Mục tiêu:
- Nhận biết được các trục trặc thường gây ra tai họa cho các thiết bị nhớ - Tìm được cách giải quyết các lỗi gây ra cho các thiết bị nhớ
Các IC nhớ được gắn trên các bộ nhớ dù có tin cậy đến đâu cũng có thể gây ra những lỗi cho bộ nhớ. Một sự phóng tĩnh điện tình cờ nào đó do không lắp đặt đúng, một cấu hình đơn giản, những trục trặc của hệ điều hành và cả những hỏng hóc vì cũ kỹ và chế tạo không tốt cũng có thể gây ra những trục trặc bộ nhớ. Mục này khảo sát các trục trặc thường gây ra tai hoạ cho các thiết bị nhớ và đề ra cách giải quyết các lỗi đó:
+ Thiết bị kiểm tra bộ nhớ + Sửa chữa các đế cắm bộ nhớ + Các điểm tiếp xúc bị ăn mòn + Các lỗi kiểm tra tính chẵn lẽ + Một số lỗi thường gặp
+ Giải quyết sự cố với trình quản lý bộ nhớ:
Giải quyết sự cố QEMM
Giải quyết trục trặc HIMEM/EMM386
Giải quyết trục trặc của 386MAX
B. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP
Câu 1: Mô tả cấu trúc của bộ nhớ?
Câu 2: Trình bày tổ chức bộ nhớ trong hệ thống máy PC? Câu 3: Trình bày các phương pháp lắp đặt bộ nhớ trong máy? Câu 4: Trình bày cách giải quyết sự cố bộ nhớ?
Câu 5: Tại sao trong hệ vi xử lý 8088 những địa chỉ từ 00000h được dành cho RAM và địa chỉ từ FFFF0h được dành cho ROM hoặc EPROM?
Câu 6: RAM là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Vậy nếu hỏng một mắt xích (một phần nhỏ) nghĩa là một ô nhớ bất kỳ thì có còn hoạt động không? Bộ xử lý Pentium II có thể remark được không?
Hướng dẫn trả lời:
- Bộ nhớ máy tính là một dãy nhiều ô nhớ, mỗi ô nhớ được truy xuất độc lập thông qua đĩa chỉ của nó, thường mỗi ô nhớ chứa 1 buyte.
- Bộ nhớ được xây dựng từ nhiều loại khác nhau như ROM, RAM, các thanh ghi của các thiết bị I/O..
- RAM là loại bộ nhớ mà từng ô nhớ của nó có thể được đọc hay ghi theo nhu cầu của người dùng. Nếu một ô nhớ nào đó bị hư thì mức độ ảnh hưởng của nó đến hoạt động của máy tính sẽ phụ thuộc vào ô nhớ này có đang được dùng không và nó chứa lệnh hay dữ liệu.
- Trong thực tế, nếu một thanh RAM nào đó có một ô nhớ bị hỏng thì hầu như không thể dùng được nưa vì sớm muộn gì hệ thống và chương trình sẽ dùng ô nhớ này, nhất là khi chạy Windows, môi trường cần rất nhiều bộ nhớ.
- Việc “remark” CPU chủ yếu là thử “overclock” nó(ép chạy tốc độ cao hơn). Nếu “chạy được” thì họ xóa thông số cũ ghi trên chíp và in lại tốc độ mới để bán được với giá cao. Vậy bất kỳ CPU nào cũng có thể bị remark, Pentium II cũng không ngoại lệ, tuy nhiên việc remark CPU chỉ có thể nâng tốc độ CPU lên tối đa khoảng 20%.
Câu 7: Bật nguồn máy tính thấy có tiếng Bíp...Bíp...Bíp...có những tiếng Bíp dài ở trong máy phát ra, không có gì trên màn hình ?
Hướng dẫn cách khắc phục:
+ Nguyên nhân : - Máy bị lỗi RAM
=> Lỗi RAM thường phát ra những tiếng Bíp... dài liên tục . - Máy bị hỏng Card Video
=> Hỏng Card Video thường phát ra một tiếng Bíp...dài và ba tiếng Bip Bip Bip ngắn .
+ Kiểm tra & Sửa chữa :
- Nếu máy có những tiếng Bíp...Bíp...Bíp... dài liên tục thì thông thường do lỗi RAM, hãy tháo RAM ra khỏi Mainboard , dùng dầu RP7 làm vệ sinh sạch sẽ chân tiếp xúc trên RAM và khe cắm sau đó gắn vào và thử lại .
Vệ sinh sạch khe cắm RAM bằng dầu RP7 hoặc bằng xăng
Vệ sinh sạch chân RAM cho khả năng tiếp xúc tốt nhất
- Nếu không được thì hãy thay một thanh RAM mới rồi thử lại
- Nếu máy có một tiếng Bíp dài và nhiều tiếng bíp ngắn thì thông thường là do lỗi Card Video .
=> Hãy vệ sinh chân Card Video và khe cắm Card Video tương tự chân RAM .
Vệ sinh khe cắm AGP
Vệ sinh chân cắm Card video
BÀI 7: THIẾT BỊ LƯU TRỮ Mã bài: MĐ23-08
Giới thiệu
Các bit dữ liệu của máy vi tính được biểu diễn dưới dạng nhị phân, được lưu trữ bằng cách từ hoá lớp từ (oxit sắt từ) trên mặt đĩa hay băng từ theo một dạng thức nhất định nhằm mô tả dữ liệu (thông tin là một chuổi các phần tử nhiễm từ, trạng thái bit được lưu trữ theo hướng của từng phần tử). Dạng thức từ tính sau đó có thể đọc và chuyển ngược thành các bit chính xác như ban đầu.
Nội dung của bài gồm: - Các nguyên tắc lưu trữ - Lưu trữ đĩa mềm - Lưu trữ đĩa cứng - Lưu trữ quang học
- Các thiết bị lưu trữ tháo lắp được - Cài đặt và cấu hình ổ đĩa
Mục tiêu:
- Nắm được các thiết bị lưu trữ
- Hiểu được nguyên lý làm việc của thiết bị lưu trữ
- Hiểu được các nguyên nhân và cách khắc phục các lỗi thường gặp của thiết bị lưu trữ.
- Phân biệt cách lưu trữ từ và quang
- Trình bày cấu tạo của các thiết bị lưu trữ
- Đề ra giải pháp khắc phục các sự cố của thiết bị lưu trữ
- Tính cẩn thận, chính xác, suy luận hợp logic.
Nội dung chính A. LÝ THUYẾT