4. Quá trình khởi động của máy
4.3. Những cuộc kiểm tra cốt lõi
Những cuộc kiểm tra cốt lõi này là một phần của toàn bộ chuổi tự kiểm tra lúc mở máy (Power-On-Seft-Test : POST), vốn là công cụ quan trọng nhất của BIOS trong quá trình khởi động hệ thống. Việc cho phép hệ thống khởi động và chạy với những sai sót nào đó trong bo mạch chính, bộ nhớ, hoặc các hệ thống đĩa có thể gây ra những hậu quả thảm khóc đối với các file trong bộ nhớ hoặc trên đĩa. Để đảm bảo rằng hệ thống toàn vẹn lúc khởi động, một bộ thủ tục (chương trình nhỏ) tự kiểm tra dành riêng cho phần cứng sẽ kiểm tra các thành phần chính yếu của bo mạch chính và nhận ra sự hiện diện của mọi chip BIOS chuyên dụng nào khác trong hệ thống (chẳng hạn BIOS của bộ điều khiển ổ đĩa, BIOS của mạch điều hợp màn hình, BIOS dành cho Bus SCSI...)
BIOS bắt đầu bằng một cuộc kiểm tra phần cứng trên bo mạch chính, chẳng hạn như CPU, bộ đồng xử lý toán học, các IC đếm thời gian (timer), các chipđiều khiển DMA (Direct Memory Access) và các chip điều khiển ngắt (IRQ). Nếu phát hiện được lỗi gì trong giai đoạn thử nghiệm lúc đầu này, sẽ có một chuổi mã bip (beep codes) được tạo ra. Nếu biết nhà sản xuất BIOS chúng ta sẽ dễ dàng xác định được bản chất của trục trặc đó.
Kế đó, BIOS tìm xem có sự hiện diện của một ROM hiển thi hình ở cácđịa chỉ bộ nhớ từ C000:0000h đến C780:000h hay không. Hầu như trong các máy PC, cuộc truy tìm sẽ phát hiện ra một BIOS ROM hiển thị hình trên bo mạch điều hợp mở rộng hiển thị hình (tức card màn hình), được cắm vào một khe mở rộng được dùng. Nếu một BIOS hiển thị hình mở rộng được tìm thấy, thì nội dung của nó sẽ được đánh giá bằng một cuộc kiểm mã checksum. Nếu cuộc kiểm nghiệm đó thành công, quyền điều khiển sẽ được chuyển sang cho BIOS hiển thị ấy, BIOS này sẽ nạp và khởi động card hiển thị hình ấy. Khi việc khởi động này hoàn tất chúng ta sẽ thấy một con trỏ trên màn hình hiển thị, rồi quyền điều khiển trả lại cho BIOS hệ thống. Nếu không tìm ra được BIOS điều hợp mở rộng nào, thì BIOS hệ thống sẽ cung cấp một thủ tục khởi động cho mạch điều hợp hiển thị của bo mạch chính và rồi cũng có một con trỏ hiện ra.
Sau khi hệ thống đã hiển thi xong, nhiều khả năng chúng ta sẽ thấy một ít hiện ra trên màn hình hiển thị, cho biết nhà chế tạo ROM BIOS của card mở rộng hoặc các mạch hiển thị trên bo mạch chính cùng với mã số phiên bản của nó. Nếu cuộc kiểm nghiệm Checksum thất bại chúng ta sẽ thấy một thông báo lỗi chẳng hạn như : C000P ROM Error hoặc Video ROM. Khi gặp lỗi như vậy thường thì quá trình khởi động sẽ treo máy.
Sau khi hệ thống đã hiển thị sẵn sàng. BIOS của hệ thống sẽ rà tìm trong bộ nhớ từ địa chỉ C800:0000h cho tới địa chỉ DF80:0000h, từng khoảng tăng 2KB một, để xem có thể có ROM nào khác trên các card điều hợp khác trong hệ thống hay không. Nếu những ROM nào khác được tìm thấy, thì nội dung của chúng sẽ được kiểm tra rồi chạy. Khi mỗi ROM bổ sung này được thi hành, chúng sẽ trình bày các thông tin về nhà sản xuất và mã nhận diện phiên bản. Trong một số trường hợp có thể một ROM (hoặc bo mạch mở rộng) bổ sung làm thay đổi luôn một Routine có sẵn của ROM BIOS của máy.
Khi một ROM nào đó bị thất bại trong cuộc kiểm tra Checksum của nó, chúng ta sẽ thấy một thông báo lỗi, chẳng hạn như "XXXX ROM Error" XXXX cho biết địa chỉ phân đoạn (segnemt address) của nơi phát hiện ROM có lỗi. Nếu phát hiện một ROM có lỗi, thường thì việc khởi động của hệ thống cũng dừng lại luôn.