Hệ vào/ra cơ sở (BIOS)

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 67 - 68)

4. Giải quyết hỏng hóc Chipset

2.1. Hệ vào/ra cơ sở (BIOS)

BIOS (Basic Input/Output System) là một tập hợp trình sơ cấp để hướng dẫn các hoạt động cơ bản của máy bao gồm cả thủ tục khởi động và việc quản lý các tín hiệu vào từ bàn phím. BIOS được nạp cố định trong một chip đọc (ROM) lắp trên board mẹ. Khi bắt đầu mở máy (khởi động nguội - cold boot) hoặc khởi động lại (khởi động nóng - warm boot) bằng nút restart hay tổ hợp phím Ctrl + Alt + Del, các chương trình sơ cấp này sẽ được đưa vào máy tính để thực hiện quá trình tự kiểm tra khi mở máy (POST- Power On Self Test) và kiểm tra bộ nhớ (memory check). Nếu phát hiện được một trục trặc bất kỳ nào trong các bộ phận máy, bàn phím hay ổ điã, thông báo lỗi sẽ xuất hiện trên màn hình. Còn nếu các phép thử chẩn đoán này không phát hiện bất thường nào thì BIOS sẽ hướng dẫn tìm kiếm hệ điều hành của máy tính.

Một chức năng khác của BIOS là cung cấp chương trình cài đặt (setup program), đó là một chương trình dựa vào trình đơn để ta tự chọn các thông số cấu hình hệ thống cơ bản như ngày giờ hệ thống, cấu hình ổ điã, kích cỡ bộ nhớ, thông số cache, shadow ROM, và trình tự khởi động kể cả mật khẩu. Một số BIOS còn có khả năng cài đặt tiên tiến (advanced setup options) cho phép lựa chọn thông số cài đặt đối với cổng, các giao diện điã cứng, các thiết lập ngắt PCI, các trạng thái đợi và nhiều thông số khác. Các thông số tự chọn mang tính sống còn này sẽ được giữ lại trong chip CMOS thuộc BIOS, không bị mất thông tin khi tắt máy vì được nuôi bằng pin. CMOS còn chứa mạch đồng hồ thời gian thực (real -time clock).

Chương trình sơ cấp nạp trong chip BIOS do nhà máy chế tạo sẵn (còn gọi là firmware mà có nhiều người dịch là phần sụn), không thể thay đổi được. Người ta

đang dùng rộng rãi loại flash BIOS, một chip có thể lập trình lại, dùng để lưu giữ hệ vào/ra cơ sở, có ưu điểm là dễ cập nhật. Khi phát hiện có lỗi hãng máy tính sẽ gửi cho ta một điã chứa hệ BIOS mới cùng với một chương trình cập nhật. Sau khi cho chạy chương trình này, chip của ta sẽ được nạp lại BIOS mới không lỗi, không phải gửi máy tính lại cho hãng để thay ROM khác. Trong máy XT, dùng các chuyển mạch Dip (dip switch) để báo cho BIOS ROM biết có những phần cứng nào trong hệ thống.

Trong các máy 286 trở lên, dùng chương trình setup CMOS để ghi các thông tin cài đặt phần cứng vào CMOS. CMOS sẽ theo dõi các thông tin về bộ nhớ, số lượng và chủng loại ổ đĩa, loại màn hình, có bộ xử lý toán hay không, ngày giờ.

Các máy tính EISA dùng 1 thủ tục cài đặt ECU (EISA Configuration Utilities) để cài đặt những thông tin về các card EISA được cài đặt trong hệ thống.

Gần đây Microsoft hỗ trợ cho một tiêu chuẩn mới là Plug and Play (cắm vào là chạy). Nếu được tuân thủ hoàn toàn, người sử dụng có thể bổ sung thêm card mở rộng mà không phải lo lắng gì về vấn đề cài đặt phiền phức và các tranh chấp cổng xảy ra. Để tương hợp với Plug and Play, máy tính phải có một hệ điều hành tương hợp (Windows 95), một BIOS tương hợp (PnP BIOS), và các card điều hợp tương hợp với chuẩn đó. Mặc dù Windows 95 có nhiều khả năng chạy Plug and Play mà không cần PnP BIOS, nhưng vẫn nên dùng PnP BIOS vì nó sẽ tự động thiết lập trình tự khởi động và các chức năng khởi động quan trọng khác. Vì vậy, khi mua máy tính loại tương thích IBM ta nên tìm loại phù hợp với Windows 95. Điều này có nghĩa (trong nhiều ý nghĩa khác) hệ thống máy của ta sẽ tương hợp hoàn toàn với đặc trưng Plug and Play của Intel.

Một phần của tài liệu Giáo trình sửa chữa máy tính (nghề kỹ thuật lắp ráp và sửa chữa máy tính) trình độ cao đẳng nghề (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)