hướng dẫn của từng máy (Service_Manual)
2.5. Phương phápcài mật khẩu người sử dụng
Phương pháp cài đặt mật khẩu người dùng phụ thuộc vào tùy dòng máy do vậy các em học sinh khi cài mật khẩu đối với dòng máy nào, phải đọc sách hướng dẫn kèm theo máy.
CÂU HỎI ÔN TẬP